Kết quả, “Robot lấy mẫu xét nghiệm Covid-19” của 2 em Trần Quốc Hùng (SN 2005, trú tại Khu phố 3, phường Đông Thanh, TP Đông Hà) và Thái Việt Ý (SN 2005, trú tại Xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh) được hội đồng đánh giá cao, đạt giải Nhất và được chọn dự thi cấp quốc gia.
Ý và Hùng làm việc xuyên ngày đêm |
Sản phẩm robot lấy mẫu test Covid được Hùng và Ý cầm trên tay |
Cả 2 em đang là học sinh lớp 11 chuyên Tin, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Đông Hà, Quảng Trị).
Chia sẻ với PV, 2 nam sinh này cho biết, thời gian qua, diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng diễn biến phức tạp. Đặc biệt, khi các ca nhiễm cộng đồng tăng cao, việc lấy mẫu xét nghiệm của lực lượng y tế gặp nhiều khó khăn, dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
“Vấn đề trọng tâm của chúng em đặt ra để lên ý tưởng là làm thế nào để khi lấy mẫu tránh việc lây nhiễm chéo, giảm bớt gánh nặng về thể lực cho lực lượng y tế.
Từ đó, chúng em xây dựng ý tưởng và bắt tay vào chế tạo robot lấy mẫu test Covid-19 dưới sự hỗ trợ của thầy cô trong trường”, Hùng chia sẻ.
![]() |
Cận cảnh Robot lấy mẫu Covid của Hùng và Ý |
Sau những giờ học trên lớp, cả 2 em dành thời gian rỗi tập trung ở phòng riêng tại nhà của Hùng để mày mò, chế tạo.
Thậm chí, có nhiều đêm, 2 nam sinh đã thức trắng để sửa chữa robot nếu gặp trục trặc.
Theo Hùng, cơ chế vận hành của robot sẽ bắt đầu bằng việc dùng App PC Covid hoặc căn cước công dân quét mã QR trên robot để lưu trữ thông tin.
Sau đó, người cần xét nghiệm sẽ áp sát mặt vào khung lấy mẫu, ngay lập tức máy sẽ tự động nhận dạng và đưa que lấy mẫu vào mũi để lấy mẫu.
Được dùng cảm biến lực, robot sẽ tự phân tích được việc chạm vào tỵ hầu rồi lấy dịch trong vòng 5 giây theo quy định của Bộ Y tế. Sau đó, đưa vào máy xét nghiệm để cho ra kết quả.
Dù được hỗ trợ một phần kinh phí mua linh kiện lắp ráp từ nhà trường, học bổng…. nhưng khi cải tiến, do có phát sinh nên Hùng và Ý đã mượn thêm tiền từ bà nội của mình để mua thêm. Các linh kiện đó hầu như đều được các em tìm kiếm trên mạng và đặt mua. Chi phí cho robot khoảng 20 triệu đồng.
Bà nội Hùng cho biết, thấy cháu đam mê nên bà và gia đình cũng không cản mà khuyến khích các cháu nghiên cứu. Cứ mỗi ngày, có khoảng 5 chuyến xe ship hàng đến nhà để giao các mặt hàng mà Hùng đặt mua.
“Có nhiều đêm, Hùng thức trắng đêm để chỉnh sửa, lắp rap robot sao cho hoàn chỉnh nhất. Thấy cháu đam mê chế tạo nên bà cùng bố mẹ của Hùng chỉ mua thêm sữa, đồ ăn để tẩm bổ cho cháu’, bà nội Hùng chia sẻ.
Hai nam sinh cho biết, robot lấy mẫu test Covid đang được tháo gỡ, điều chỉnh và gắn thêm các thiết bị hoàn chỉnh để tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021 – 2022.
TS Lê Thị Hương – GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, việc lắp ráp robot lấy mẫu test Covid-19 của 2 học sinh Trường chuyên Lê Quý Đôn là một ý tưởng rất sáng tạo.
“Với niềm đam mê, tâm huyết của 2 em và sự hỗ trợ của giáo viên, tôi tin rằng sản phẩm khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ có kết quả rất thiết thực.
Ngành giáo dục tỉnh nhà sẽ luôn bám sát và hỗ trợ 2 học sinh trên hết sức có thể”, GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh.
