Sự vắng mặt đáng chú ý ở đợt tập trung lần này là tiền đạo Văn Quyết và Công Phượng. Trường hợp của Văn Hậu chấn thương chưa hồi phục nên tiếp tục không có tên, trong khi Duy Mạnh mới bị đau đầu gối ở buổi tập gần đây cùng Hà Nội FC.
Với những gương mặt quen thuộc, nhiều ý kiến cho rằng HLV Kim Sang Sik sớm định hình bộ khung tuyển Việt Nam hướng tới AFF Cup 2024. Tuy nhiên, đây mới là giai đoạn bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch khu vực. Tuyển Việt Nam từng bước được điều chỉnh về nhân sự và lối chơi.
Việc HLV Kim Sang Sik chỉ triệu tập 26 cầu thủ là có lý do riêng của ông. Ngoài 2 thủ môn dự bị Văn Việt và Xuân Hoàng, nhiều khả năng các cầu thủ còn lại trong danh sách đều được chiến lược gia người Hàn Quốc tạo điều kiện cho ra sân thi đấu ở trận gặp Nga và Thái Lan.
Ở trận gặp Nga, tuyển Việt Nam khả năng chơi thiên về phòng ngự, tập trung chống bóng bổng và tìm kiếm cơ hội ghi bàn ở những pha phản công nhanh.
Trong khi đó, với Thái Lan, Quang Hải và các đồng đội có thể đá sòng phẳng, chơi đôi công. Đây là trận đấu mà tuyển Việt Nam có thể sử dụng đội hình tối ưu nhất.
Như vậy, những cầu thủ được đánh giá là “kép phụ” như Đức Chiến, Thành Chung, Hồng Duy, Hai Long, Văn Trường, Văn Tùng, Vĩ Hào, Thanh Bình… vẫn có cơ hội được thể hiện mình.
AFF Cup 2024 còn hơn 2 tháng nữa mới khởi tranh, vì thế HLV Kim Sang Sik đang xới tung lực lượng ở tuyển Việt Nam nhằm tìm ra bộ khung ưng ý nhất, thay vì sớm khoanh vùng dễ khiến các cầu thủ mất đi động lực.
Điều này cũng tạo nên tính cạnh tranh ở đội tuyển, và không phải cứ là trụ cột như Hùng Dũng, Hoàng Đức, Quang Hải, Tiến Linh… là luôn chắc chắn có một suất đá chính.
Hy vọng là khi được trao cơ hội, những cầu thủ ít được thi đấu sẽ có màn trình diễn tốt, ghi điểm với HLV trưởng. Ở chiều hướng ngược lại, nếu không đạt yêu cầu, tất cả phải nỗ lực nhiều hơn nữa để không bị loại khỏi tuyển Việt Nam.
Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ bị kết án diệt chủng
Mọi chuyện bắt nguồn từ một đoạn video được đăng tải trên Twitter, có nội dung ghi lại cảnh Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Juncker đang kết thúc một cuộc họp báo với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ở Brussels, Bỉ.
Trong đoạn video, khi ông Juncker rời bục phát biểu để tiến sát ra mép sân khấu, chiếc giày bên trái của ông dường như màu đen trong khi chiếc giày bên phải lại là màu nâu. Đáng chú ý, một nữ trợ lý lúc đó có vẻ đang cúi thấp nhìn xuống đôi giày của lãnh đạo EC trước khi rút vào trong.
Ngay sau khi đoạn video lan truyền trên mạng, nhiều người dùng Twitter quả quyết, ông Juncker đã đi nhầm giày vì say rượu. Trong khi đó, một số khác lại bênh vực Chủ tịch EC và nói đây chỉ là hiểu lầm do khúc xạ ánh sáng. Vài ý kiến bình luận, sự cố với ông Juncker phản ánh tình trạng hiện thời của EU.
![]() |
Đôi giày ông Juncker (bìa phải) đang đi không có gì bất thường tại cuộc gặp giữa ông với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. Ảnh: Reuters |
Bản thân ông Juncker và giới chức EU chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào về vụ việc đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, trong một bức ảnh chụp chính thức trước hoặc sau cuộc họp báo, do EU công bố, hai chiếc giày của ông Juncker có cùng tông màu đen.
Theo báo RT, đây không phải là lần đầu tiên ông Juncker, 63 tuổi lâm vào tình huống "đỏ mặt". Vài năm trở lại đây, ông từng bị bắt quả tang đi đứng loạng choạng, giẫm vào chân các lãnh đạo thế giới hoặc chào đón họ bằng cái tát yêu vào mặt hay các nụ hôn.
Tuấn Anh
Cả thị trấn Paradise hoang tàn, đổ nát như vừa trải qua ngày tận thế trong lúc vụ cháy rừng lịch sử vẫn tiếp tục hoành hành tại bang California, miền tây Mỹ.
" alt=""/>Tranh cãi vụ lãnh đạo EU đi nhầm giày tại họp báo