Ca khúc "Nụ hôn đánh rơi" của nhạc sĩ Đức Trí viết riêng cho bộ phim "Tháng năm rực rỡ" do Hoàng Yến Chibi vừa tung MV đốn tim người yêu nhạc.
Ca khúc "Nụ hôn đánh rơi" của nhạc sĩ Đức Trí viết riêng cho bộ phim "Tháng năm rực rỡ" do Hoàng Yến Chibi vừa tung MV đốn tim người yêu nhạc.
Các kiểu Nhật thực trên thế giới
Khám phá vòng ngoài Hệ mặt trời
Vùng bức xạ và vùng đối lưu trong Hệ mặt trời là gì?
Cả hai vệ tinh của Sao Hỏa được Asaph Hall phát hiện năm 1877, được đặt tên theo các nhân vật Phobos (nỗi sợ) và Deimos (khủng bố/cái chết), trong thần thoại Hy Lạp, những người hộ tống cha của họ là Ares (còn gọi là Mars ở Roman), thần chiến tranh, trong cuộc chiến.
Hall đã phát hiện ra Deimos ngày 12 tháng 8 năm 1877 và Phobos ngày 18 tháng 8, 1877, ở Đài thiên văn Hải quân Hoa Kỳ tại Washington, D.C. Vào lúc đó, ông đang tìm kiếm các vệ tinh Sao Hoả có chủ đích. Hall đã từng quan sát thấy một vệ tinh của Sao Hoả và ngày 10 tháng 8, nhưng vì thời tiết xấu, ông không thể xác nhận chính xác chúng mãi cho đến sau này.
Trường hợp nếu nhìn từ bề mặt của Sao Hỏa tại gần đường xích đạo của nó, toàn bộ vệ tinh Phobos nhìn bằng một phần ba độ lớn của Trăng tròn khi nhìn từ Trái Đất. Phobos có đường kính góc từ 8.5' (lúc mọc) đến 12' (trên đỉnh đầu). Photos nhìn nhỏ hơn khi một người quan sát đứng cách xa đường xích đạo của Sao Hỏa, và hoàn toàn không thể nhìn thấy nó (Phobos ở phía dưới đường chân trời) nếu đứng ở phần mũ băng ở cực của Sao Hỏa.
Deimos thì nhìn có vẻ giống như một ngôi sao sáng hoặc một hành tinh nếu nhìn từ bề mặt của Sao Hỏa, nó chỉ hơi lớn hơn Sao Kim một chút nếu nhìn Sao Kim từ Trái Đất; nó có đường kính góc vào khoảng 2'. Trong khi đó đường kính góc của Mặt Trời nếu nhìn từ Sao Hỏa là 21'. Do vậy sẽ không có hiện tượng nhật thực trên Sao Hỏa, do các mặt trăng của nó quá nhỏ để có thể che khuất được Mặt Trời. Mặt khác, nguyệt thực toàn phần của Phobos lại rất hay xảy ra, và hầu hết diễn ra vào ban đêm.
Theo Wikipedia, chuyển động của Phobos và Deimos trông rất khác so với chuyển động của Mặt Trăng. Phobos nhanh chóng mọc lên ở phía tây, lặn ở phía đông, và mọc lại một lần nữa chỉ sau mười một giờ, trong khi đó Deimos, chỉ nằm hơi bên ngoài của một quỹ đạo đồng bộ, chờ đợi nó mọc lên ở phía đông nhưng lại rất chậm. Mặc dù chu kì quỹ đạo của nó là 30 giờ, nó phải mất tới 2,7 ngày để lặn ở đằng tây khi nó hạ chậm dần xuống do sự quay của Sao Hỏa, và phải đợi lâu nữa nó mới mọc trở lại.
