













NSND Lê Dung, người thầy trực tiếp của Việt Hoàn tại Nhạc viện Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự nghiệp của anh. Không chỉ miễn học phí, NSND Lê Dung còn hỗ trợ Việt Hoàn về mặt tài chính và tạo điều kiện cho anh có cơ hội biểu diễn tại các phòng trà. Sự hỗ trợ này đã giúp Việt Hoàn vượt qua những khó khăn ban đầu khi theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp.
Nhờ sự dìu dắt của những người thầy tài năng, cùng với nỗ lực không ngừng của bản thân, Việt Hoàn đã gặt hái nhiều thành công. Anh đoạt Huy chương Vàng đơn ca toàn quốc năm 1998, cúp Bạc tại Liên hoan âm nhạc quốc tế ở Bình Nhưỡng năm 2004, và được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 2006.
Được mệnh danh là "chàng Trương Chi" của làng nhạc đỏ Việt Nam, Việt Hoàn cùng với Đăng Dương và Trọng Tấn đã tạo nên một bộ ba nổi tiếng, làm say lòng khán giả trong suốt nhiều thập niên. Giọng ca truyền cảm của anh đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những ca khúc như: Gửi em ở cuối sông Hồng, Chào em cô gái Lam Hồng, Thuyền và biển hay Việt Nam quê hương tôi.
Chia sẻ về tình bạn đẹp với Đăng Dương và Trọng Tấn, Việt Hoàn từng tự hào: "Chúng tôi đến với nhau không phải với tư cách nhóm nhạc mà tình cờ khi thầy Quang Thọ cho cả ba cùng đi thi hát và được giải Vàng. Tôi trân trọng Đăng Dương và Trọng Tấn bởi cả hai đều hoạt động nghệ thuật chân chính, đời tư trong sạch".
Sống bình yên ở nhà vườn rộng 2.000m2
Hiện nay, sau nhiều năm cống hiến cho nghệ thuật, NSƯT Việt Hoàn đã chọn cuộc sống bình yên tại một trang trại ngoại ô Hà Nội.
Anh chia sẻ muốn tạm dừng sự nghiệp nghệ thuật ở tuổi 60. Về quan điểm này, Việt Hoàn bày tỏ: "Tôi muốn khán giả nhớ về Việt Hoàn là nhớ về một giọng hát tình cảm, đầy ắp nhiệt huyết, hình ảnh thật đẹp ở thời gian đẹp nhất". Anh tin rằng việc biết khi nào nên dừng lại là cách để tôn trọng chính mình và công chúng.
Từ năm 45 tuổi, khi những nếp nhăn bắt đầu hằn trên trán, Việt Hoàn đã bắt đầu chuẩn bị cho ngày giã từ sân khấu. Anh đã xây dựng trang trại làm homestay, mở cửa hàng kinh doanh sơn và thực hiện series chương trình Đồi gió hát. Những hoạt động này không chỉ đảm bảo kinh tế mà còn thể hiện tình yêu của anh đối với thiên nhiên và cuộc sống dân dã.
Hiện tại, Việt Hoàn đang sống trong một nhà vườn rộng 2.000m2 ở Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km. Cách đó 5km, anh còn sở hữu một trang trại trên đồi có diện tích hơn chục nghìn m2. Tại đây, anh tận hưởng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, trồng nhiều loại cây ăn trái như mít, cherry, sơ ri, chăm sóc vườn rau và nuôi nhiều loại động vật như gà, cá, chim công, chim trĩ, diều hâu lửa, vẹt, thỏ, dúi và ngỗng.
Việt Hoàn chia sẻ về cuộc sống hiện tại: "Một ngày trong trang trại của tôi chủ yếu là ăn uống, tập thể dục, làm vườn, đi ngủ và mơ về những chuyến du lịch". Anh nhấn mạnh: "Ngoài thời gian đi hát, tôi chăm sóc, vun trồng từng nhành cây trong trang trại". Anh tin rằng lựa chọn cuộc sống vùng ngoại thành, tránh xa khói bụi, tiếng ồn sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong thời gian tới.
Dù không còn nhiều show diễn như các ca sĩ trẻ, Việt Hoàn vẫn hài lòng với cuộc sống hiện tại. Anh tâm sự: "Tôi biết ơn khán giả đã cưu mang mình và tôi tự hào với nghề. Tôi đã dồn hết tâm huyết và hy sinh tất cả cho âm nhạc". Anh cũng nhấn mạnh: "Nghệ sĩ không phải ai cũng giàu có, không phải dòng nhạc nào cũng kiếm được nhiều tiền. Nhưng nếu chỉ nghĩ đến cát-sê thì không thể trở thành nghệ sĩ đích thực".
Ngoài ra, Việt Hoàn còn ấp ủ dự án xây dựng viện dưỡng lão cho các nghệ sĩ neo đơn trên mảnh đất 10.000m2 mà một người bạn đã hứa cho anh sử dụng.
