
 |
Nữ tài tử Amy Chua |
‘Ngồi trên cổ’ phụ huynh
Theo The Epoch Times, giáo sư Lu Zhehua của Đại học Bắc Kinh cho rằng gần đây hiện tượng ăn bám phụ huynhở đô thị trở thành phổ biến. Một trong những nguyên nhân sâu xa là cấu trúc 1:2:4 làm trẻ em được nuông chiều quá mức, quen “ăn sẵn”.
Tờ“Tin tức Thượng Hải buổi chiều”đăng báo cáo của nhà xã hội học có tiếng Jing Tiankui, nói mạnh hơn: “Trong hơn 65% gia đình ở Trung Quốc, trẻ con ngồi trên cổ bổ mẹ. Khoảng 30% người trẻ tuổi sống nhờ vào cha mẹ… Trong xã hội Trung Quốc, tệ ăn bám phát triển với tốc độ nhanh đến mức làm thay đổi nề nếp gia đình và trở thành vấn đề xã hội".
Những ngưởi trẻ tuổi “ăn bám” không hẳn chỉ là không tìm được việc làm, có cả những vị tìm cách chối bỏ khả năng có công ăn việc làm. Họ sống đời “giá áo túi cơm”, từ cơm ăn áo mặc, tiền nhà, chi phí đi lại, đến các các nhu cầu khác đều ngửa tay nhận từ hầu bao của song thân.
Họ thường là các chàng, nàng ở độ tuổi 23 -30, có thể tự lập, nhưng chọn cách dựa dẫm hoàn toàn vào bố mẹ. Cũng có những người “ăn bám” có mức độ theo nghĩa xây dựng gia đình, nhưng bố mẹ vẫn phải bao cấp rất nhiều, như một kiểu “địa y”.
Tin này thoạt đầu đã làm sửng sốt những ai từng nghe “Chiến ca Mẹ Hổ”.
Các thể loại
 |
Một dạng hổ con khác
|
Thành đạt trong thế hệ đầu Tiểu đế vương(Little Emperors) hẳn vẫn là các “công chúa hoàng tử” (princelings – lớp “con VIP lại làm VIP”) – hậu duệ của các đại tư bản mới, các quan chức - những ai hưởng đặc lợi từ cuộc cải cách kinh tế long trời lở đất ở xứ Vạn lý trường thành.
Trong số những ai không thành đạt (hoặc không muốn thành đạt) gồm cả những “địa y”. Và thế hệ “Hoa tuyết đài các”, nay mới ở lứa tuổi teen chắc sẽ là một trong những nguồn bổ sung cho lớp "địa y".
Những “Hoa tuyết đài các”, “Địa y”… của xã hội tiêu thụ hiện đại lại dấy lên các quan ngại về công nghệ giáo dục kiểu Trung Quốc trên các diễn đàn ngoài Hoa lục.
Ở mục Quan sát Trung quốc (China Watch)trên tờ The Punch, tác giả Lucy Kippist nêu hai quy tắc giáo dưỡng trẻ em “made in China”. Cách tạo ra những “Hoa tuyết đài các”, mới nổi (theo Lucy Kippist là những cậu ấm cô chiêu luôn phải có người kèm cặp, trông nom, luôn bối rối nêu được yêu cầu làm những việc dù vặt vãnh). Thứ hai, được biết đến ở phương Tây nhiều hơn, là dạy con theo “công nghệ mẹ Hổ”. Các bậc “cha mẹ Hổ” thường quá khắt khe, thường hung đồ, và đòi hỏi phải chấp hành họ mọi lúc, mọi nơi. Diễn đàn China Watchcho rằng kiểu đầu tư "méo" (crippling investment – què quặt, thiếu hệ thống) này sẽ còn đẻ ra cho nguồn nhân lực Đại lục những “quái thai”, như sự trả giá đầy nghịch lý.
Diễn đàn Nga bình sách “Chiến ca Mẹ Hổ” cho hay toàn hệ thống giáo dục (ở nhà, xã hội, ở trường) của Trung Quốc tập trung vào đạt thành tích cao nhất.
