Thông qua các tác phẩm trưng bày tại triển lãm, VCCA muốn truyền tải tới cộng đồng thông điệp mạnh mẽ về tác hại của rác thải nhựa và ý thức sử dụng đồ nhựa, hạn chế gây tác động tiêu cực đến môi trường.“Hành tinh nhựa” giới thiệu tới công chúng 4 tác phẩm sắp đặt, điêu khắc của nhóm nghệ sĩ đến từ Tòhe (một doanh nghiệp xã hội ứng dụng sáng tạo nghệ thuật), bao gồm: Đại dương; Cánh đồng; Lốc xoáy; Gia đình.
 |
Tác phẩm “Lốc xoáy” cao tới 4,5m được ráp nối từ hàng trăm vật liệu nhựa đã qua sử dụng. |
Các tác phẩm đều được làm từ nhựa đã qua sử dụng như ống hút, ni lông, chai nước, đồ gia dụng…được ráp nối khéo léo thành những tác phẩm kích cỡ lớn, có những tác phẩm cao gần 4m, dài tới 18m.
Từ sự quan sát thực tế về môi trường sống ngập tràn nhựa, các nghệ sĩ đã sáng tạo nên một thế giới mà ở đó những yếu tố của tự nhiên như đất, nước, gió được “nhựa hóa”, trở thành những cánh đồng ống hút, đại dương ni lông…
Các tác phẩm được đặt cạnh nhau tạo thành một thế giới nhựa nghệ thuật đầy màu sắc, nhưng gợi nhắc đến thế giới thực tại ngập tràn rác thải nhựa ở khắp mọi nơi: trong thiên nhiên, trong cuộc sống thường nhật, thậm trí trong sự sống của mọi loài sinh vật, trong đó có cơ thể con người.
Thông qua hàng vạn vật liệu nhựa đã qua sử dụng, được thu gom và đóng góp từ khắp mọi nơi, triển lãm mở ra những góc nhìn không giới hạn về cuộc sống, về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người, và giữa con người với chính bản thân mình, mà trong đó, nhựa là một hiện hữu, không thể chối bỏ.
 |
“Vùng an toàn” là tác phẩm sắp đặt sử dụng tranh vẽ của các nghệ sĩ nhí, trong đó có những bức tranh của các em nhỏ tự kỷ |
“Liệu nhựa là thế giới của chúng ta hay chính chúng ta đang là thế giới của nhựa?” là thông điệp gợi mở về những chiêm nghiệm về giá trị của nhựa - vốn là một phát minh quan trọng của nhân loại, song qua quá trình sử dụng thiếu ý thức của con người đã gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực đối với môi trường sống. Từ đó, khuyến khích cộng đồng hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, sử dụng đồ nhựa có ý thức hơn, và trân trọng môi trường sống hơn.
Bên cạnh 4 tác phẩm từ các nghệ sĩ, “Hành tinh nhựa” còn mang đến hai tác phẩm của các nghệ sĩ nhí.
Tác phẩm thứ nhất mang tên “Vùng an toàn” là tác phẩm sắp đặt sử dụng tranh vẽ của các nghệ sĩ nhí, đặc biệt, trong đó có những bức tranh của các em nhỏ tự kỷ - hứa hẹn mang đến không gian tươi sáng, gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi.
 |
Tác phẩm “Hộp bí mật” – nơi khán giả có thể trải nghiệm bằng nhiều giác quan gợi mở những liên tưởng phong phú về thế giới xung quanh |
Thứ hai là tác phẩm tương tác mang tên “Hộp bí mật” - nơi khán giả có thể trải nghiệm bằng nhiều giác quan (nghe - nhìn - chạm). Những âm thanh ở nhiều bối cảnh đa dạng, những góc nhìn mới mẻ hay những ‘cái chạm’ giàu cảm giác sẽ đặt mỗi người vào những vị trí khác, từ đó kết nối với bản thân và gợi mở những liên tưởng phong phú về thế giới xung quanh.
Triển lãm mở cửa tự do từ ngày 21/6 - 18/8/2019 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) ở B1 - R3, Vincom Mega Mall Royal City (72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Trong khuôn khổ triển lãm, VCCA sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục nghệ thuật với nhiều loại hình đa dạng như hòa nhạc, workshop, tour tham quan triển lãm cho thiếu nhi.
Chương trình chi tiết sẽ được cập nhật thường xuyên trên website http://vccavietnam.com/ và trang fanpage chính thức của trung tâm.
Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) là tổ chức phi lợi nhuận thuộc Tập đoàn Vingroup, với sứ mệnh mở ra cơ hội thưởng thức cái đẹp và trải nghiệm nghệ thuật cho tất cả mọi người; mang tới công chúng những tác phẩm và hoạt động nghệ thuật chất lượng, góp phần xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam phát triển bền vững. Trung tâm phát triển trên cơ sở các hoạt động nghệ thuật đa dạng với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tiêu chuẩn quốc tế, hội tụ những người làm nghệ thuật tài năng và tâm huyết trong và ngoài nước. Tòhe là một doanh nghiệp xã hội ứng dụng sáng tạo nghệ thuật, hoạt động từ năm 2006. Với mô hình sân chơi nghệ thuật miễn phí, Tòhe khởi động và duy trì mảng hoạt động Tòhe Fun mang đến cho trẻ em đặc biệt (trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn) cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm nghệ thuật. Khởi nguồn từ sân chơi này, nhiều triển lãm nghệ thuật với hàng nghìn tác phẩm của các Nghệ sĩ nhí đã được trưng bày, giới thiệu tới công chúng vẻ đẹp trong sáng, đầy sáng tạo và phá cách trong tranh vẽ của trẻ em. |
Minh Tuấn
" alt=""/>‘Hành tinh nhựa’ đầy màu sắc ở Trung tâm Nghệ thuật đương đại VCCA
8 năm kết hôn nhưng vợ chồng tôi vẫn sống trong cảnh nhà thuê chật chội. Mùa hè nóng như đổ lửa, hơi nóng từ mái tôn hầm hập đổ xuống, cả nhà đưa nhau vào trung tâm thương mại hưởng ‘ké’ điều hòa.Trước đây, hai vợ chồng tôi tốt nghiệp đại học nhưng xoay sở vài năm không xin được việc đúng chuyên ngành. Tôi chẳng may dính bầu nên đành tổ chức cưới. Toàn bộ quà cưới được hai bên gia đình tặng, tôi mua chiếc xe máy mới cho anh đi làm nhân viên thị trường.