Quang Thành – Bảo Lâm
Sáng chế "Cánh tay robot cho người khuyết tật" của Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An (lớp 11A4, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh) là dự án duy nhất của học sinh Việt Nam giành giải chính thức ở cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021.
" alt=""/>Độc đáo robot lấy mẫu xét nghiệm CovidSuy nghĩ khiến Kim trăn trở nhiều đêm và cuối cùng cô đã đăng một quảng cáo trên website cô dâu để tìm kiếm khách nữ.
Chỉ sau 2 ngày, hàng chục phụ nữ đã đăng ký bên dưới bài đăng. Hầu hết trong số này cũng sắp tổ chức hôn lễ và có chung nỗi lo giống Kim.
Cuối cùng, Kim chọn được 5 người trong số này. Cô dâu 29 tuổi nói: "Tôi định trả tiền thuê người lạ đóng giả làm bạn bè, nhưng sau khi gặp những phụ nữ sắp kết hôn, tôi có ý tưởng hay hơn. Chúng tôi có thể trao đổi thông tin, trò chuyện về những gì mình đang trải qua và giúp đỡ lẫn nhau".
"Tôi sẽ nói với chồng sắp cưới và gia đình anh ấy rằng 5 người này là bạn tôi quen khi đi làm thêm ở trường đại học", cô nói thêm.
![]() |
Một cặp vợ chồng dự đám cưới tập thể ở Gyeonggi (Hàn Quốc) vào năm 2020. Ảnh: Reuters. |
Thuê phù dâu, khách dự đám cưới
Kim chắc chắn không phải là người duy nhất có ý định thuê người đóng giả khách mời trong đám cưới của chính mình.
Thực tế, xu hướng này đã phổ biến từ trước đại dịch ở Hàn và giờ đây đang quay lại khi cuộc sống "bình thường mới" bắt đầu.
Trên các trang web dành cho cô dâu, không khó để bắt gặp những bài đăng thuê khách mời, phù dâu, phù rể. Những quảng cáo này thường thu hút hàng chục câu trả lời ngay lập tức.
Ngay cả đơn vị chuyên tổ chức tiệc đám cưới cũng mở thêm dịch vụ cung cấp khách mời cho cô dâu, chú rể.
![]() |
Dịch vụ cho thuê khách, phù dâu phổ biến ở Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Brenda Babcock. |
Ngoài việc thuê khách mời, giống như trường hợp của Kim, các nhóm 5-6 cô dâu xa lạ thường kết nối với nhau qua mạng xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ qua lại.
Thay vì trả tiền công, họ thay phiên tham dự đám cưới của nhau và đóng vai những người bạn cũ.
Những người này thường gặp gỡ vài lần trước hôn lễ như cùng nhau đi thử váy cưới, chụp ảnh cưới để việc vào vai bạn thân trở nên suôn sẻ hơn.
Xu hướng này đang phát triển bởi nhiều phụ nữ không thoải mái khi thuê người lạ làm phù dâu, khách mời. Một người phụ nữ 30 tuổi tình nguyện tham dự đám cưới của một người phụ nữ khác nói: "Tôi không hoàn toàn lừa đối hay phải giả vờ quen biết cô dâu vì thực tế chúng tôi đã gặp nhau trước đám cưới và không sợ bị bại lộ".
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin tưởng những người bạn mới. Để tránh việc "khách mời" đột ngột vắng mặt, nhiều cô dâu, chú rể đã yêu cầu người được thuê đặt cọc 100.000-300.000 won. Số tiền này sẽ được trả lại sau buổi lễ.
Không muốn lép vế
Một trong những lý do chính khiến các cô dâu, chú rể phải chi tiền thuê khách mời là vì họ muốn mình trở nên nổi tiếng, nhiều bạn bè, có quan hệ rộng trong mắt người khác.
Tại Hàn Quốc, dịch vụ cho thuê khách dự đám cưới xuất hiện từ đầu những năm 2000. Có hàng trăm đơn vị tổ chức đám cưới và diễn đàn Internet cung cấp cho cô dâu và chú rể những "diễn viên quần chúng" tham dự hôn lễ.
Một số thậm chí còn cho thuê cả "cha mẹ giả" hoặc "họ hàng xa" nếu khách hàng yêu cầu.
Lee Mi-young, đại diện công ty tổ chức đám cưới Hagaek Friends từng nói với The Korea Timesrằng lý do chính mà mọi người tìm kiếm khách giả là vì họ có quá ít bạn bè, thiếu các mối quan hệ cá nhân.
