Đến giữa những năm 90, Malaysia trải qua một thời kỳ đầy cột mốc đáng nhớ. Chỉ trong vài năm, Malaysia đã sản xuất được một vài mẫu xe thể thao “made in Malaysia” với tương lai đầy hứa hẹn, nhất là mẫu Delfino.
Delfino có nghĩa là “cá heo” trong tiếng Ý và được lấy để đặt tên cho mẫu xe thể thao đầu tiên của Malaysia. Tại triển lãm ô tô quốc tế Langkawi (LIMOS) năm 1996, chiếc xe mui trần thể thao màu ngọc lam đã thực sự gây chấn động. Mọi con mắt đều đổ dồn vào chiếc xe đang tiến vào bên trong triển lãm, với sự xuất hiện của giám đốc điều hành Arni Malaysia Sdn Bhd và vị Thủ tướng thứ 4 của Malaysia – ông Mahathir Mohamad.
Mặc dù được xem là mẫu xe thể thao đầu tiên của Malaysia nhưng Delfino lại sở hữu nhiều bộ phận “vay mượn” từ các hãng xe khác, đơn cử như đèn pha từ Mazda MX-3, kính chắn gió từ Citroen AX hay hệ thống treo, khung gầm và động cơ từ Alfa Romeo 33.
Delfino sử dụng động cơ boxer 1.7L với công suất 132 mã lực và mô-men xoắn 148 Nm. Khối động cơ này kết hợp với hộp số sàn 5 cấp và hệ dẫn động cầu trước. Vào thời điểm đó, Delfino được bán ra với mức giá khoảng 120.000 RM và có doanh số khá tiềm năng khi có tới 65 đơn đặt hàng.
Delfino từng có một khởi đầu khá triển vọng (Ảnh: Wapcar)
Thừa thắng xông lên, Arni Sdn Bhd đã bắt đầu triển khai những kế hoạch đầy tham vọng – mở một nhà máy sản xuất xe thể thao tại Port Klang vào năm 1997 và bán được khoảng 200 chiếc Delfino mỗi năm.
Khi đó, cái tên Delfino sẽ có chỗ đứng trên thị trường ô tô khắc nghiệt và mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho công ty.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại không hề dễ dàng như những gì mà Arni Sdn Bdh đề ra. Kế hoạch thâm nhập thị trường Mỹ của hãng đã thất bại sau khi ban tổ chức triển lãm ô tô Detroit từ chối Delfino vào năm 1997.
Trong khi đó, việc thành lập nhà máy sản xuất của hãng tại Malaysia cũng khá “lấp lửng” sau khi bị bộ Thương mại và Công nghiệp loại bỏ.
Giấc mơ xe thể thao “made in Malaysia” của Delfino kết thúc và mọi thứ cũng trở nên ảm đạm với công ty Arni Sdn Bdh khi phải dừng sản xuất và phá sản vào năm 2000.
Bên cạnh Delfino, Malaysia cũng từng có một mẫu ô tô thể thao khác với tên gọi Chimaera. Mẫu xe này được sản xuất bởi công ty TVR vào năm 1995.
Chimaera được sản xuất thủ công và là mẫu xe thể thao mạnh nhất và đắt nhất do Malaysia sản xuất. Chiếc xe thể thao này được bán ra với mức giá từ 238.000 RM vào thời điểm đó và thường xuyên được sử dụng trong nhiều cuộc đua tại Malaysia và các khu vực xung quanh.
Công ty TVR với mẫu xe thể thao Chimaera (Ảnh: Wapcar)
“Trái tim” của Chimaera là khối động cơ 4.0L với công suất 275 mã lực và mô-men xoắn 427 Nm hoặc động cơ 5.0L với công suất 340 mã lực và mô-men xoắn 490 Nm. Đi cùng với đó là hộp số tay 5 cấp.
Vào năm 2001, Chimaera có thêm bản cập nhật với nhiều cải tiến ấn tượng ở động cơ V8 cũng như đèn hậu, cốp, cụm đồng hồ. Tưởng chừng như Chimaera sẽ có một tương lai tươi sáng cho đến khi công ty TVR gặp nhiều vấn đề về tài chính.
Đến năm 2004, TVR bị tố nợ lương nhân viên và thậm chí vào danh sách đen của chính phủ Malaysia. TVR cuối cùng bị đóng cửa vào năm 2006, kéo theo sự lụi tàn của Chimaera.
