Sean Boyce, người đồng hành với Szczys đã nhiều lần tới TP. HCM và ghé thăm chợ Nhật Tảo. Ông Boyce cho rằng thành phố không thực sự là điểm đến cho một “tour du lịch mua đồ điện tử” như Thâm Quyến, nhưng vẫn là một viên ngọc chưa được nhiều người biết đến.
“Nếu bạn ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh và có sở thích về các đồ điện tử, thì đây là nơi bạn nên ghé qua. Bạn sẽ tìm được những linh kiện thú vị, và dù có dùng nó để làm gì thì cũng là một câu chuyện thú vị”, Sean Boyce chia sẻ.
![]() ![]() ![]() |
Bên cạnh sự đa dạng về các mặt hàng linh kiện, Szczys còn ngạc nhiên bởi văn hóa mua hàng rất khác lạ ở Việt Nam. Một người đàn ông ngồi trên xe máy ghé qua cửa hàng bán điều khiển điều hòa, mua một chiếc rồi đi luôn mà còn không cần phải rời ghế của chiếc xe.
“Xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, vỉa hè ngoài là chỗ để đi bộ còn là nơi đậu xe và đặt bàn ghế để ngồi ăn”, Szczys nhận xét.
![]() ![]() |
"Gì cũng có", thợ tay nghề giỏi và mua đồ không cần xuống xe là những ấn tượng của nhóm tác giả khi tới thăm chợ Nhật Tảo. |
Tay nghề của những người thợ, chủ cửa hàng ở đây cũng khiến Szczys ngạc nhiên. “Ai cũng cần một người thợ, và đây là người thợ của khu chợ này. Máy hàn của ông luôn cắm điện và ông sửa chữa ngay tại chỗ”, ông chia sẻ.
Ngay gần khu chợ điện tử là chợ cơ khí, và Szczys cũng tìm được đủ thứ mà ông cần tìm ở đây. Ông cho rằng với những người mê cơ khí và tự động hóa, đây cũng là một nơi cực kỳ thú vị và nên đến.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Ngay bên cạnh, đa dạng không kém là khu chợ bán các món đồ cơ khí, tự động hóa. |
Ngoài những món đồ, ẩm thực cũng là một điểm thu hút của TP. HCM. Cà phê Việt Nam rất mạnh, nước dừa và các loại nước khác đều tươi và phục vụ trong ly lớn. Phở, nem cuốn cũng là những món ăn khiến Szczys thích thú. Những món tráng miệng như chè giúp đánh tan cái nóng hơn 30 độ C tại Sài Gòn.
![]() ![]() ![]() |
Phở, nem cuốn hay cà phê Việt Nam là những món ăn thu hút với những vị khách ghé qua TP. HCM. |
Tổng kết lại, Szczys cho rằng đây là một chuyến đi rất tuyệt. “Dù bạn đang muốn làm một thiết bị gì mới hay sửa chữa những thiết bị cũ của mình, khu chợ này ở thành phố Hồ Chí Minh chính là nơi tuyệt nhất để mua sắm linh kiện, thiết bị”, Szczys kết luận.
" alt=""/>Khách Tây ngạc nhiên với chợ điện tử 'gì cũng có' ở Sài Gòn“Tử vong do dị tật bẩm sinh..”
Ngày 15/7, chị Nguyễn Thị Kim Hiền (SN 1994), trú tại KV Tràng Thọ 1, thị trấn Thốt Nốt, Q.Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) sinh hạ một bé trai tại BV Đa khoa quận Thốt Nốt. Ngay khi sinh, bé trai có một số dấu hiệu bất thường, được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ điều trị nhưng đã tử vong vào ngày 16/7.
![]() |
Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ - nơi xảy ra sự việc |
Sản phụ Nguyễn Thị Kim Hiền cho rằng, các bác sỹ ở Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt tắc trách dẫn đến con mình tử vong. Bởi, những lần thăm khám trước đó, mẹ con sản phụ Hiền không ghi nhận dấu hiệu gì bất thường cho đến lúc “vượt cạn” (?)
Sáng 23/7, trả lời P.V VietNamNet, ông Cao Minh Chu - Phó GĐ Sở Y tế TP.Cần Thơ cho biết, Sở đã có kết luận của Hội đồng chuyên môn về trường hợp này.
