
 |
Chiếc Honda Air Blade đời 2012 hóa thân thành “bán tải 3 bánh” chuyên dụng cho người khuyết tật. |
Từ một chiếc Honda AirBlade cũ đời 2012 mua lại giá khoảng 18 triệu đồng, người chủ xe mong muốn có một phương tiện giúp mình đi lại hàng ngày ở khoảng cách xa, thay vì loanh quanh với chiếc xe lăn hoặc phải nhờ sự trợ giúp của người khác.
Clip độ xe Honda Air Blade thành xe chuyên chở người tàn tật
Honda Air Blade đời này sử dụng động cơ phun xăng điện tử 125cc, kết hợp hệ thống phanh kết hợp (Combi Brake) phân bổ lực phanh trên cả hai bánh khi người điều khiển sử dụng phanh bên trái, là một lựa chọn phù hợp để dựng theo ý tưởng tạo hình một chiếc xe chuyên chở người tàn tật cùng xe lăn.
 |
Chiếc xe được cấu tạo với hai phần gồm thân vỏ xe Honda cùng động cơ và phần thùng gò tôn. |
Anh Đoàn Quý cho biết đã phải mất khoảng 2 tháng từ lúc lên ý tưởng cho đến tự tay làm từng công đoạn “độ” xe. Trước tiên chiếc Honda Air Blade sẽ được tháo rời các chi tiết, đồ điện, khung được cắt làm đôi để tiện việc đấu nối sau này.
“Khung thùng xe được làm từ sắt ống mạ kẽm và vỏ thùng gò bằng tay. Chiếc xe có cấu tạo giúp người khuyết tật tự lên thùng từ phía sau, tự đóng chốt cửa. Khởi động và di chuyển bình thường như các loại xe tay ga, nhưng tôi có chế thêm số lùi để dễ thao tác quay đầu. Chi phí cả mua xe lẫn công làm khoảng 57 triệu đồng”, anh Quý cho biết.
 |
Người khuyết tật có thể tự lên xe từ phía sau, một chiếc cần gạt sẽ giúp tự đóng mở phần sàn sau kiêm cầu nâng. |
Quan sát chiếc “bán tải 3 bánh” độc đáo này có thể thấy người thợ đã rất quan tâm đến các chi tiết phục vụ trực tiếp cho sự an toàn của người khuyết tật khi di chuyển bằng chiếc xe khá cồng kềnh. Ngoài việc giữ lại cụm đầu xe nguyên bản với các tính năng đèn chiếu sáng, xi-nhan, anh Quý còn chế thêm đèn xi-nhan và đèn gầm ở mặt trước thùng xe. Phía sau, người thợ chế cụm đèn gồm 3 loại là: đèn xi-nhan, đèn phanh và đèn lùi.
 |
Chiếc xe có khoảng trống trên sàn thùng để người khuyết tật có thể ngồi xe lăn và điều khiển xe, phía sau có ghế ngồi để chở thêm một người nữa. |
 |
Do phần thùng xe chiếm trọng lượng khá nặng nên hai bánh sau, mỗi bánh có tới 2 giảm xóc lò xo. |
 |
Chiếc xe vẫn giữ cụm đầu Honda Air Blade với các tính năng nguyên bản. |
 |
Chiếc xe hoàn thành là một sản phẩm đặt hàng riêng của khách hàng ở Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. |
Đình Quý

SH 150 nhập Ý đời 2012 biển ngũ quý được rao bán giá 300 triệu đồng
Không chỉ có được ngoại hình đẹp mắt, chiếc xe còn sở hữu biển số đẹp đáng mơ ước, nhưng mức giá lại khá là hợp lý.
" alt=""/>Ngắm “bán tải 3 bánh” Honda AirBlade của dân chơi Bình Định
Phòng cháy chữa cháy - bài toán cũ, giải pháp mới từ VeracityĐại bộ phận các công trình chung cư cao tầng và lối sống chung cư mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 20 năm trở lại, và đặc biệt gia tăng mạnh mẽ trong những năm 2010.
Các khái niệm về an toàn PCCC tại những công trình này trên thực tế còn khá mới mẻ; người dân gần như không có kinh nghiệm trong phòng cháy cũng như phản ứng tại các công trình cao tầng ngoại trừ một số dịp tập huấn định kỳ của các cơ quan hữu quan, phụ trách tòa nhà. Hơn thế nữa, các căn hộ chung cư hiện đại thường sử dụng các đồ nội thất làm từ các chất liệu dễ bắt lửa như xốp, giấy, nhựa. Đây chính là cơ hội rất tốt đối với “giặc lửa” đe dọa tới tính mạng và tài sản của người dân.
