Động thái này diễn ra trong bối cảnh các công ty công nghệ trên toàn cầu đang lao đao vì tình trạng thiếu chất bán dẫn đang diễn ra buộc các công ty sản xuất ô tô phải cắt giảm sản lượng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn cũng đang làm tổn thương đến các nhà sản xuất điện thoại thông minh, các nhà sản xuất máy tính xách tay và thiết bị công nghệ trong bối cảnh nhu cầu gia tăng do đại dịch.
Trong một tuyên bố với Reuters, TSMC cho biết: “Chúng tôi đang bước vào một thời kỳ tăng trưởng cao hơn khi xu hướng 5G và điện toán hiệu suất cao được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ về công nghệ bán dẫn của chúng tôi trong vài năm tới. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng đẩy nhanh quá trình số hóa ở mọi khía cạnh”.
TSMC cũng như các công ty công nghệ khác trên toàn cầu đã được hưởng lợi từ xu hướng làm việc và học tập tại nhà trong đại dịch Covid-19, khi mọi người đổ xô đi mua máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác.
TSMC đã công bố kế hoạch vào tháng 5 để xây dựng nhà máy trị giá 12 tỷ USD của riêng mình ở bang Arizona của Hoa Kỳ, trong một chiến thắng rõ ràng cho chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn đang thúc đẩy giành giật chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu từ Trung Quốc.
Đối thủ của TSMC là Intel cho biết trong tháng này họ sẽ xây dựng hai nhà máy mới tại một khuôn viên hiện có ở bang Arizona để sản xuất chip của riêng mình nhưng cũng mở cửa cho khách hàng bên ngoài trong mô hình kinh doanh được gọi là “xưởng đúc” trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Phan Văn Hòa(theo Reuters)
Tình trạng khan hiếm chip đang diễn ra trên toàn cầu không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
" alt=""/>TSMC sẽ đầu tư 100 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu chip toàn cầuGAZ hiện là nhà sản xuất xe thương mại hàng đầu tại châu Âu tại phân khúc xe chở hàng và đứng số 1 tại thị trường Nga. Tập đoàn này hiện có 13 nhà máy sản xuất hiện đại tại Nga (tỷ lệ tự động hóa tới 85%) và các nhà máy lắp ráp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan và Cuba.
Tại thị trường Nga, GAZ chiếm hơn 45% tổng doanh số hàng tháng theo số liệu tháng 9/2019.
Phó Thủ tướng Nga Maxim Akimov khẳng định, 170 bộ linh kiện lắp ráp xe buýt cỡ nhỏ GAZelle NEXT Citiline đang được vận chuyển sang Việt Nam qua đường biển và dự kiến đến cuối năm 2019, sẽ có tổng cộng 380 bộ linh kiện được chuyển đến Việt Nam.
Mẫu xe buýt 19 chỗ ngồi GAZelle NEXT Citiline của GAZ có đặc tính là chiều dài xe ngắn hơn và chiều rộng thân xe lớn hơn so với các mẫu xe thông thường. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng nó có thể chở tới 19 hành khách, hoàn toàn phù hợp với điều kiện đô thị của Việt Nam. Mẫu xe này cùng 4 dòng xe khác đã được hãng xe Nga mang sang giới thiệu tại Vietnam AutoExpo 2018.
Tại thời điểm đó, bà Kristina Dubinina, Giám đốc bán hàng khu vực châu Á của GAZ chia sẻ: “Chúng tôi coi Việt Nam là một thị trường tiềm năng với mức tăng trưởng lớn trong những năm tới. Theo đánh giá khiêm tốn nhất, đến 2024 doanh số toàn thị trường sẽ vào khoảng 550.000 chiếc. Đây là sân chơi rất lớn và tiềm năng đối với GAZ”.
Gây đây nhất, tờ báo Izvestia của Nga cũng đưa tin, Tập đoàn GAZ dự định thành lập liên doanh với Thành Đạt Group - tập đoàn kinh tế đa ngành có trụ sở đặt tại Đà Nẵng, Việt Nam để lắp ráp ô tô trong Khu công nghiệp Liên Chiểu. Liên doanh Việt - Nga này đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đồng thời sẽ tận dụng các cơ hội để mở rộng hoạt động sang các thị trường ASEAN.
Nghị định thư sửa đổi giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam đã được ký kết cho phép các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nga (KAMAZ, GAZ, UAZ,...) sẽ cùng các đối tác Việt Nam thành lập một số liên doanh để sản xuất, lắp ráp ô tô tải, xe từ 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng tại Việt Nam.
Theo nghị định thư, các liên doanh được nhập khẩu miễn thuế2.550 xe nguyên chiếc và 13.500 bộ phụ tùng lắp ráp ô tô trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 để bán thăm dò dung lượng và thị hiếu của thị trường.
Theo Báo Đầu tư
" alt=""/>GAZ bắt đầu lắp ráp ô tô tại Việt Nam