Hồi mới cưới, lương của cả hai còn thấp. Tôi không đòi anh đưa cho vợ bao nhiêu tiền mỗi tháng. Khi chưa có con, chi phí của 2 vợ chồng không nhiều. Phần lớn tôi tự lấy tiền lương của mình để chi trả sinh hoạt. Anh đưa tôi 2 - 3 triệu đồng/tháng.
Dần dần, 2 vợ chồng thu nhập cao hơn. Hiện tại, lương tôi là 15 triệu đồng/tháng, chồng tôi 25-30 triệu. Anh chỉ đưa cho tôi mỗi tháng 8 triệu đồng.
Tuy nhiên, bây giờ, chi tiêu không còn như cách đây 7 năm nữa. Riêng tiền học phí mầm non của con gái đã 6 triệu đồng, gần như hết số tiền chồng đưa. Ngoài ra, còn bao nhiêu chi phí sinh hoạt: Ăn uống, điện nước, nội ngoại, ốm đau...
Tháng nào tôi cũng tiêu hết sạch số lương của mình. Có những tháng hết tiền, tôi nói anh đưa thêm. Anh cũng đưa đôi ba triệu nhưng thái độ khó chịu ra mặt.
Không những thế, anh gần như không đỡ đần vợ việc nhà. Tôi làm cho công ty quy mô gia đình, nên mọi thứ cũng dễ chịu hơn, khoảng 4 rưỡi chiều đã có thể về. Anh vin vào cớ đó để mặc định tôi là người đi chợ búa, lo cơm nước, con cái.
Anh về đến nhà chỉ việc tắm rửa, ăn cơm. Ăn xong, tôi lại lúi húi dọn dẹp, chơi với con đến lúc đi ngủ. Hôm nào tôi có việc về muộn, là y như rằng anh nấu mì tôm hoặc dắt con ra ngoài ăn. Lúc tôi về, anh mặt nặng mày nhẹ.
Đỉnh điểm, có lần tôi ốm, đón con về xong, tôi nằm vật ra giường, không cơm nước gì. Tôi nhắn anh mua gì về cả nhà cùng ăn. Anh xách 3 hộp cơm về, lấy cho con và anh ăn. Hộp còn lại anh để chỏng chơ ở bàn, chẳng hỏi han vợ lấy một câu.
Thấy vợ không ra ăn cơm, anh cũng mặc kệ, chẳng hỏi vợ ăn cơm hay ăn cháo. Hộp cơm vẫn nguyên si một chỗ cho tới sáng hôm sau anh đi làm.
Tôi tủi thân đến phát khóc, chỉ biết tâm sự với đứa bạn thân. Nó cũng chỉ động viên rằng đàn ông hay vô tâm và bảo tôi không nên nghĩ nhiều. Nhưng tôi biết, hơn ai hết, tôi mới là người cảm nhận rõ nhất tình cảm của chồng.
Hằng ngày, chúng tôi gần như chẳng nói chuyện gì với nhau quá 2 phút. Điện thoại, tin nhắn cũng không có những lời lẽ ngọt ngào, yêu thương như nhà người ta. Mỗi lần vợ hỏi, anh chỉ trả lời cụt lủn, vô cảm.
Về đối nội, đối ngoại, tôi luôn cố gắng chu toàn cả hai bên. Từ khi về nhà chồng, tôi chưa từng làm mất lòng ai. Bố mẹ chồng chưa khen tôi trước mặt, nhưng qua lời kể của vài người, tôi biết ông bà rất tự hào khi có con dâu ngoan hiền.
Ngược lại, anh ứng xử với nhà ngoại rất tệ. Anh chưa từng chủ động gọi cho bố mẹ vợ hỏi thăm một lần nào, cả khi ông bà ốm hay nhà có công to việc lớn. Quà cáp, tiền nong biếu ông bà đều do tôi chuẩn bị và đưa bằng tiền của chính mình.
Có thể nhiều người sẽ nói do tính cách anh khô khan, vụng về. Nhưng không, tôi từng chứng kiến anh “chém gió” khi ngồi với bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là hàng xóm. Anh như trở thành người khác – tinh tế, hài hước, dí dỏm vô cùng.
Trước phụ nữ khác, anh luôn tỏ ra là người đàn ông ga-lăng và chu đáo. Ai cũng bảo tôi có phúc mới lấy được anh. Nhưng thực sự, tôi cảm thấy cuộc sống vợ chồng trôi qua thật nhạt nhẽo, vô vị.