Công ty Veracity - CĐT của dự án Summit Building nhận thấy không thể quá phụ thuộc vào ý thức của người dân hay năng lực đội ngũ quản lý vận hành trong việc đảm bảo an toàn PCCC mà trách nhiệm này cần được san sẻ bớt, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro. Bởi vậy, tại dự án Summit Building, Veracity đã lựa chọn đầu tư ứng dụng công nghệ tự động hóa cho các hệ thống hạ tầng nằm bên ngoài và bên trong kết cấu của tòa nhà.
Đồng thời, Veracity cũng tiếp tục mạnh tay chi trả cho gói dịch vụ kiểm định toàn của tổ chức danh tiếng UL, nhằm “mượn” thêm những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy từ 200 năm phòng chống hỏa hoạn của các quốc gia phát triển.
 |
Veracity & UL cùng đại diện các bên ký kết dịch vụ an toàn |
Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh tại Summit Building
Các giải pháp tự động hóa tại Summit Building có tính tích hợp, phủ khắp toàn bộ công trình, từ các hệ thống vận hành của tòa nhà bao gồm hệ thống điện chiếu sáng, thông gió, điều hòa không khí, camera an ninh, kiểm soát ra vào, hệ thống phòng cháy chữa cháy,... cho tới các hệ thống cảm biến, đầu xử lý tín hiệu tại các thiết bị, công tắc tại từng phòng của các căn hộ. Nhờ đó, người sử dụng và chủ đầu tư có thể khiến công trình an toàn hơn nhờ sự kiểm soát và can thiệp kịp thời từ các hệ thống an toàn tự động ngắt nguồn điện hoặc cảnh báo sớm cho đội ngũ quản lý và các lực lượng cứu hỏa.
So với các tòa nhà cùng ứng dụng các thiết bị thông minh nhưng được sử dụng riêng rẽ, tách biệt, thì một công trình kết nối tổng thể như Summit Building mang lại hiệu quả vận hành tối ưu hơn nhiều nhờ có khả năng tích hợp và điều khiển tập trung trên nền tảng hợp nhất. Đồng thời trong các tình huống sự cố hỏa hoạn, cháy nổ, các luồng thông tin có thể được xử lý, và thông báo trả lại tức thì một cách chính xác và đầy đủ. Điều này cho phép các giải pháp hoặc lực lượng cứu hóa chuyên nghiệp can thiệp, dập tắt từ sớm, hoặc thậm chí cảnh báo trước khi rủi ro xảy ra.
Việc các nhân sự với rủi ro sai số, thiếu sót trong quá trình xử lý thông tin được thay thế hoàn toàn bởi các thuật toán, và cũng như các thiết bị đo lường có độ chính xác cao, giúp giảm tối thiểu các nguy cơ.
Sẵn sàng ứng phó với các hiểm họa mất an toàn PCCC
Bên cạnh các hệ thống báo cháy hoạt động 24/7, chủ đầu tư cho hay các căn hộ tại Summit Building đều được đảm bảo an toàn bởi hệ thống đầu Sprinkler bên trong các phòng, cũng như sự hiện diện của các thiết bị chữa cháy tại chỗ, nằm ngay tại khu vực không gian chung.
Không chỉ xử lý các đám cháy bên trong tòa nhà, Veracity còn đưa việc PCCC lên một tầng cao mới, với một trong những giải pháp tân tiến nhất hiện nay của tập đoàn Johnson Control, xử lý các đám cháy xảy ra bên ngoài tòa nhà, nơi mà hầu hết các phương pháp chữa cháy phổ thông không thể tiếp cận do đặc thù về độ cao và độ khó trong xử lý đám cháy tại không gian mở.
Đây là loại hỏa hoạn đặc biệt nguy hiểm đối với các công trình tòa nhà cao tầng, mà mới đây các chuyên gia PCCC vẫn còn vô cùng đau đầu. Sự nguy hiểm xuất phá từ việc ngọn lửa nằm ở diện ngoài hoặc ở các khu vực tiếp giáp với diện ngoài thì cơ hội cho việc phát hiện, tiếp cận và xử lý kịp thời sẽ gần như bằng 0; do phần lớn các hệ thống giám sát an toàn tập trung kiểm soát không gian bên trong tòa nhà.
Hiệu ứng ống khói sẽ giúp đám cháy loại này nhanh chóng lan rộng lên các tầng trên chỉ trong thời gian được tính bằng giây. Ví dụ như tại khách sạn Address Downtown - Dubai (2016) cũng chỉ mất 120s để lửa lan từ tầng thứ 4 lên tầng thứ 20.
Với cảm biến nhiệt, hệ thống cánh tay robot SpraySafe có khả năng phát hiện và xử lý các đám cháy trong diện tích 15-17 tầng nhà, theo tất cả các hướng, với tốc độ triển khai tính bằng giây. Qua đó, giảm thiểu tối đa nguy cơ đám cháy lan trên diện ngoài các công trình cao tầng…
Ngọc Minh
" alt=""/>Cách Veracity giảm nỗi lo về an toàn phòng cháy chữa cháy