"Nếu tôi làm được, tôi tin rằng nhiều nghệ sĩ khó khăn, neo đơn sẽ không phải sống nhờ vào sự kêu gọi hay những buổi biểu diễn từ thiện mong khán giả phải giúp đỡ mình nữa", anh tâm sự.
NSƯT Việt Hoàn hát “Nắng ấm quê hương”:
Ảnh: Tư liệu
Dự thảo chính sách cho biết “AI là công nghệ nền tảng và chiến lược thúc đẩy vòng cách mạng công nghệ và chuyển đổi công nghiệp mới”. Bằng cách đẩy nhanh quá trình hội nhập của AI vào nền kinh tế đất nước, Trung Quốc kỳ vọng sẽ “thay đổi sâu sắc mô hình sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế”.
Theo MIIT, AI “đóng vai trò quan trọng” trong việc nâng cao năng lực sản xuất và năng lực Internet của nền kinh tế số hai thế giới.
Trung Quốc hiện có hơn 4.500 công ty AI. Theo dữ liệu chính thức, ngành công nghiệp AI cốt lõi của nước này có quy mô hơn 587 tỷ NDT (khoảng 81 tỷ USD) vào năm 2023, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
You Chuanman, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Quản lý và Quản trị Toàn cầu, cho biết dự thảo chính sách của MIIT đã áp dụng cách tiếp cận ủng hộ thị trường, thay vì quy định chỉ huy và kiểm soát thông thường, để hướng dẫn và thúc đẩy sự phát triển ngành AI của Trung Quốc.
“Cách tiếp cận này thiên về việc cho phép và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ cũng như hệ sinh thái của nó”, ông You nói thêm và nhận định các ngành công nghiệp khác cũng sẽ được hưởng lợi.
Chính sách dự thảo của MIIT đã liệt kê tổng cộng 12 lĩnh vực là công nghệ quan trọng trong chuỗi cung ứng AI, gồm xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và học máy.
Chuỗi công nghiệp AI của Trung Quốc, theo dự thảo chính sách, bao gồm bốn lớp: Nền tảng (sức mạnh tính toán, thuật toán và dữ liệu cần thiết để đào tạo LLM), khuôn khổ, mô hình và ứng dụng.
Vào tháng 4/2024, Alibaba Group Holding và Chủ tịch Joe Tsai cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên podcast rằng, Trung Quốc đã kém Mỹ hai năm trong cuộc đua toàn cầu về phát triển AI, khi các doanh nghiệp đại lục phải vật lộn với các hạn chế xuất khẩu công nghệ của Washington.
Bắc Kinh cũng đã phát động sáng kiến AI Plus - chiến lược nhằm thúc đẩy mở rộng nền kinh tế kỹ thuật số thông qua mũi nhọn là chuyển đổi và hiện đại hoá các lĩnh vực sản xuất.
(Theo SCMP, Xinhua)
1. Bà Lê Thị Thu Hà vừa gửi đơn kiện đến Tòa án huyện Bình Chánh yêu cầu bồi thường thiệt hại từ việc mua căn hộ của Công ty 584 tại dự án Chung cư 584 Tân Kiên (Bình Chánh, TP.HCM). Theo đơn kiện, ngày 5-5-2008, bà Hà đã ký hợp đồng với Công ty 584 để mua căn hộ C2-7, diện tích 84,32m2, tổng giá trị 704.072.000 đồng, thời gian bàn giao căn hộ cuối tháng 12-2009. Hợp đồng quy định nếu Công ty 584 bàn giao căn hộ không đúng thời gian đã cam kết sẽ chịu phạt theo lãi suất 0,06%/ngày/giá trị số tiền người mua căn hộ đã nộp (tương đương 1,8%/tháng).
Bà Hà đã nộp tiền theo đúng tiến độ thông báo trong hợp đồng, nhưng Công ty 584 thông báo vì lý do thay đổi thiết kế công trình nên việc xây dựng bị chậm trễ. Công ty 584 yêu cầu bà Hà ký phụ lục hợp đồng 01 vào ngày 17-2-2011, với nội dung điều chỉnh diện tích căn hộ và theo đó điều chỉnh giá trị căn hộ, thời gian bàn giao căn hộ quý II-2011 (trễ hơn hợp đồng ký ban đầu 1 năm rưỡi).
Đến nay bà Hà đã nộp 89% giá trị hợp đồng nhưng Công ty 584 vẫn không tiếp tục thi công, thời gian chậm bàn giao căn hộ so với hợp đồng là 59 tháng. Do đó, căn cứ vào hợp đồng bà Hà yêu cầu Công ty 584 bồi thường số tiền chậm bàn giao căn hộ là 660 triệu đồng (làm tròn) và hoàn trả số tiền đã nộp cho chủ đầu tư. Tương tự bà Hà, nhiều khách hàng khác cũng đã nộp đơn kiện Công ty 584 để yêu cầu bồi thường.
