Facebook vừa thông báo Chris Cox, Giám đốc sản phẩm, và Chris Daniels, người phụ trách ứng dụng nhắn tin WhatsApp sẽ rời công ty. Cổ phiếu Facebook giảm khoảng 2% sau khi tin tức được công bố.
Trong thông báo, Mark Zuckerberg, đồng sáng lập kiêm CEO Facebook, bày tỏ nỗi buồn khi đánh mất hai con người tài năng nhưng nói đây là cơ hội cho các lãnh đạo tuyệt vời khác đảm nhận vị trí mới và vai trò lớn hơn.
Chris Cox là nhân vật lâu năm tại Facebook và là cánh tay phải của Zuckerberg. Anh gia nhập Facebook năm 2005, không lâu sau khi mạng xã hội ra đời, và giúp phát triển News Feed. Trong cuộc tái cơ cấu năm 2018, anh được giao chịu trách nhiệm về “gia đình ứng dụng” Facebook, bao gồm Instagram, WhatsApp và Messenger.
" alt=""/>Facebook cùng lúc mất hai “tướng” quan trọngSự tăng trưởng của Bitcoin vào năm ngoái đã đem lại sự gia tăng về nhu cầu điện để sử dụng cho các máy tính khai thác mỏ tiền mã hoá. Khoảng 3/4 số máy đào tiền này thuộc về Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ điện lớn nhất thế giới. Quốc gia này đang tìm cách ngăn cản việc đào tiền mã hoá, do có một sự gia tăng tiêu thụ điện ở một số tỉnh.
"Việc khai thác mỏ Bitcoin theo giá hiện tại sẽ có thể đem lại lợi nhuận, bất chấp bất kỳ chính sách giá điện nào ở Trung Quốc," ông Lu cho hay.
Việc sử dụng điện cho việc đào tiền mã hoá đang phải đối mặt với sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn, đặc biệt ở Trung Quốc, và điều này khiến nhiều thợ đào mà đang lợi dụng giá điện rẻ phải lo lắng. Các giao dịch tiền mã hoá đòi hỏi những mạng lưới máy tính tiêu thụ nhiều điện năng. Lượng điện tiêu thụ của ngành này tương đương với lượng tiêu thụ của 3,4 triệu hộ gia đình Mỹ, theo Digiconomist Bitcoin Consumption Index. Trung Quốc đang có kế hoạch hạn chế sử dụng điện của các thợ mỏ, và có vẻ thợ mỏ đang tìm các giải pháp khác.
Gia tăng nhu cầu
Nhu cầu điện cho việc khai thác bitcoin đã tăng lên khoảng 20,5 terawwatt/giờ vào cuối năm 2017, theo BNEF. Con số này tương đương với hơn một nửa số điện sử dụng hàng năm bởi BHP Billiton Ltd., nhà khai thác mỏ truyền thống lớn nhất thế giới; và tương đương với 1 phần 10 lượng điện cung cấp cho Nam Phi.
Ở Trung Quốc, các thợ mỏ đã sử dụng 15,4 terawatt giờ, và đó chỉ là một con số nhỏ trong ngành công nghiệp điện của quốc gia này. Theo báo cáo, kể cả khi Trung Quốc bao trọn cộng đồng thợ mỏ bitcoin lớn nhất thế giới, thì họ cũng chỉ sử dụng 0,2% sản lượng điện hàng năm của quốc gia này.
Ông Lu cho biết, rất khó để đoán trước được lượng điện cần thiết để đào bitcoin trong tương lai, và nó sẽ phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của các máy tính chạy được các phép tính phức tạp cần thiết cho việc khai thác mỏ, và số lượng máy tính sẽ cần được dùng trong quá trình này. Các thợ mỏ kiếm được bitcoin bằng cách thực hiện các phép tính phức tạp cần thiết để xác nhận các giao dịch bằng đồng tiền mã hoá.
Trong khi khai thác mỏ sẽ đem lại lợi nhuận với mức giá điện quy định cao nhất là 0,13 USD/ kWh tại Trung Quốc, nhiều công ty có thể lợi dụng tình trạng thừa năng suất trong ngành sản xuất điện để thương lượng với mức giá thấp hơn, ở mức chỉ 0,03 USD. Theo ông Lu, các thợ mỏ có thể hoàn vốn ở mức giá 3,869 USD với giá điện này.
Và nếu Trung Quốc thực hiện tốt kế hoạch hạn chế sử dụng năng lượng của các thợ mỏ, các thợ mỏ có thể dễ dàng di chuyển đến các khu vực mới, ông Lu cho hay. Các máy tính sử dụng trong việc khai thác tiền mã hoá sẽ không được sử dụng quá hai năm, và các thiết bị liên quan thì tương đối rẻ.
Ông Lu viết: "Các mối đe doạ đến sự bền vững của mạng lưới bitcoin toàn cầu có thể không mạnh mẽ đến như vậy."
Theo GenK
" alt=""/>Chuyện lạ có thật: dù Bitcoin có mất giá đến một nửa, thợ đào tiền mã hoá Trung Quốc có lợi nhuận![]() |
Từ trái qua: Galaxy S10, Galaxy S10+ và Galaxy S10e - Ảnh: Digital Trend |
Thế Giới Di Động, kênh bán chiếm thị phần lớn nhất hiện nay ở cả online lẫn tại cửa hàng, không bán Galaxy S10e. Ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng viễn thông di động của chuỗi này, nói với ICTnews cho biết giá chiếc máy khá cao, và Samsung cũng không chú trọng mẫu này nên Thế Giới Di Động không bán.
Samsung giới thiệu các máy Galaxy S10 trên toàn cầu hôm 21/3, tuy nhiên các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã cho đặt hàng S10 và S10+ ngay từ trước đó 10 ngày. Rất nhiều hệ thống bán lẻ lớn nhỏ tặng quà trị giá khoảng 7 triệu đồng cho khách đặt mua trước S10 và S10+, không nhắc tới S10e.
S10e được mở bán tại Việt Nam vào ngày 8/3, cùng lúc với S10+ và S10, nhưng không có chương trình đặt hàng trước cho máy và ít thấy chiếc máy xuất hiện trên các chương trình quảng bá của Samsung.
Đại diện hệ thống CellphoneS cho biết Samsung phân bổ khá ít Galaxy S10e cho đại lý. CellphoneS có khoảng 200 máy và lượng khách đặt trước khoảng 100 người cho đến hôm 14/3, ngày S10e được giao.
S10e có số lượng ít nên đại lý và hãng không làm truyền thông mạnh như bộ đôi S10, S10+ vốn “cháy hàng” - đại diện CellphoneS nói.
Dù vậy, nói với ICTnews, FPT Shop cho biết từ khi mở bán S10e, mỗi ngày hệ thống này bán ra khoảng 50 chiếc.
" alt=""/>Galaxy S10e bán nhỏ giọt tại Việt Nam