"Mọi người không muốn trông như thể họ không có mối quan hệ thân thiết với bạn bè. Ngoài ra, cô dâu/chú rể tìm kiếm khách giả để cân bằng số lượng khách của hai bên gia đình. Vì số lượng khách thể hiện quyền lực, địa vị của gia đình nên không ai muốn yếu thế so với người kia".
![]() |
Cô dâu Hàn Quốc trong một đám cưới tập thể vào đầu năm 2020. Ảnh: Reuters. |
Trong dịch, ngành dịch vụ này khá ảm đạm vì các cuộc tụ họp, đám cưới đông đúc bị cấm. Nhưng việc kinh doanh đang dần khởi sắc khi Hàn Quốc bước vào giai đoạn "bình thường mới".
Giới hạn về số lượng khách dự đám cưới đã được nới lỏng kể từ giữa tháng 10. Theo quy định cũ, số khách tối đa dự đám cưới là 49 người hoặc 99 người nếu không tổ chức tiệc ăn uống. Hiện, một đám cưới ở Hàn được phép mời 250 khách.
Người điều hành một công ty tổ chức tiệc cưới ở Seoul cho biết: "Số cuộc gọi đề nghị tìm kiếm khách dự đám cưới chúng tôi nhận được đã tăng gấp 2 lần kể từ khi Chính phủ thông báo nới lỏng các quy định phòng dịch vào ngày 15/10".
"Trước đây, mỗi đám cưới chỉ yêu cầu khoảng 5-9 khách giả, nhưng bây giờ mọi người tìm kiếm hơn 20 người", người này nói thêm.
Các khách mời giả phải đảm bảo tiêm phòng đầy đủ vì đám cưới vẫn bị giới hạn dưới 50 người nếu khách chưa tiêm chủng.
"Hầu như không có yêu cầu bổ sung nào kể từ tháng 4 năm ngoái, nhưng chúng tôi đã bị quá tải bởi các cuộc gọi từ cuối tuần trước. Có vẻ như tình hình kinh doanh đã được khôi phục về mức trước đại dịch", nhân viên của một đơn vị tổ chức sự kiện khác cho hay.
Theo Zing
Khi được hỏi, cậu bé 9 tuổi khóc và nói rằng, cậu đã sống lang thang ngoài đường nửa tháng nay.
" alt=""/>Nghề ăn cưới thuê trở lại Hàn QuốcHọ cười như chưa từng là kẻ thù của nhau, như chưa từng muốn sống mái với nhau. Câu chuyện ấy xảy ra cách đây cũng hơn chục năm. Bi kịch của họ đều bắt đầu từ chỗ chọn nhầm một người đàn ông.
Những kẻ mù quáng
Cái ngày người đàn bà thứ nhất phát hiện ra chồng mình đang cặp kè với một cô gái trẻ đẹp hơn mình thật kinh khủng. Chị đã như phát điên truy vấn chồng và tìm tới nhân tình của chồng nói chuyện phải trái. Cả hai khi đó còn rất trẻ, mới ngoài đôi mươi. Con chị mới 3 tuổi, chị chưa sẵn sàng để nhường chồng cho một đứa con gái khác.
May mà người đàn bà thứ hai ấy nhanh nhẹn né kịp và may mà có người nhảy vào can kịp thời nếu không đã có án mạng. Bao nhiêu nỗi căm hận, chị trút cả lên cô. Gã chồng của chị thì đương nhiên mặc kệ, gã làm gì gã muốn. Đó là bản tính ích kỉ cố hữu của người đàn ông chị trót lấy làm chồng.
Người đàn bà thứ hai này là em gái của bạn chồng chị. Sau một hồi bạn bè với anh thì chồng chị và cô em quay qua đi lại với nhau. Khi ấy cô cũng mới chỉ 17tuổi, quá ngây thơ trước người đàn ông từng trải là chồng chị. Cô yêu chồng chị bằng thứ tình cảm mù quáng, nông nổi của tuổi trẻ. Cô cũng chả hiểu hết nổi sự đúng sai khi đi tranh chồng của chị. Cô nghĩ đơn giản rằng họ yêu nhau thì phải được ở cạnh nhau. Cái triết lý nực cười, đáng thương của thiếu nữ chưa kịp lớn.
