- Tham gia chương trình "Mẹ chồng nàng dâu",ẹchồngnàngdâutậpNhữngtiếtlộkhôngngờcủamẹchồngvềcondâuLâmKháthe thao 24 mẹ chồng Lâm Khánh Chi cho biết gia đình bà bị kỳ thị khi cho con trai cưới người chuyển giới.
- Tham gia chương trình "Mẹ chồng nàng dâu",ẹchồngnàngdâutậpNhữngtiếtlộkhôngngờcủamẹchồngvềcondâuLâmKháthe thao 24 mẹ chồng Lâm Khánh Chi cho biết gia đình bà bị kỳ thị khi cho con trai cưới người chuyển giới.
![]() |
Ảnh siêu âm thai của Hồ Hạnh Nhi. |
Lý Thừa Đức - ông xã Hồ Hạnh Nhi, cũng đăng ảnh con đầu lòng 1 tuổi ngồi chơi bên mẹ với dòng chia sẻ: "Có vẻ như cậu nhóc Brendan (tên con trai Hồ Hạnh Nhi) đã khám phá ra điều gì đó. Cậu bé chỉ tay vào bụng mẹ, nơi có người bạn thân mới".
Thời gian gần đây, Hồ Hạnh Nhi được nhận ra là đầy đặn hơn trước. Giới truyền thông đã nghi nữ diễn viên mang thai nhưng cô luôn khéo léo từ chối trả lời câu hỏi liên quan. Đến nay, khi Hồ Hạnh Nhi xác nhận và thông báo, khán giả mới chia vui nhưng cũng lo lắng việc cô mang bầu ở tuổi 40.
![]() |
Bé Brendan - con trai đầu lòng kháu khỉnh của nữ diễn viên. |
Đáp lại, ngôi sao Hong Kong chỉ khẳng định sức khỏe hiện vẫn đang tốt dù bị ốm nghén nặng. Theo đó, cô ăn uống không ngon miệng, ngủ không tròn giấc. Cô tranh thủ đi đóng phim trong giai đoạn đầu thai kỳ. Sau khi hoàn thành lịch quay vào cuối tháng 2, Hồ Hạnh Nhi sẽ hạn chế nhận công việc để ở nhà dưỡng thai và dành thời gian bên con trai đầu lòng.
![]() |
Vợ chồng Hồ Hạnh Nhi đội nón lá trong chuyến sang Việt Nam cuối năm ngoái. |
Hồ Hạnh Nhi kết hôn cùng doanh nhân Lý Thừa Đức vào năm 2015, sinh con đầu lòng vào tháng 10/2017. Cô là tên tuổi rất được yêu thích ở Việt Nam và đại lục. Cuối năm 2018 vừa qua, Hồ Hạnh Nhi cùng chồng sang công tác ở Việt Nam và gặp gỡ hoa hậu Thu Hoài.
Gia Bảo
Nữ diễn viên nổi tiếng đài TVB cùng chồng đã có kỷ niệm đẹp trong chuyến du lịch ngắn ngày tới Sài Gòn.
" alt=""/>Hồ Hạnh Nhi mang bầu lần 2 ở tuổi 40“Như thế là rất xấu”
Có bao giờ các anh chị bị bố đánh đòn? - Có đấy, có một lần duy nhất. Mấy chị em chặt que, chơi trận giả trong phòng đập nhau. Ông đi về nhìn thấy thu que. Chập 4 que lại bẻ. Ông bảo: “Chị em không được đánh nhau”, rồi nhốt cả bọn trong phòng. Ông thương con, nói rất nhẹ nhàng, lúc giận câu ông thường dùng: Như thế là rất xấu.
Ông thường dạy con: Không được gian lận - Như thế là rất xấu!
“Học đến đâu thì làm đến đó thôi”
Phương Tâm (cháu) thi không được tốt, tâm sự với ông. Ông bảo, ông học giỏi nhất các tỉnh miền Trung, thi vào Quốc học - Huế lần đầu trượt. Con cứ bình tĩnh, con cảm thấy thi không tốt thôi, đã biết điểm thi thế nào đâu. Tâm về kể, thấy mẹ và các dì thi chưa bao giờ trượt - sợ, nghe ông nói nhẹ cả người.