Chưa kể, như chị em vẫn nói, đàn ông để tiền ở đâu thì tâm để ở đó. Tôi có cảm giác mình chỉ như một người vô hình trong cuộc sống của anh.
Tôi từng nghĩ cứ yên phận sống như vậy vì con cho đến hết đời. Nhưng dạo gần đây, tôi lại nghĩ mình mới hơn 30 tuổi, đến bao giờ mới hết đời mình. Cuộc hôn nhân này có đáng để tôi phải hi sinh? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Độc giả giấu tên
Riiid đã có sự hiện diện mạnh mẽ trong thị trường ứng dụng luyện thi bài kiểm tra tiếng Anh giao tiếp quốc tế (TOEIC) và bài đánh giá trình độ tiếng Anh trong kinh doanh tại châu Á.
Giờ đây, Riiid sắp tham gia thị trường luyện thi đánh giá năng lực chuẩn hóa xét tuyển đại học Mỹ (SAT) và bài thi xét tuyển đầu vào đại học tại Mỹ (ACT).
Trên thực tế, các hệ thống dạy học dựa trên máy tính xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1960, trình bày tài liệu theo từng đoạn ngắn, đặt câu hỏi cho học sinh và đưa ra phản hồi ngay lập tức về câu trả lời.
Đến những năm 1970 và 1980, các hệ thống dạy học bắt đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên quy tắc và lý thuyết nhận thức. Những cách tiếp cận này đã dẫn dắt học sinh từng bước giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở kiến thức chuyên môn.
Tuy vậy, hệ thống này đã thất bại vì không thể phát triển xa hơn, đồng thời việc lập trình chuyên môn rất tốn kém và nhàm chán.
Nghiên cứu những hạn chế của hệ thống này, ông Jang đã được bạn đại học giới thiệu về deep learning (học sâu), một hình thức hiệu quả hơn nhiều của AI, trong đó các thuật toán hoạt động với các mạng neuron nhân tạo để bắt chước khả năng tư duy và suy nghĩ của bộ não con người từ kho dữ liệu khổng lồ.
Ông Jang nhận thấy deep learning có thể áp dụng cho việc giảng dạy với các hệ thống truyền tải nội dung và có thể theo dõi phần thể hiện của học sinh.
Jang trở lại Hàn Quốc và thành lập Riiid, đồng thời hợp tác với một nhóm các nhà khoa học dữ liệu để phát triển một bộ AI các thuật toán theo dõi hiệu suất của học sinh, dự đoán điểm số và dự đoán thời điểm học sinh mất hứng thú hay sắp bỏ học.
Để thu thập dữ liệu cần thiết tinh chỉnh các thuật toán, Riiid đã ra mắt một ứng dụng luyện thi TOEIC có tên là Santa và nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng giáo dục bán chạy nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thông qua ứng dụng, Riiid đã tích lũy dữ liệu về các tương tác của sinh viên, xây dựng bộ dữ liệu giáo dục công cộng lớn nhất thế giới, được gọi là EdNet.
Hiện tại, công ty đang tập trung vào thị trường luyện thi toàn cầu trị giá 300 tỷ USD để thu thập dữ liệu, đồng thời, hợp tác với các công ty giáo dục ở nhiều nơi trên thế giới để phát triển các ứng dụng luyện thi.
Riiid đang giới thiệu một nền tảng luyện thi AI cung cấp cho kỳ thi tuyển sinh đại học SAT và ACT.
Bằng cách trả lời 30 câu hỏi, sinh viên sẽ nhận được bản phân tích về điểm yếu của mình và hướng dẫn về cách cải thiện, bao gồm tuyển tập các câu hỏi thực hành có liên quan do AI tuyển chọn.
Riiid cho biết mục đích là để học sinh luyện tập với ứng dụng và tham gia kỳ thi thực sự với sự tự tin nhất để đạt điểm số cuối cùng của mình.
'Việc giảng dạy, vì vậy, sẽ sớm không còn dựa trên phỏng đoán hay trực giác nữa mà dựa trên dữ liệu', ông Jang chia sẻ.
Bảo Huy (Theo The New York Times)
" alt=""/>Khi công cụ trí tuệ nhân tạo (A.I) đang thực hiện cuộc cách mạng trong giáo dục