Cả hai mặt trăng bị khóa thủy triều, luôn luôn quay một mặt hướng về Sao Hỏa. Vì sự di chuyển của Phobos trên quỹ đạo nhanh hơn tốc độ tự quay của Sao Hỏa, lực thủy triều là chậm hơn nhưng giảm dần ổn định theo bán kính quỹ đạo của Phobos. Trong tương lai, tại một số điểm khi nó tiếp cận đến gần Sao Hỏa (xem giới hạn Roche), Phobos sẽ bị phá vỡ ra do lực thủy triều.
Có một vài dải hố thiên thạch ở trên bề mặt Sao Hỏa, nghiêng xa dần từ đường xích đạo thì tuổi của các hố thiên thạch càng lớn hơn, cho thấy có khả năng một vài mặt trăng nhỏ đã trải qua giai đoạn bị phá hủy giống như Phobos sẽ phải trải qua, và cũng vì thế mà toàn bộ lớp vỏ Sao Hỏa bị dịch chuyển giữa các sự kiện này. Deimos, mặt khác nó lại ở quá xa vì vậy mà quỹ đạo của nó đang bị đẩy ra xa dần, giống như trường hợp của Mặt Trăng của chúng ta.
Ngày nay, các cuộc tìm kiếm về các vệ tinh khác của Sao Hỏa cũng đang được tiến hành. Tuy nhiên, không có một vệ tinh mới nào được tìm thấy.
Sao Thủy có bầu khí quyển rất mong manh và rất khác nhau chứa hydro, heli, ôxy, natri, canxi, kali và hơi nước.
" alt=""/>Khám phá hai vệ tinh tự nhiên của Sao HỏaNhà văn hóa Phạm Quỳnh sinh ngày 30.1.1893 tại Hà Nội, mất ngày 6.9.1945 tại Huế. Ông người đi tiên phong trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt, thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp để viết lý luận, nghiên cứu.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã nhận giải cho ba mình, trong diễn từ nhận giải những đóng góp của nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã được ông điểm lại.
![]() |
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh (Ảnh tư liệu báo Một thế giới) |
Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, từ ngày mất, gần như Phạm Quỳnh “biến mất” trên trường chữ nghĩa, trừ một trường hợp là nhà văn Nguyễn Công Hoan cho ra mắt tác phẩm Đời viết văn của tôi, trong đó dành hai trang viết rõ sáng tác truyện ngắn nổi tiếng Kép Tư Bền, chỉ vì thương Phạm Quỳnh. Đến năm 1996, tác phẩm này được NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản và giữ nguyên văn phần nói về nhà văn viết Kép Tư Bền chỉ vì thương Phạm Quỳnh.
Bắt đầu từ những năm sau 2000, nhà văn hóa Phạm Quỳnh được nhắc nhiều trên báo chí và xuất bản. Năm 2003 và 2004 sách Phạm Quỳnh – Luận giải văn học và triết học, Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh, Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh được xuất bản...
Đến năm 2005, bài Phạm Quỳnh chủ bút báo Nam Phong của Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam được đăn trên nhiều tạp chí. Còn nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn viết bài bài Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
"Nhưng năm 2006 mới là năm đáng chú ý về hiện tượng Phạm Quỳnh xuất hiện trở lại trên xuất bản và báo chí" - nhạc sĩ Phạm Tuyên nói.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhận giải nhận giải Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại cho nhà văn hóa Phạm Quỳnh. |
Đầu năm cuốn Thượng Chi văn tập của Phạm Quỳnh được tái bản chính thức được bán và quảng bá tại Hội sách thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều báo chí cũng đưa bài về ông như Phạm Quỳnh- người nặng lòng với nước, Người nặng lòng với nước, Phạm Quỳnh- người nặng lòng với nhà, Phạm Quỳnh- người nặng lòng với tiếng ta.
Cuối năm 2007, NXB Tri Thức cho ra mắt Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 – Essais 1922-1932. Việc xuất bản tác phẩm này cũng như bộ ba tập Du ký Việt Nam, khiến năm 2007 có nhiều cuộc thảo luận về Phạm Quỳnh.