Hồng Việt thi Đại học Bách khoa được 19,5. Trường lấy 21 điểm. Việt muốn nhờ mẹ đi phúc tra xem có điều chỉnh được không. Ông chỉ nói: Học đến đâu thì làm đến đó thôi. Các dì và cả mẹ con có bao giờ phải phúc tra đâu.
Năm đó Việt vào học hệ B, năm sau thi lại được 26/30 vào thẳng năm thứ hai.
Ông bao giờ cũng yêu cầu, có khó khăn thì hỏi. Ông bà không bao giờ làm hộ, không bao giờ xin xỏ cho đứa con, đứa cháu nào.
Tất cả các cháu phải học 7, 8 điểm
Ngọc Anh mười tuổi rưỡi thì ung thư máu! 13 tuổi về nước học lớp sáu. Mấy đứa cháu ngồi chơi với ông. Ông dặn: "Tất cả các cháu phải học 7 điểm, 8 điểm trên 10. Riêng Ngọc Anh ông cho là 5,5". Minh Trung hỏi tại sao? Ông: Sức khỏe đầu tiên rồi mới đến điểm con ạ.
Ông chỉ dạy con: Đã quyết tâm làm việc gì thì phải làm cho tốt. Không bắt con phải học điểm 9 điểm 10, thời đó là A1.
Cái đầu tiên phải dạy là Tư đức
Các con còn nhớ, ông nói chuyện với ông ngoại Đặng Thai Mai về giáo dục. Cái đầu tiên, con người ta muốn tốt, phải được dạy về Tư đức - cái đạo đức riêng của cá nhân. Giáo dục bây giờ không rèn cái đó. Sau này, con người như thế nào trước sóng gió cuộc đời, có giữ được không, chính là nhờ Tư đức.
Cái bát gỗ
Phút sum vầy ấm cúng nhất là cả nhà quây quần bên nhau. Chị Hồng Anh bao giờ cũng được ngồi giữa bố mẹ. Lúc đó ông bà thường kể chuyện. Có lần bà kể: “Nhà kia nuôi ông. Ông già rồi ăn vãi và hay rơi bát. Con dâu lấy bát gỗ cho ông ăn riêng. Một hôm bố thấy con trai đẽo khúc gỗ. - Con làm gì? - Con đẽo cái bát. Khi nào bố ăn rớt cơm thì cho bố ăn. Nghe vậy cả nhà khóc. Rồi đón ông ăn cùng”.
Bà nội được ông quý nhất. Đi đâu về ông cũng vào hỏi thăm bà đầu tiên. Cả nhà có món gì ăn ngon cũng đem về biếu bà. Bà thích gì là cả nhà thích món đó.
Chị Võ Hòa Bình con gái ông đóng lại phần trò chuyện với chúng tôi bằng một điều ai cũng biết. Trẻ con nó không để ý bố mẹ nói gì đâu. Bọn nó xem bố mẹ sống như thế nào, nó sẽ làm như thế.
Cuối năm, đọc lại những điều được may mắn biết về Đại tướng, xin chép ra để cùng tưởng nhớ Người “Nếu không có chiến tranh, tôi sẽ là thầy giáo”.
(Theo Trần Duy Phương/ Lao Động)
" alt=""/>Những mẩu chuyện dạy con của Đại tướngViệc bảo vệ Trái Đất khỏi tác động của tiểu hành tinh đã được NASA tiến hành thử nghiệm và sẽ được thực hiện qua hai giai đoạn, trong đó giai đoạn Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) của NASA sẽ được khởi động vào cuối tháng này, là một sứ mệnh được thiết kế để kiểm tra giai đoạn thứ hai của quá trình bảo vệ Trái Đất, là làm chệch hướng các tiểu hành tinh có nguy cơ đe dọa đến Trái Đất của chúng ta.
Tuy nhiên, trước khi cố gắng chuyển hướng một tiểu hành tinh, các nhà khoa học phải tìm ra tiểu hành tinh đó và vạch ra quỹ đạo của nó trong nhiều năm tới để nhận ra rằng nó sẽ hoặc có thể va vào Trái Đất.
Nancy Chabot, một nhà khoa học Trái đất tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins ở Maryland (Mỹ) đồng thời là Trưởng ban điều phối của DART cho rằng : “Mọi người có thể nghĩ rằng, bảo vệ Trái Đất là nhằm làm chệch hướng các tiểu hành tinh nhưng không phải vậy. Theo dõi các tiểu hành tinh thực tế, xác định chúng và tìm thấy chúng thực sự rất quan trọng để có thể làm bất cứ điều gì với chúng trong tương lai”.