Có thể thấy rằng thời kỳ đỉnh cao của nền công nghiệp ô tô, đặc biệt là sản xuất xe thể thao tại Malaysia khá ngắn ngủi và sụp đổ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Các dự án sản xuất ô tô thể thao “made in Malaysia” ngày nay gần như bị dập tắt hoàn toàn khi các hãng xe nội địa như Proton và Perodua chỉ tập trung vào sản xuất những dòng ô tô phổ thông.
Minh Nhật(Theo Wapcar)
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bạn bè cùng lớp biết chuyện tôi thích bạn, hay trêu này kia và nói đùa với tôi rằng bạn ấy cũng thích tôi. Tôi cứ hy vọng đó là sự thật. Nhưng bạn chẳng nói một lời nào.
Khi lên học ở Thanh Xuân, Hà Nội, trường tôi cách trường bạn khoảng 3km. Tôi mượn xe đạp của bạn cùng phòng ký túc xá, tìm đến nơi ở của bạn. Tôi lơ ngơ đi lạc, hỏi thăm mấy lượt mới tìm được phòng bạn, nhưng bạn đi học chưa về.
Tôi trò chuyện với mấy anh cùng phòng bạn rôm rả cả tiếng trong lúc đợi bạn về. Ánh mắt bạn thoáng bối rối, chuyện trò với tôi một lúc, rồi tặng tôi một bức ảnh bạn mới chụp. Tôi lúc ấy cứ như đi trên mây, lâng lâng vui sướng bồi hồi.
Chỉ có thế mà tôi đã tự thêu dệt đủ thứ về chuyện tình tuổi 20 của mình. Ngày nào tôi cũng ngắm bức ảnh bạn tặng và mơ màng nghĩ ngợi: Hẳn là bạn ấy cũng thích mình, yêu mình nên mới tặng ảnh cho mình...
Tôi kể chuyện về bạn với các bạn cùng phòng ký túc xá, với biết bao tính cách tốt đẹp. Và tôi đã viết cho bạn 7 bức thư tình liên tiếp. Mỗi tuần, tôi gửi đi một bức thư để kể về đủ thứ chuyện của mình và nói với bạn về nỗi nhớ xa xôi.
Bảy bức thư với biết bao nỗi niềm nhung nhớ, tình yêu thầm kín có lẽ cũng phơi bày hết trong câu chữ... Bạn đáp lại tôi bằng sự im lặng mênh mang. Bạn bè cùng phòng bức xúc khi thấy tôi yêu đơn phương một cách dại khờ.
Hồi đó, tôi học giao thông. Con gái ở trường là “mì chính cánh”, được các anh quan tâm, tán tỉnh, làm bài hộ, tặng hoa tặng quà, đưa đi chơi... Thế mà tôi lại làm ngơ, cứ lẽo đẽo đi theo người bạn ấy.
Bạn bè phân tích ngược xuôi: “Cậu bảo người ta yêu cậu, thế đã bao giờ người ta đến phòng thăm cậu chưa? Cậu ốm, người ta có gọi điện hỏi thăm câu nào không? Thôi dẹp tính mơ mộng đi cho chúng tôi nhờ...”.
Tôi chỉ biết bào chữa bằng câu thơ “làm sao cắt nghĩa được tình yêu” của nhà thơ Xuân Diệu, rằng không yêu sao bạn ấy tặng tớ ảnh và nhìn tớ bối rối?
Hội bạn ký túc xá nhìn tôi cười rúc rích, bĩu môi, lè lưỡi với tình yêu không lời mà tôi ấp ủ trong tim.
Sự im lặng có hai ý nghĩa: Đồng ý và phản đối. Bạn ấy đã im lặng, né tránh mỗi lần tôi đến chơi như một thông điệp rõ ràng: Bạn ấy không hề yêu tôi.
Tôi chỉ hiểu ra điều ấy vào một đêm mưa…
Chiều hôm ấy, học xong tôi lại mượn xe bạn, hì hục đạp đến ký túc xá bạn ở. Bạn đi học về, thấy tôi chờ ở phòng, chỉ chào và nói chuyện qua loa vài câu rồi nói phải đi có việc bận. Tôi vẫn ở phòng chờ bạn, nhưng bạn không về.