Năm 2011 cuốn sách gồm những bài viết cuối đời của Phạm Quỳnh, bao gồm 11 bài tạp văn và 51 bản ông dịch thơ Đỗ Phủ lấy tên chung là Hoa Đường tùy bút được xuất bản.
“Chúng tôi nghĩ sở dĩ có sự trở lại ngoạn mục của Phạm Quỳnh trên sách báo một phần lớn là do trong Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2003, tập 3 đã có mục Phạm Quỳnh, Nam Phong và có cả mục Pháp Việt đề huề với lời lẽ khá đúng mực, cởi mở hơn trước. Năm 2004, Từ Điển Văn Học (bộ mới) đã có mục Phạm Quỳnh do Nguyễn Huệ Chi viết và mục Nhóm Nam Phong do Phương Chi viết”.
Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, ngoài những tác phẩm của nhà văn hóa Phạm Quỳnh được tái bản hoặc xuất bản lần đầu, những bài viết đánh giá con người và sự nghiệp của ông công bằng hơn trước, còn có việc xuất hiện cả những sách viết về ông như Phạm Quỳnh, con người và thời gian, Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh, một góc nhìn…
"Như thế là giờ đây, Phạm Quỳnh con người suốt đời trung với nước, hiếu với dân, mặc dù có số phận oan nghiệt đã có thể ngậm cười nơi chín suối. Tâm nguyện của ông đã được thực hiện. Những đóng góp của ông ngày càng được nhìn nhận công bằng hơn. Đối với con cháu Cụ Phạm thì đây là một niềm tự hào lớn và là một sự ghi nhận của xã hội về sự đóng góp của Cụ cho nền văn hóa Việt Nam”- nhạc sĩ Phạm Tuyên xúc động.
Lễ trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ XI cũng trao Giải vì Sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục cho nhóm dịch sách Nhất Nghệ Tinh vì đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục công kỹ nghệ; Nhạc sĩ Dương Thụ vì đóng góp đặc sắc quảng bá văn hóa và tri thức tinh hoa.
Giải Nghiên cứu cho nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng vì những công trình đặc sắc nghiên cứu văn hóa dân gian và nhà nghiên cứu Lữ Phương vì những công trình nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa Marx.
Giải Dịch thuật cho dịch giả Nguyễn Tùng vì những công trình dịch thuật đặc sắc về nhân học.
Riêng Giải Việt Nam học cho hai nhà nghiên cứu nước ngoài là nhà nghiên cứu Daniel Hémery và Pierre Brocheux vì thành tựu đặc sắc về Việt Nam học.
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh mang tên nhà văn hóa Phan Châu Trinh được thành lập với sứ mệnh “Góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21”. Quỹ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, do một nhóm các trí thức tâm huyết với văn hóa của đất nước thành lập.
Việc trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh hàng năm là một trong những hoạt động văn hóa quan trọng của Quỹ, nhằm vinh danh các cá nhân xuất sắc đã và đang có những nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp canh tân Văn hoá và Giáo dục Việt Nam.
Lê Huyền
" alt=""/>Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm QuỳnhSáng ngày 13.3, Bộ GD-ĐT phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ bế mạc và trao giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018 khu vực phía Bắc.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao tặng các dự án đạt giải nhất |
Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2017-2018 khu vực phía Bắc đã quy tụ 249 dự án thuộc 22 lĩnh vực với sự tham gia của 475 học sinh đến từ 34 tỉnh, thành phố. Đây là năm có số dự án thi thi cao nhất từ trước tới nay.
Ban tổ chức đã trao 124 giải cho các dự án xuất sắc nhất, trong đó có 13 giải Nhất, 26 giải Nhì, 38 giải Ba và 47 giải Tư.