Đánh ghen chán chê chẳng đi tới đâu. Nói chuyện với cô xong, chị càng chán nản. Mệt mỏi quá, chị cũng đành cam chịu chuyện chồng “léng phéng” bên ngoài. Theo thời gian chị đành thích nghi dần với chuyện khó đổi bản tính của chồng. Sự gia trưởng, ích kỉ đã ăn vào máu của anh ta. Cách đây hơn chục năm, khái niệm bỏ chồng với chị là quá... xa xôi.
Tất cả đàn bà đều... đáng thương
Thế rồi chuyện không nên xảy ra lại “hồn nhiên” xảy ra. Chồng chị đã phát khùng khi người đàn bà thứ hai lại mang bầu. Đây là đứa con anh không mong muốn. Chồng chị chẳng muốn ràng buộc, anh ta chỉ xác định đây là một mối quan hệ chơi bời. Nhưng cái cô gái non trẻ kia lại ngây ngô tới độ để dính bầu.
Từ khi cô có bồ, chồng chị đã phủi trách nhiệm, mặc kệ cô vật lộn làm mẹ. Kinh khủng hơn nữa, ngày cô sinh con. Anh ta rắp tâm mang đứa trẻ quẳng ra con suối gần nhà. Chính chị lại vô tình biết cái kế hoạch nhẫn tâm ấy. Lòng trắc ẩn của một bà mẹ biến chị trở thành kẻ bí mật theo sau anh và kịp cứu đứa trẻ. Đứa trẻ lẽ ra không nên tồn tại trong cuộc đời chị nhưng chính chị lại cho nó cơ hội làm người.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Chị mang đứa bé ấy về nuôi. Chính tay chị là người đút cho con từng thìa sữa, từng muỗng cháo. Nó là một đứa bé quá đáng thương khi cha thì đang tâm vứt bỏ, mẹ thì non dại tới mức sinh con xong bỏ trốn vì xấu hổ.
Thế rồi hơn 3 năm sau, mẹ đẻ con bé đã biết nghĩ hơn, trở về tìm con. Cô mang tấm thân tàn tạ về tìm gặp con. Sau ba năm lang bạt kiếm ăn, cuộc đời cô cũng chẳng có lối thoát.
Lúc này với chị, người đàn ông đang gọi là chồng kia đã chẳng còn giá trị gì trong mắt. Chị bảo “chị khinh”. Đã lâu rồi chị không cho anh ta chạm vào người mình. Mọi hờn ghen trong người đàn bà thứ nhất này đã không còn. Thứ đọng lại khi chị thấy cái thân tàn tạ của người đàn bà thứ hai này là cảm giác vừa đáng trách, vừa đáng thương. Không nỡ chia tách mẹ con, lòng trắc ẩn của người đàn bà đa mang trỗi dậy, chị bảo cô ở lại giúp việc cho quán cơm của chị.
Thế rồi cô trở thành người phụ việc cho chị. Hai người đàn bà chăm chỉ kiếm ăn để nuôi những đứa con cùng cha khác mẹ.
Thời gian va chạm nhiều, chồng chị lại bắt đầu gần gũi người đàn bà thứ hai này. Nhất là anh ta bị chị cấm vận từ lâu nên khó tránh. Làm đàn bà, sao không chạch lòng nhưng chị dằn lòng lại. Thế rồi chị “mặc kệ” hai kẻ đó.
Người đàn bà thứ hai cũng không phải hạng không biết nghĩ. Cô mang ơn chị, cô sống chung mái nhà với “bà cả” cũng biết điều. Thế là họ cùng nhau chung sống đã 16 năm có lẻ như thế. Hai người đàn bà chăm chỉ hạt bột làm lụng, tạo dựng được cơ ngơi đâu ra đấy. Từ kẻ thù, họ thành chị em. Hai đứa trẻ cũng yêu thương nhau, không có sự phân biệt.
Trong câu chuyện ba người này, kẻ được lợi nhất chính là người đàn ông mà cả hai đã chọn nhầm. Thiên hạ không rõ chuyện chỉ trầm trồ khen anh ta giỏi, sao lại có thể chung sống hòa thuận với hai vợ? Nhưng chỉ những người đàn bà trong nhà ấy biết, ai là người hy sinh nhiều nhất trong chuyện ba người này.
(Theo Mai Lam/Pháp luật Việt Nam)" alt=""/>“Hậu trường” chuyện chung chồng, chung nhà của hai người đàn bà