![]() |
Số tiểu hành tinh gần Trái Đất được phát hiện gần đây |
Các nhà khoa học đã xác định được khoảng 750.000 tiểu hành tinh cho đến nay và có hàng triệu tảng đá vũ trụ xuyên qua toàn bộ hệ mặt trời nhưng một điều may mắn là rất nhiều trong số đó ở rất xa Trái đất của chúng ta.
Những dự án phục vụ cho việc phát hiện các tiểu hành tinh
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các thiết bị trên Trái Đất và trong không gian để phát hiện và lập danh mục các tiểu hành tinh. Phần lớn những khám phá này đến từ cuối những năm 1990, mặc dù các chuyên gia đã cảnh báo về mối đe dọa do các tiểu hành tinh gây ra trước đó nhưng không mấy thành công.
Một cột mốc quan trọng là vụ va chạm của Sao chổi Shoemaker-Levy 9 với Sao Mộc vào năm 1994, bất ngờ để lại dấu vết trong các đám mây của Sao Mộc có kích thước bằng Trái Đất tồn tại trong nhiều tháng. Điều đó đã làm cho con người bắt đầu suy nghĩ về việc phải tìm cách phát hiện ra các tiểu hành tinh gần Trái đất.
Sau đó, Quốc hội Mỹ đã vào cuộc với việc ưu tiên săn tìm các tiểu hành tinh, kêu gọi NASA xác định ít nhất 90% số tiểu hành tinh có kích thước lớn và trung bình. Ngày nay, có rất nhiều dự án được triển khai nhằm phát hiện các tiểu hành tinh gần Trái đất như dự án Catalina Sky Survey có trụ sở tại Arizona (Mỹ), đài quan sát Pan-STARRS ở Hawaii, kính viễn vọng không gian NEOWISE và kính thiên văn ATLAS.
Bên cạnh đó, một số dự án mới sẽ tham gia vào sứ mệnh bảo vệ Trái đất như Đài thiên văn Vera C. Rubin ở Chile bắt đầu quan sát vào năm 2023; một sứ mệnh dựa trên không gian có tên là NEO Surveyor cũng đang được phát triển và dự kiến khởi động vào cuối thập kỷ này.
Công thức cho một “tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm”
Nếu tất cả những quan sát đó phát hiện ra rằng một tiểu hành tinh vượt quá một độ sáng nhất định và sẽ đến trong phạm vi 7,48 triệu km so với Trái Đất, vật thể đó sẽ tự động được đặt tên là một “tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm”.
Tuy nhiên đối với các nhà nghiên cứu không gian thì các tiểu hành tinh chưa được xác định còn đáng sợ hơn nhiều; những tiểu hành tinh này là những tiểu hành tinh có thể đột nhiên đến gần Trái Đất một cách bất ngờ, quá muộn để bất kỳ ai thậm chí có thể cố gắng thay đổi hướng đi của chúng.
Các nhà khoa học tin rằng, họ đã tìm thấy gần như tất cả các tiểu hành tinh lớn nhất, tức là những tiểu hành tinh có kích thước lớn hơn 1 km. Tính đến cuối năm 2020, các nhà khoa học chỉ tìm thấy 40% các vật thể gần Trái đất có kích thước nhỏ hơn 1km.
Mặc dù con số đó là rất ấn tượng, nhưng văn phòng bảo vệ hành tinh của NASA ước tính rằng với tốc độ hiện tại, các nhà khoa học sẽ phải mất thêm 30 năm nữa mới xác định được 90% vật thể có kích thước nhỏ hơn 1km, một mục tiêu mà Quốc hội Mỹ yêu cầu NASA đạt được vào năm 2020.
Nhiệm vụ lập bản đồ càng nhiều tiểu hành tinh càng tốt, đó là lý do tại sao số lượng “tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm” và các vật thể gần Trái Đất nói chung đang tăng lên đáng kể.
Phan Văn Hòa(theo Space)
Các nhà khoa học hy vọng rằng, trong tương lai, con người có thể sinh sống tại các hành tinh ngoài Trái Đất. Nhưng đó là điều không dễ.
" alt=""/>Có bao nhiêu tiểu hành tinh đang đe dọa Trái Đất?