Một phụ huynh lớp 1B thông tin, vào ngày 23/8, nhà trường tổ chức buổi học đầu tiên của năm học mới theo quy định. Học sinh học tập trung được 2 ngày thì có thông báo nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19. Cô giáo chủ nhiệm các lớp 1 đã lập nhóm Zalo, và thông báo việc thu tiền tự nguyện để mua trang thiết bị phục vụ học tập cho các em.
“Cô giáo chủ nhiệm đã thông báo qua nhóm phụ huynh về mức nộp tự nguyện thấp nhất 750.000 đồng/học sinh để mua tivi, điều hòa, tủ sách, ghế, mũ cho các em học tập.
Vì thời gian nghỉ dịch, gia đình tôi phải đi vay mượn tạm tiền người thân để nộp cho con, lúc nào vợ chồng nhận được tiền hỗ trợ Covid sẽ trả lại. Chúng tôi chuyển tiền vào số tài khoản của cô giáo chủ nhiệm mà cô thông báo trên nhóm” – một phụ huynh chia sẻ.
Cũng theo phụ huynh, vì cô giáo có ghi lại mức đóng của các nhà và đăng lên nhóm, nên nhiều người phải tìm cách để xoay tiền nộp cho con sớm.
Liên quan đến những phản ánh của phụ huynh này, cô giáo Nguyễn Thị Thu - Chủ nhiệm lớp 1B, Trường Tiểu học Lộc Ninh xác nhận sự việc và khẳng định việc thu tiền đã bàn với phụ huynh qua Zalo.
“Lớp 1B có 40 học sinh. Mức thu thấp nhất 750.000đ/học sinh, tuy nhiên trong lớp có người đóng 1 triệu, người 800.000 ủng hộ. Phụ huynh đa số chuyển khoản, có 1 số người nộp tiền mặt trực tiếp.
Hiện đã có 35 em nộp tiền. Tôi đã cùng với vài phụ huynh đi mua sắm, lắp 2 điều hòa, 1 tivi, mua ghế, mũ cho các em, đóng tủ sách. Nếu còn tiền lớp sẽ mua thêm tủ lạnh và chuyển sang quỹ của hội phụ huynh”, cô Thu nói.
Theo cô Thu, việc thu tiền cô có báo bằng miệng với hiệu trưởng nhà trường. Thời gian nghỉ dịch, nhà trường và lớp chưa tổ chức họp phụ huynh, nên số tiền do cô giáo chủ nhiệm thu. Trang thiết bị được cô Thu và 1 số phụ huynh đi mua, một số thứ có hóa đơn, 1 số thứ mua ở ngoài chợ nên không có hóa đơn.
Lãnh đạo: Chưa nắm thông tin
Cô Nguyễn Thị Thúy Ngần - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lộc Ninh cho biết, trong năm học 2021-2022 khối lớp 1 có 5 lớp với gần 200 học sinh. Các lớp có thu quỹ tự nguyện là việc tự phát và chưa báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trường nên chưa nắm được danh sách cụ thể.
Cô Ngần nói: “Việc mua sắm tự nguyện hằng năm đều có. Tuy nhiên năm học này do dịch bệnh, mới tổ chức học lại nên chúng tôi chưa nắm được danh sách, đang yêu cầu các cô chủ nhiệm lập danh sách. Định mức đóng góp tùy theo từng lớp, vì có lớp mua thiết bị đắt, lớp mua loại rẻ hơn. Việc mua sắm trang thiết bị tự nguyện này nhà trường cũng chưa báo với xã cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố”.
Qua điện thoại, ông Nguyễn Trí Thủy - Chủ tịch UBND xã Lộc Ninh cho biết chưa nắm được thông tin về việc Trường Tiểu học Lộc Ninh tổ chức thu các loại quỹ tự nguyện, và sẽ xác minh lại thông tin. Năm học này HĐND xã Lộc Ninh cũng chưa đề xuất các khoản thu tự nguyện.
Trong khi đó, ông Hồ Thanh Hải – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đồng Hới cho biết năm học này chưa được thu khoản nào cả, trừ tiền bảo hiểm theo quy định.
“Các khoản thu tự nguyện thì nhà trường xây dựng kế hoạch thu rồi thông qua UBND cấp xã, phường có ý kiến, sau đó Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định và có quyết định, khi đó các trường mới triển khai.
Việc tự ý thu ở Trường Tiểu học Lộc Ninh, tôi mới nắm bắt được thông tin và sẽ cho kiểm tra rồi báo cáo sự việc lên UBND thành phố Đồng Hới” – ông Hải chia sẻ.
Quốc Hoàng
Những khoản thu “tự nguyện bởi không thể từ chối” đã gây ra những hệ lụy với môi trường giáo dục công lập, khắc sâu thêm xu hướng phân hóa xã hội về thu nhập và mức sống, đẩy nhiều gia đình vào tình thế khó xử...