Theo thiết kế ban đầu, khu dân cư và căn hộ cao tầng 584 Tân Kiên gồm 114 nền nhà liên kế, 2 block chung cư, chung cư A gồm 420 căn hộ, chung cư B có 532 căn hộ. Chung cư B đã được nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng từ cuối tháng 3-2011. Chung cư A dù hoàn thành được hơn 80%, khách hàng đã thanh toán 80-90% nhưng vẫn không được bàn giao nhà, chủ đầu tư xin chuyển đổi công năng nhiều lần. Lý giải cho việc không giao nhà, thu hồi dự án nhà ở chuyển thành bệnh viện, Công ty 584 cho biết nhằm tháo gỡ các áp lực tài chính của công ty và đại đa số khách hàng. Sau khi xin chuyển đổi công năng thành bệnh viện 1.000 giường không thành, năm 2013 Công ty 584 tiếp tục xin chuyển đổi công năng của dự án sang dạng nhà ở xã hội. Dù đã xin chuyển đổi công năng nhiều lần nhưng đến nay dự án trên vẫn đang bỏ dở, block A vẫn chưa hoàn thành, nhiều người dân đã đóng tiền mua nhà vẫn phải chờ…
2. Hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại dự án 584 Lilama SHB Building tại 348 Trịnh Đình Trọng, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú vừa gửi đơn lên Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cùng hàng loạt cơ quan chức năng để “cầu cứu”. Theo đơn kêu cứu, khách hàng mua căn hộ tại dự án này vào năm 2009 từ chủ đầu tư là Công ty Lilama SHB, nhưng đến tháng 5-2013 dự án được chuyển nhượng cho chủ đầu tư mới là Công ty 584.
Vào tháng 11-2013, Công ty 584 gửi Thông báo 594/2013/TB-TĐT về việc bàn giao và hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng, trong đó ghi rõ: “Từ ngày 1-1-2013 Công ty 584 đã hoàn thành công tác nhận bàn giao hiện trạng dự án từ Công ty Lilama SHB, đồng thời chịu trách nhiệm tiếp tục triển khai và hoàn thành dự án cũng như giải quyết các nhu cầu của khách hàng đã ký hợp đồng mua bán”.
Tuy nhiên, sau đó dự án vẫn ngưng trệ, chủ đầu tư và khách hàng đã nhiều lần ngồi lại tìm phương hướng giải quyết nhưng bất thành. Các cơ quan từ TP đến quận, phường đều đã vào cuộc nhưng vụ việc vẫn chưa đến đâu.
Ngày 14-6 chúng tôi đã đến dự án, nhưng bốn bề cửa đóng, không một bóng người. Toàn bộ dự án cơ bản đã xây xong phần thô nhưng lâu ngày không triển khai nên có dấu hiệu xuống cấp. “Đa số khách hàng đã vay mượn vàng khi giá 28 triệu đồng/lượng để mua nhà và trả nợ khi giá lên 40 triệu đồng/lượng. Chúng tôi cũng đã mất khoản lãi suất gửi tiết kiệm trong 5 năm qua vì Công ty 584.
Vì dự án mà gia đình xào xáo, nợ nần chồng chất, không có chốn an cư… trong khi những người có trách nhiệm từ chủ đầu tư lại trốn tránh” - đơn của người dân gửi Bí thư Thăng viết.
![]() |
Dự án 584 Lilama SHB Building tại 348 Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú. Ảnh: TRÀ GIANG. |
3. Tại một dự án khác do Công ty 584 làm chủ đầu tư, người dân may mắn hơn vì đã được bàn giao nhà và vào ở nhiều năm. Tuy nhiên, dự án đã bị cơ quan chức năng tháo dỡ nhiều hạng mục do xây dựng không phép. Đó là chung cư 584 Lũy Bán Bích (quận Tân Phú), đã bị thanh tra Sở Xây dựng TP buộc chủ đầu tư phải tháo dỡ hơn 3.000m2 công trình vi phạm xây dựng trong chung cư.
Cụ thể, chủ đầu tư đã xây dựng không phép tòa nhà 2 tầng tại mặt bằng của lô đất xây chung cư, penthouse, căng-tin, phòng bida, nhà thể dục thể thao... ở sân thượng với tổng diện tích không phép hơn 1.450m2. Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã phân chia, chuyển mục đích sử dụng mặt bằng tầng trệt và tầng hầm gần 1.600m2 để làm văn phòng công ty (hơn 1.000m2), quán cà phê, nhà hàng...
Chung cư trên đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2008 nhưng cơ quan chức năng không phát hiện những sai phạm này. Mãi đến năm 2014 cơ quan chức năng mới phát hiện và Thanh tra Sở Xây dựng ban hành quyết định buộc chủ đầu tư khắc phục hậu quả vào tháng 9-2014 do đã hết thời hiệu xử phạt hành chính.
Theo Đầu tư tài chính
" alt=""/>Khốn đốn những dự án 584