Theo kết luận, vào lúc 10 giờ ngày 15/7, chị Hiền được người nhà đưa đến BV Đa khoa quận Thốt Nốt trong tình trạng đau bụng chuyển dạ (thai 38 tuần)…
Kết quả siêu âm trong tử cung có một thai sống, ngôi đầu, thế trái. Thai lớn không khảo sát hình thái thai nhi và nước ối trung bình.
Đến 19 giờ cùng ngày, chị Hiền kêu đau nhiều và được bác sỹ gây tê, giảm đau. Sau đó các bác sỹ hội chẩn ghi nhận: thai phụ tĩnh, da niêm hồng, tim đều, phổi trong; ối vỡ hoàn toàn…
Lúc 20 giờ 40 phút chị Hiền sau một lúc rặn theo cơn co tử cung đã sinh ra một bé trai tim đều, phổi trong.
Theo ông Chu, các bác sỹ trong kíp trực quan sát thấy bé trai ở vùng sát chân rốn có vết hở thành bụng tự nhiên dài khoảng 3cm.
Ngay sau đó, bác sỹ dùng gạc vô trùng có tẩm nước muối sinh lý ấm bọc khối thoát vị, nhỏ nước muối sinh lý qua miếng gạc ẩm.
Đến 21 giờ cùng ngày, các bác sỹ bệnh viện hội chẩn, nhận định: cháu bé phản xạ tốt, tim đều 110 lần/phút; phổi trong không khó thở nhịp thở 30 lần/phút. Khối ruột thoát vị màu hồng trơn ướt, vết toác thành bụng dài 3cm trơn láng không chảy máu.
Các bác sỹ chẩn đoán bé trai bị “thoát vị rốn bẩm sinh” nên đã sơ cứu tại chỗ. Sau đó bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ ngay trong đêm.
Lúc 22 giờ 45 phút, Bệnh viện Nhi Đồng TP.Cần Thơ tiếp cháu bé trong tình trạng: môi hồng nhạt, đang thở oxy, thở nhanh, mạch nhanh, nhẹ, khối ruột nề đỏ thoát vị ra ngoài ổ bụng vùng rốn.
Đến 23 giờ 30 phút, bệnh viện mời bác sĩ khoa ngoại khám cho thấy: bé trai môi hồng nhạt/oxy, thở nhanh, mạch nhanh, nhẹ. Ruột nằm ngoài ổ bụng sưng nề, tím đen, hoại tử.
Đến 7 giờ ngày 16/7, bé trai bị suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, bé trai con chị Hiền đã tử vong.
Hội đồng chuyên môn kết luận bé trai con chị Hiền tử vong là do “sốc nhiễm trùng, nhiễm độc do thoát vị tạng trong ổ bụng qua khe hở thành bụng bẩm sinh”.
Theo ông Chu, trường hợp trẻ sinh ra bị chứng bệnh hở thành bụng rất ít khi gặp. Trong 7 đến 8.000 đứa trẻ mới bắt gặp một trường hợp như thế.
Bệnh viện không làm rơi cháu bé
Chiều 23/7, bà Nguyễn Thị Thiên Kiều (thím của sản phụ Hiền - PV), nguyên là hộ sinh làm việc tại Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt - người được mẹ sản phụ Hiền nhờ đến bệnh giúp đỡ con mình “vượt cạn” đã lên tiếng xác nhận sự việc…
Do là nhân viên cũ của bệnh viện, bà Kiều được phép mặc quần áo hộ sinh vào phòng sản phụ để lau mồ hôi, cho uống nước và động viên chị Hiền trong thời khắc sinh nở.
“Cô Hiền rặn một lúc thì em bé chào đời. Sau đó mấy cô trong kíp trực đỡ sanh bình thường. Khi đỡ ra thì thấy đùm ruột của cháu lòi ra ngoài màu hồng. Ai nhìn cũng thấy hốt hoảng. Tui nhìn thấy cũng sợ. Một cô bế cháu lên bàn cắt rốn, hồi sức và gọi bác sỹ đến chẩn đoán” – bà Kiều nhớ lại
Bà Kiều khẳng định, trong quá trình đỡ đẻ cho Hiền, kíp trực không làm rơi bé, cũng không để xảy ra sự cố gì. Còn theo kinh nghiệm nhiều năm trong nghề bà Kiều nhận định, cháu bé sơ sinh bị dị tật bẩm sinh và kíp trực đã tích cực làm mọi việc để cứu cháu.