Đó là đường đua đạt kỷ lục, nơi các “huấn luyện viên” có thể ngầm dùng cả “doping”, và các “vận động viên” dù thành đạt hay thất bại, đều có thể bị tàn phế ít nhất về phần hồn.
Đó là một nền giáo dục chạy theo những con số, không vì con người. Người Nga cho rằng Trung quốc hiện vẫn khăng khăng đào tạo “hổ con” cho các trường đại học phương Tây.
“Yêu cho roi” và “câm như hến”
Bà Amy Chua (tác giả “Chiến ca Mẹ Hổ”) thì vẫn khẳng định rằng phương pháp của mình là “bách chiến bách thắng”, hiện được nhiều gia đình nhập cư gốc Á. Phi, Mỹ la tinh ở Hoa Kỳ noi theo.
Amy Chua tiết lộ “chiến lược giáo dục Trung Quốc” (trường phái của bà) dựa trên nền tảng đạo hiếu (đạo làm con) của Khổng giáo, và đây là cách tốt nhất để đảm bảo tương lai cho con em.
Để con thành đạt, nhất là để bám rễ vào xã hội phương Tây, ở nhà cha mẹ và con vào trận đánh nơi cha mẹ luôn thắng, còn trường sở là “chiến trường” nơi con mẹ Hổ phải thắng bằng mọi giá.
Cách dạy “mẹ Hổ” (cha mẹ độc đoán) là mang tính “cổ truyền”. Từ trước sách của Amy Chua chào đời, đã đậm nétt đặc thù giáo dục made in China trong các du học sinh từ Trung quốc. Họ nổi tiếng ở các trường học Âu – Mỹ là cần cù và kiên nhẫn (dùi mài kinh sử), đến mức các học sinh Tây bản địa “trông như những kẻ thiếu ý chí, biếng học”.
Nhưng các sách như“Sự thống trị của ngu muội” (Тирания глупости, của Iu. Mukhin) chỉ ra hiện tượng kỳ lạ nhưng đặc trưng cho các du học sinh Trung Quốc. Nếu thày giáo nêu một câu hỏi trong sách, thì các sinh viên không do dự, trả lời vanh vách, đúng từng chữ theo đáp án in sẵn. Nhưng nếu thày vẫn hỏi ý đó, nhưng từ ngữ thay đổi đi, thì tất cả “hổ con” đều “câm như cá” (ngạn ngữ Nga).
“Mẹ Hổ” sinh “địa y”
Phương pháp của bà Chua đã tạo được những người thành đạt sớm, không “ăn bám” cha mẹ, nhưng ngược lại, còn tạo ra cả những kẻ suốt đời ăn theo ‘quyết định” của cha mẹ, vì “chiến pháp mẹ Hổ” không tạo khả năng chọn lựa giải pháp cho con.
Đứa con khi lớn lên hoặc trở thành “hổ phụ, hổ mẫu” (Amy Chua cho hay cũng từng thành đạt nhờ “bà ngoại Hổ”), hoặc sẽ luôn đợi cha mẹ (từng giáo dục mình theo phương pháp cưỡng bách) tiếp tục bao cấp về quyết định và giải pháp cho cuộc đời mình, trong các mô hình “Hoa tuyết”, “Địa y”.
Khi cha mẹ hướng nghiệp cho con theo kiểu áp đặt, nhưng bất thành, thì bấm bụng nuôi con “ăn bám”. Nhưng nhờ “thị trường phẩm hàm” hay quy hoạch “con vua lại làm vua”, thì hổ con dù “ăn bám” vẫn lọt vào biên chế.
Cách dạy Mẹ Hổ khó trực tiếp sinh ra những “bông tuyết” được nuông chiều thái quá, nhưng “địa y” là một dạng “hổ con phế phẩm. Xưa nay độc đoán, duy ý chí (quan liêu, mệnh lệnh), thành tích chủ nghĩa… vẫn đẻ ra cả những ỷ lại, “ăn theo” cơ chế bao cấp.