Mấy anh trong phòng hẳn là thấy tôi tội nghiệp, nên dẫn tôi đi ăn cơm tối rồi giả vờ là lúc nữa bạn về. Tối hôm đó, phòng bạn có anh tổ chức sinh nhật, mời tôi ở lại chơi. Tôi chẳng chút ngại ngùng, nán lại dự sinh nhật, đến 9 giờ tối mới về.
Lúc tôi ra về, trời đổ mưa to, gió rít từng cơn, mưa trắng trời và lá rụng tan tác dưới mặt đường nhựa loáng nước. Tôi một mình đạp xe về trường trên con đường vắng dần xe cộ, mưa gió tầm tã và nước mắt rơi buồn bã tái tê.
Lời chia tay mối tình đơn phương ập đến, rõ ràng và quyết liệt. Tình yêu chỉ xuất phát từ phía tôi, làm sao có thể duy trì khi bạn ấy né tránh và từ chối.
Một thời tuổi trẻ mơ mộng và ngốc nghếch của tôi như thế đó. Sau này, khi chúng tôi họp lớp, gặp lại nhau, tôi mỉm cười e ngại. Bạn nhắn tin, những lá thư xưa tôi gửi bạn vẫn còn giữ…
Tôi chỉ im lặng. Tôi nhớ đến trường đại học bạn học 5 năm, trước cổng trường có vườn hoa sinh viên, màu đỏ hoa phượng, màu tím hoa bằng lăng và màu vàng hoa điệp xen kẽ trong màu nắng tháng 5 chói chang rực rỡ.
Mỗi độ hè sang, ngắm màu hoa tím, hồng miên man trên phố, nghĩ về tuổi 20 của mình, tôi vẫn thấy một nỗi nhớ xôn xao.
Nhà tâm lý học lâm sàng Meg Jay cho rằng, tuổi đôi mươi là điểm phát triển ngọt ngào để chúng ta lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai. Đó là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Khi ấy, chúng ta không chỉ có sức khỏe, có khao khát cùng sự sục sôi của tuổi trẻ, mà còn có cả những giấc mơ đẹp và những kỷ niệm tuyệt vời. Báo VietNamNet mở diễn đàn Tuổi đôi mươiđể cùng độc giả ôn lại những khoảnh khắc khó quên về thời điểm chuyển tiếp đặc biệt trong cuộc đời này. Bài viết liên quan xin gửi về: [email protected]. |
Một trong số những siêu xe đắt đỏ anh mua có Ferrari Pista 448 trị giá 393.000 bảng Anh (khoảng 473.000USD). Đây là chiếc Ferrari nhanh nhất từ trước đến nay. Xe được trang bị động cơ V8, 3,9L với công suất đến 711 mã lực, có thể đạt tốc độ tối đa đến 339km/h.
Khả năng tăng tố của siêu xe trên từ 0-100 km/h chỉ trong 2,85 giây - và 0-200km/h trong 7,6 giây. Nó thậm chí còn nhanh hơn cả chiếc Ferrari LaFerrari hàng đầu, hiện đang được bán đấu giá với giá hơn 5 triệu bảng Anh.
Ngoài Ferrari Pista 448, Kursat còn mua thêm chiếc Porsche Turbo S2 Cabriolet giá 218.000 bảng Anh (khoảng 262.373 USD).
Chiếc mui trần màu đen tuyền này của Kursat đạt tốc tối đa 330km/h nhờ trang bị động cơ 641 mã lực. Nó có thể tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong 2,8 giây. Đây thực sự là một "món hàng" hot thu hút giới sưu tập xe hơi.
Khi được hỏi về những chiếc xe ưa thích của mình, Kursat nói: "Rất nhiều người soi mói chuyện tôi tiêu tiền trúng số như thế nào. Tôi mua nhiều siêu xe để những người ghét tôi nhìn vào càng thấy ghen tị".
Kursat hiện vẫn đang độc thân. Sau khi trúng số, anh đã nghỉ việc, mua một căn hộ ở Istanbul và một đồn điền rộng 20 ha với 6.000 cây hạnh nhân.
Vị triệu phú này cũng vung tiền mua những chiếc đồng hồ hiệu nổi tiếng như Rolex, Prada, Gucci và Versace...
Kursat đã trở nên nổi tiếng vì sự giàu có của mình sau khi chia sẻ những bức ảnh chụp về lối sống xa hoa lên mạng xã hội.
Theo The Sun
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!