Trao đổi với PV, BS Lê Văn Lóng - Giám đốc BV Đa khoa quận Thốt Nốt cho biết, ngày 17/7, bệnh viện đã tổ chức họp hội đồng chuyên môn và thống nhất kết luận trường hợp con sản phụ Nguyễn Thị Kim Hiền tử vong do “tổn thương thoát vị rốn bẩm sinh”.
“Chúng tôi xin nhận lỗi vì kíp trực không tháo gạc vô trùng đắp ấm khối ruột thoát vị của cháu bé cho người nhà xem. Bởi, sợ tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bé, có thể điều này làm cho người nhà thấy bất ngờ và sốc” – bác sĩ Lóng thông tin
Được biết, kíp hỗ trợ sản phụ Hiền “vượt cạn” tại bệnh viện là bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Uyên (kíp trưởng) và điều dưỡng Lan Chi.
Quốc Huy
" alt=""/>Bé trai chết bất thường sau khi sinh ở Cần ThơBS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chobiết, cả 5 trường hợp đều nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng huyết nặng, sốcnhiễm trùng nặng, suy hô hấp, suy đa tạng, hôn mê và bị hoại tử các đầu chi nặngnề.
Trong đó có 2 trường hợp cùng nhập viện ngày 4/7 bị suy đa phủ tạng, diễntiến nặng, đã tử vong được xác định là Bùi Xuân H. (55 tuổi, Hoà Bình) và TrịnhVăn T. (40 tuổi, Ninh Bình). Cả 2 đều có tiền sử ăn tiết canh.
![]() |
Phần lớn các ca nhiễm liên cầu lợn là do ăn tiết canh. |
Bệnh nhân H. ăn tiết canh thịt lợn nhà vào ngày 1/7. Sau một ngày sốt, bệnhnhân rơi vào hôn mê, xuất hiện nhiều nốt ban ở vùng mặt, tai, tay chân...
Ngày 4/7, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khiđã hôn mê sâu, tụt huyết áp, sốc nhiễm trùng.
Đến ngày 5/7, do diễn biến quá nặng, tiên lượng tử vong cao nên gia đình đãxin cho bệnh nhân về nhà.
Tương tự, trường bệnh nhân T. ở Ninh Bình có tiền sử nghiện rượu và ăn lònglợn tiết canh. Bệnh nhân được chuyển vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vìsốc nhiễm khuẩn và đã tử vong sau đó.
Đến sáng 7/7, trong số 3 bệnh nhân đang điều trị còn lại, có 2 trường hợp đã xin về nhà, trường hợp còn lại đã thoát sốc nhưng tiên lượng thời gian điều trị còn kéo dàivà rất tốn kém.
Theo BS Cấp, hàng tháng bệnh viện vẫn tiếp nhận rải rác 4-5 ca nhiễm liên cầulợn. Tuy nhiên dồn dập 5 ca trong 3 ngày như vừa qua là đột biến, nguyên nhân cóthể do thời tiết nắng nóng, tiết canh nhiễm khuẩn để lâu là môi trường thuận lợicho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnhliên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sangngười, chủ yếu từ lợn, liên quan đến các sản phẩm tiết canh, thịt và phủ tạngchưa được nấu chín.
Người bị bệnh có biểu hiện đa dạng nhưng hay gặp nhất là 2 thể viêm màng nãovà sốc nhiễm khuẩn. Bệnh thường để lại biến chứng nặng và có thể tiến triểnnhanh thành suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Ông Phu khuyến cáo, người dân không nên ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sảnphẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khácthường, xuất huyết hoặc phù nề.
Ngoài ra khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn cần sử dụng găng tay vàthường xuyên rửa tay với xà phòng.
M.Anh
" alt=""/>Nhậu tiết canh, 2 người tử vong