 |
Ảnh: Thành Hưng |
Tôi ở nhà làm việc nhẹ nhàng, nhận đồ về may gia công. Thu nhập không cao nhưng cũng đủ chi trả tiền nhà trọ, điện nước.
Khi con được 1 năm, tôi gửi con đến nhà trẻ tư, xin vào nhà máy làm công nhân. Tuy vậy, kinh tế gia đình cũng không khá khẩm hơn. Hàng tháng đến hạn nộp tiền nhà, tiền học cho con, hai vợ chồng lại cãi vã nảy lửa.
Tôi không tiếc lời trách chồng bất tài, để vợ con chịu cảnh đói khổ. Chồng lại chì chiết, vì tôi mà đời anh bế tắc.
Hai vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. Sau mỗi lần như vậy, chồng tôi lại tức giận, bỏ ra ngoài nhậu với bạn.
Thời sinh viên, chồng tôi thuộc diện điển trai, chịu khó học hành. Anh được Lan - con gái bà chủ tiệm vàng để ý. Lan học chung lớp với chúng tôi.
Trong khi bạn bè cùng trang lứa tiết kiệm từng đồng mua sách vở học, trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố, Lan đã có ô tô đi.
Khi ấy, mặc cho Lan tấn công, chồng tôi vẫn không đáp lại. Bởi anh đã đem lòng yêu tôi, hi vọng xây dựng tổ ấm gia đình.
Anh cho rằng, chỉ cần nỗ lực, chúng tôi sẽ bám trụ được ở thành phố. Vậy nhưng đến nay, cuộc sống của hai vợ chồng chưa bao giờ dễ dàng.
Dạo gần đây, tôi nhận thấy chồng có nhiều thay đổi. Mỗi lần về, anh tắm giặt, ngồi ôm điện thoại cho đến đêm. Chuyện sinh hoạt vợ chồng thưa thớt. Anh lấy lý do mệt mỏi để thoái thác. Có khi cả tháng hai vợ chồng mới gần gũi một lần.
Lạnh nhạt với vợ đã đành, đằng này đến con anh cũng không quan tâm.
Cho rằng chồng bị trầm cảm, muốn trốn tránh mọi thứ, tôi cố gắng tạo không khí vui vẻ, động viên chồng. Để giảm bớt gánh nặng cho anh, tôi xin việc làm thêm, dọn phòng trong một nhà nghỉ. Thù lao mỗi tháng cũng được ba triệu đồng.
Ở nơi đó, tôi đã chứng kiến nhiều vụ đánh ghen và những cuộc tình chớp nhoáng ‘ngoài chồng, ngoài vợ’…
Tôi tự nhủ, dù nghèo khó nhưng tôi vẫn có một mái ấm đúng nghĩa, không phải sống trong cảnh đau khổ dằn vặt như những người phụ nữ đến đây tìm chồng.
Một hôm, vừa tan ca ở nhà máy, tôi tất tả đến nhà nghỉ. Cuối tuần, nhà nghỉ đông hơn thường lệ.
Tôi cần mẫn lau chùi khu vực hành lang tầng 3 thì được bà chủ báo xuống tầng, giao mang thêm khăn bông và cơm lên cho khách ở căn phòng số 206 do nhân viên phục vụ phòng nghỉ đột xuất.
Sau hồi chuông, một người đàn ông ra mở cửa. Tôi choáng váng khi thấy mặt chồng, phía sau là Lan ăn mặc khá trễ nải.
Chồng ngỡ ngàng, không ngờ bị tôi bắt gặp trong tình cảnh này. Anh luống cuống thanh minh.
Thế nhưng Lan chạy đến, ôm chặt cánh tay chồng tôi. Cô tuyên bố: ‘Anh không phải ngại, đằng nào cũng phải dứt khoát. Giờ anh nói thẳng mọi chuyện đi’.
Không đợi chồng tôi lên tiếng, Lan nhanh chóng cho biết, họ đã qua lại một thời gian dài và dự định sẽ kết hôn sau khi anh ly hôn tôi.
Sốc vì phát hiện ra bí mật của chồng, tôi chao đảo, suýt ngã xuống đất. Tôi nhìn chồng, đợi một lời nói từ anh nhưng đáp lại là sự im lặng.
Nước mắt lăn dài trên gò má, tôi quay lưng bước đi. Bão tố đã thực sự đến với tổ ấm của tôi.
Giờ còn có cơ hội để cứu vãn hay không? Xin hãy cho tôi lời khuyên.
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Lời tâm sự của vợ khi bắt gặp chồng ngoại tình trong nhà nghỉ