Theo bảng xếp hạng, Hà Nội dẫn đầu toàn đoàn cả về tổng số giải thưởng và số giải Nhất (3 giải Nhất, 8 giải Nhì, 6 giải Ba, 8 giải Tư). Đặc biệt, trong đó Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ giành được cú đúp giải Nhất.
Xếp vị trí thứ hai là Nghệ An với 9 giải (2 giải Nhất, 2 giải Ba, 5 giải Tư). Hải Phòng xếp thứ ba với 7 giải.
13 giải Nhất năm nay như sau: Ở lĩnh vực Phần mềm hệ thống là dự án Nghiên cứu kỹ thuật phát hiện mã độc dựa trên thuật toán sinh tên miền sử dụng phương pháp học máy của học sinh Trường THPT Khoa học Tự nhiên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
Lĩnh vực Robot và máy thông minh có 2 sản phẩm là: Robot thí nghiệm hoá học (Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình) và Cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật sử dụng cảm biến EMG (Trường THPT Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Lĩnh vực Hoá sinh, Hoá học gồm: Nghiên cứu phát triển liệu pháp thực khuẩn thể nhằm thay thế kháng sinh trong điều trị vi khuẩn tụ cầu vàng (Trường THPT Trần Phú, TP Hải Phòng) và Nghiên cứu, thiết kế cảm biến pH huỳnh quang dựa trên phức chất của Eu(III) (Trường THPT thuộc ĐH Sư phạm Hà Nội).
Lĩnh vực Y sinh và khoa học sức khoẻ gồm: Nghiên cứu nồng độ các chất trung gian dẫn truyền thần kinh hệ Dopaminergic, Serotonergic trong nước tiểu và mối liên quan với biến đổi hành vi người nghiện game (Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, TP Hà Nội) và Nghiên cứu khả năng bảo vệ gan và kháng thể ung thư của dịch chiết chùm ngây (Trường THPT Chu Văn An, TP Hà Nội).
Lĩnh vực Kĩ thuật môi trường: Nghiên cứu chế tạo chế phẩm sinh học bio-cleaner-na và thử nghiệm xử lý môi trường nhà vệ sinh trong trường học (Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, tỉnh Nghệ An) và Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý khí thải chống ô nhiễm môi trường (Trường THPT Nguyễn Tất Thành, ĐH Sư phạm Hà Nội).
Lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi: Học sinh Thủ đô với việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hoá khu Phố cổ (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, TP Hà Nội) và SAC – Người bạn đồng hành của trẻ tự kỷ (Trường THPT Trần Phú, TP Hải Phòng).
Lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí: Chế tạo xe lăn leo cầu thang điều khiển bằng cử chỉ của đầu, giọng nói và điện thoại thông minh (Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) và Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thuỷ lực bởi năng lượng sóng biển (Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An).
Bên cạnh đó, 105 dự án được nhận giải thưởng đặc biệt do các tổ chức, các trường đại học, đơn vị doanh nghiệp trao tặng. Nhiều học sinh nhận được học bổng và được tuyển thẳng vào các trường đại học.
Phát biểu tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đánh giá cao sự nỗ lực của các em học sinh, các thầy cô và các địa phương để tạo nên những sản phẩm khoa học kỹ thuật ấn tượng.
Thứ trưởng cũng mong muốn, các học sinh sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê khoa học, tiếp tục học tập, rèn luyện để có thể trở thành các nhà khoa học đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Sau cuộc thi tại khu vực phía Bắc, cuộc thi phía Nam diễn ra từ ngày 17-20.3 tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Những sản phẩm xuất sắc nhất từ cuộc thi ở 2 khu vực sẽ được lựa chọn để tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) năm 2018 tại Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 5.2018.
Thanh Hùng
Hàng trăm ý tưởng, dự án sáng chế khoa học độc đáo đã được các học sinh giới thiệu tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018.
" alt=""/>Học sinh Hà Nội và Nghệ An dẫn đầu khu vực phía Bắc về sáng tạo khoa học kỹ thuật