Tổng thống Salvador, Nayib Bukele, đã đánh cược sự nghiệp chính trị với việc thử nghiệm Bitcoin ở trong nước. Những tháng gần đây, đất nước này đã thêm hàng trăm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán. Ngày 21/1, Tổng thống Bukele tuyên bố trên Twitter đã bỏ thêm 15 triệu USD “bắt đáy” khi đồng tiền số giảm giá mạnh. Hiện Bitcoin đã giảm 50% so với đỉnh kỷ lục hồi tháng 11/2021.
IMF bày tỏ lo ngại về những rủi ro liên quan việc phát hành trái phiếu hỗ trợ bằng Bitcoin, kế hoạch mà Tổng thống Salvador đưa ra nhằm huy động 1 tỷ USD thông qua hợp tác với Blockstream, một công ty cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Một phần của kế hoạch đưa Bitcoin ra toàn quốc bao gồm việc ra mắt ví điện tử Chivo, không tính phí giao dịch và cho phép thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng. Với một quốc gia có hơn 70% dân số không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống, Chivo được xây dựng nhằm tạo ra trải nghiệm thuận tiện hơn cho những người chưa từng tham gia hệ thống ngân hàng.
IMF đồng ý rằng ví điện tử Chivo có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện thanh toán kỹ thuật số nhưng cũng nhấn mạnh sự cần thiết của “các quy định và giám sát chặt chẽ”. Nhiều người dân Salvador đã thông báo việc bị đánh cắp danh tính, khi hacker sử dụng số thẻ định danh của họ để mở tài khoản ví điện tử nhằm chiếm đoạt số Bitcoin trị giá 30 USD mà chính phủ “tặng” cho mỗi tài khoản mới.
IMF đã lên tiếng quan ngại về thử nghiệm Bitcoin của Salvador trong nhiều tháng nay. Tuyên bố hôm thứ Ba (25/1), lặp lại báo cáo đã được IMF công bố hồi tháng 11 năm ngoái, trong đó bày tỏ lo ngại về sự biến động mạnh của đồng tiền số này có thể dẫn đến những rủi ro đáng kể cho người dùng và Bitcoin không nên được sử dụng như một đồng tiền chính thức.
Những bất đồng xung quanh chính sách đối với đồng tiền số sẽ khiến quốc gia Trung Mỹ càng gặp khó khăn trong việc đạt thỏa thuận khoản vay trị giá 1,3 tỷ USD từ IMF.
Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, với các chính sách hiện hành, nợ công của El Salvador sẽ tăng lên 96% GDP vào năm 2026, đưa đất nước vào “con đường không bền vững”.
Vinh Ngô (Theo CNBC)
Trước các đợt bán tháo Bitcoin và những loại tiền số khác, các nhà đầu tư lo ngại “mùa đông” – những điều tồi tệ nhất – đã đến.
" alt=""/>Quỹ tiền tệ quốc tế kêu gọi El Salvador từ bỏ BitcoinCụ thể, với nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, cần xây dựng các nội dung truyền thông về chuyển đổi số thống nhất, đồng bộ và xuyên suốt từ Trung ương đến cấp xã, gắn với điều kiện đặc thù từng ngành, lĩnh vực của các bộ, ngành và địa phương nhưng vẫn tạo được nhận thức chung về chuyển đổi số trong toàn xã hội, bảo đảm đạt được mục đích và hiệu quả truyền thông cho từng đối tượng cụ thể, tránh làm hình thức, phong trào, lãng phí.
Đối với nhóm các nhiệm vụ phổ cập kỹ năng chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương được đề nghị cho ý kiến, thống nhất khung nội dung phổ cập kỹ năng số cho người dân và khung chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị do TT&TT chủ trì xây dựng; ưu tiên tổ chức phổ cập kỹ năng số, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs) để bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Được biết, nền tảng học trực tuyến mở MOOCs là 1 trong 35 nền tảng số quốc gia ưu tiên tập trung phát triển đã được Bộ TT&TT công bố tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ ba - năm 2021 diễn ra ngày 11/12/2021. Là nền tảng do Bộ TT&TT là cơ quan chủ quản, nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở MOOCs được xây dựng để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao cho người dân theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm của công dân số.