" alt=""/>Vừa lao đao vì CovidBinh sĩ tự nhận có mật danh “13” kể, đơn vị đặc nhiệm của anh thường sử dụng phương tiện không người lái có phạm vi tấn công xa hơn các vũ khí thông thường sẵn có của Ukraine để tiến hành nhiều vụ tập kích vào Crưm và các lãnh thổ Nga nằm sâu hơn trong lục địa.
Tăng cường sử dụng các phương tiện tấn công không người lái
Kiev ngày càng sử dụng nhiều các phương tiện không người lái nhằm tạo sân chơi bình đẳng với Moscow trong cuộc xung đột kéo dài gần 2 năm qua, với một loạt vụ tấn công bằng loại vũ khí đặc biệt này vào các mục tiêu chiến lược ở Nga trong những tuần gần đây.
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga đang bị đe dọa. Các lực lượng Kiev đã dùng máy bay không người lái (UAV) oanh tạc một kho dầu của Nga, cách Saint Petersburg khoảng 100km về phía tây.
Giám đốc GUR Kyrylo Budanov quả quyết: “Người Nga bắt đầu thức giấc vào ban đêm vì các vụ nổ. Họ đã nhìn thấy bức tranh thực sự của xung đột”.
Ở tiền tuyến cũng vậy, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Valerii Zaluzhnyi đã kêu gọi sử dụng các phương tiện không người lái rộng rãi hơn để vừa cứu mạng sống của binh lính nước này, vừa để chống lại các lợi thế về vũ khí và đạn dược của đối phương.
Kể từ khi bán đảo Crưm sáp nhập vào Nga năm 2014 và sau những tổn thất tiếp theo trong cuộc xung đột với Moscow kể từ tháng 2/2022, Kiev không còn lực lượng hải quân hoạt động ở Biển Đen nữa. Tuy nhiên, Ukraine coi vụ đánh chìm tàu Ivanovets là một thắng lợi nữa của quân đội nước này trong chiến dịch chống lại Hạm đội Biển Đen của Nga.
Trước đó, các lực lượng Kiev từng tuyên bố đã nã tên lửa vào tàu tuần dương tên lửa Moskva vào ngày 13/4/2022, khiến soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga này bốc cháy và bị chìm ngoài khơi, cách thành phố cảng Odessa của Ukraine khoảng 90km. Nhà chức trách Nga thừa nhận việc soái hạm Moskva bi hư hại nặng, nhưng nói điều này do sự cố cháy nổ kho đạn trên tàu.
Công việc đòi hỏi như thợ kim hoàn
Binh sĩ “13” cho biết tác động của phương tiện không người lái rất ấn tượng, nhưng đó là công việc khó khăn. Người lính này giải thích: “Điều quan trọng nhất là cảm nhận được xuồng không người lái. Nếu bạn vặn xoắn chỉ một chút, bạn có thể mất quyền kiểm soát nó. Tôi có thể nói quá trình giống như công việc của thợ kim hoàn”.
Ngoài khả năng điều khiển từ xa thông qua kết nối Starlink, binh sĩ vận hành có thể lập trình sẵn các hành trình dài qua Biển Đen cho xuồng không người lái. Người chuyên trách sẽ liên tục theo dõi đường đi của phương tiện và lần chạy cuối cùng đâm vào mục tiêu thường được điều khiển thủ công.
Binh sĩ “13” nói thêm, với chiều dài 6m, xuồng cảm tử có thể tăng tải trọng từ 250kg lên 300kg, “nhưng không cần thiết phải làm như vậy”. Ngay cả khi đối đầu với một số tàu mạnh nhất của hạm đội Biển Đen Nga, những chiếc MAGURA vẫn chứng tỏ được tính hiệu quả của chúng.
“Chúng rất khó bị phát hiện, đặc biệt là ở các vùng biển ngoài khơi. Kích thước này gây khó khăn cho việc kiểm soát vì biển động, nhưng cũng khiến đối phương khó đánh chặn chúng hơn rất nhiều”, binh sĩ “13” nói, đồng thời lưu ý thêm hệ thống vũ khí trên các chiến hạm Nga không được thiết kế để phòng chống xuồng cảm tử, buộc chúng phải sử dụng những khẩu pháo phù hợp hơn với việc đấu tay đôi với các tàu chiến khác để chống lại phương tiện không người lái của Ukraine.
Video về vụ tấn công tuần trước cho thấy, những loạt đạn của người Nga rơi xuống nước khi xuồng cảm tử của Ukraine lao thẳng vào tàu Ivanovets. Đạn bắn từ chiến hạm rốt cuộc đã không thể ngăn chặn những quả bom đang vun vút tới.
Tại một cuộc trình diễn xuồng không người lái trên Biển Đen, phóng viên CNN đã tận mắt nhìn thấy một chiếc MAGURA thực hiện những cú rẽ gấp ở tốc độ cao, trong chế độ lái tự động. Binh sĩ điều khiển khẳng định, xuồng cảm tử rất linh hoạt về mặt thiết kế và “không chiếm hạm nào có thể điều khiển cơ động như chúng”.