Còn với nhóm các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương cần cho ý kiến, thống nhất khung nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong cơ quan do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng.
Đồng thời, lựa chọn, cử cán bộ và bố trí kinh phí cho cán bộ tham gia chương trình đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số và các hoạt động của mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia theo điều phối của Bộ TT&TT.
Bộ TT&TT cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương bảo đảm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” từ nguồn chi thường xuyên thuộc ngân sách của các bộ, ngành trung ương và địa phương; nguồn vốn đầu tư công trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành trung ương và địa phương và các nguồn lực xã hội hóa.
Bên cạnh đó, giao đơn vị chuyên trách về CNTT (với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), các Sở TT&TT (với các địa phương) là đầu mối tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/1 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Để hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ 3 nhóm nhiệm vụ và 3 nhóm giải pháp, bao gồm: Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số; Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách; nhóm các giải pháp hỗ trợ triển khai; nhóm các giải pháp về cơ chế tài chính. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ TT&TT chủ trì tổ chức triển khai Đề án này. |
Vân Anh
“Cẩm nang Chuyển đổi số” vừa được Bộ TT&TT cho ra mắt. Tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu về chuyển đổi số, cẩm nang sẽ góp phần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam.
" alt=""/>Ưu tiên tổ chức phổ cập kỹ năng số trên Nền tảng học trực tuyến mở MOOCsMetaverse là nơi thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số liên kết với nhau. Con người sẽ tương tác trong vũ trụ ảo bằng sự kết hợp giữa thực tế ảo và thực tế tăng cường. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn đang dừng lại ở giai đoạn khái niệm.
Chủ tịch kiêm CEO Microsoft, ông Satya Nadella cho biết, game sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền tảng metaverse. Nếu metaverse là một tựa game nhập vai, người chơi sẽ là nhân vật được nhập vai trong game. Các tựa game thuộc sở hữu của Microsoft như Roblox hay Minecraft đều đã mang lại trải nghiệm nhập vai thú vị cho người chơi.
Tiềm năng của metaverse lớn đến mức CEO Mark Zuckerberg đã đổi tên công ty từ Facebook thành Meta. Một số thông báo gần đây cho thấy, Mark chi 10 tỷ USD mỗi năm để phát triển vũ trụ metaverse. Tuy nhiên, Microsoft “chơi lớn” khi bỏ luôn gần 70 tỷ USD vào canh bạc Activision, cho thấy quyết tâm của tập đoàn công nghệ hàng đầu này đối với metaverse.
Sở hữu thành công Activision, ngay lập tức Microsoft có quyền truy cập vào 390 triệu tài khoản hàng tháng của Activision với các tựa game khổng lồ như Call of Duty và Warcraft. Với tiềm năng của Activision cùng nền tảng máy chơi game Xbox độc quyền, Microsoft sẽ có lợi thế hơn trong việc cạnh tranh với mảng game console PlayStation của Sony.
Tuy nhiên, ý kiến của các nhà quản lý và các cơ quan lập pháp vẫn rất quan trọng đối trong thương vụ này. Nếu như mua lại Activision, Microsoft sẽ trở thành nhà sản xuất trò chơi lớn thứ ba thế giới. David Wagner, nhà phân tích và quản lý danh mục đầu tư tại Aptus Capital Advisors cho biết, việc này sẽ nhận được rất nhiều chú ý từ các nhà quản lý.
Lina Khan, lãnh đạo của Ủy ban Thương mại Liên bang, đã từng chống lại Meta bằng cách gửi đơn khiếu nại trong việc giải quyết các ông lớn công nghệ. Điều này cho thấy Microsoft đang thực hiện một bước tiến lớn trong một môi trường đầy sự thù địch.
Thái Hoàng (Theo The Guardian)
Microsoft vừa thông báo mua lại gã khổng lồ game video Activision Blizzard với giá 68,7 tỷ USD, trả hoàn toàn bằng tiền mặt.
" alt=""/>Game sẽ là trọng tâm của vũ trụ ảo