" alt=""/>Đầu tư 'méo' cho nền giáo dục của những con số
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội để bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia cho Việt Nam. Smartcity, là mô hình thành phố ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo vào việc quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố nhằm nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên của thành phố. Không đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhiều tỉnh thành phố tại Việt Nam đã coi triển khai Smartcity là chiến lược chủ lực trong công cuộc chuyển đổi số.Hướng đi “ngược dòng” của Viettel
Tại Việt Nam đã có rất nhiều địa phương đã triển khai Smartcity ở các mức độ khác nhau, từ thử nghiệm ở quy mô nhỏ đến triển khai chính thức trên toàn thành phố. Về cơ bản các giải pháp Smartcity đều do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển với mức độ làm chủ công nghệ khác nhau. Tuy nhiên có một thực tế là các giải pháp này thường lấy công nghệ, kỹ thuật làm trọng tâm. Các công ty, các nhóm nghiên cứu tham khảo các thành tựu công nghệ quốc tế, sau đó tìm tòi, cải tiến và sau đó tìm cách ứng dụng vào các dự án Smartcity tại Việt Nam.
Các chủ đầu tư cũng thường lấy tiêu chí lựa chọn các công nghệ mới nhất, hiện đại nhất để xây dựng các công cụ trực quan hóa, tự động hóa công tác quản lý điều hành của chính quyền.
Cách tiếp cận của Trung tâm Không gian mạng Viettel (VTCC) khi xây dựng giải pháp Cybervison for Smartcity thì có sự khác biệt. Mặc dù là một trong những đơn vị nghiên cứu và phát triển công nghệ AI hàng đầu tại Việt Nam, nhưng VTCC không bắt đầu từ công nghệ.
Theo quan điểm của VTCC, phát triển Smartcity nói chung cần lấy người dân làm trung tâm. Mục đích chính của Smartcity không phải phục vụ chính quyền thành phố, mà cần hướng nhiều hơn đến phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Smartcity cần tích hợp nhiều hơn các dịch vụ phục vụ người dân, phải hướng đến mức độ quan tâm, mức độ hài lòng và mức độ sử dụng dịch vụ của người dân để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Xuất phát từ quan điểm và cách làm như trên đội sản phẩm Cybervision của Trung tâm Không gian mạng Viettel đã đi sâu tìm hiểu các vấn đề, các vướng mắc, các nỗi đau của người dân từ đó lựa chọn giải pháp và công nghệ phù hợp trong lĩnh vực thị giác máy tính để giải quyết các vấn đề này. Để giải pháp giải quyết vấn đề đưa ra là tối ưu, các thành viên đội sản phẩm cũng đã hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực như giao thông, y tế, xây dựng, quy hoạch đô thị… Vì thế giải pháp Cybervison for Smartcity của VTCC vừa được xây dựng bởi các công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực thị giác máy tính, vừa là kết tinh của tri thức ngành của những chuyên gia hàng đầu.
Với cách làm như trên, giải pháp Cybervison for Smartcity đã ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực thị giác máy tính để phân tích để xử lý tự động các tín hiệu gửi về từ Camera giúp giải quyết các bài toán quản lý giao thông, an ninh trật tự trong thành phố. Trong đó, Cybervision for Transportation có tính năng: đếm lưu lượng phương tiện giao thông; kiểm soát các phương tiện ra vào thành phó trong thời gian chống dịch; phát hiện các lỗi vi phạm giao thông, xuất ra biên bản phạt nguội với các hình ảnh, video bằng chứng vi phạm; giám sát lấn chiếm vỉa hè, đỗ xe trái phép, đổ rác không đúng nơi quy định; thu phí khu vực đỗ xe công cộng.
Còn Cybervision for Security giải quyết các vấn đề: phát hiện tụ tập đám đông gây rối trật tự công cộng; phát hiện các đối tượng trong danh sách đen; quản lý vào ra, đo thân nhiệt tại các cơ quan công quyền, văn phòng tòa nhà; phát hiện các hành vi xâm nhập trái phép; phát hiện đồ vật bỏ quên, đồ vật mất cắp tại những nơi công cộng; phát hiện cáp viễn thông, dây điện treo mất mỹ quan; phát hiện khói, lửa, hỏa hoạn…
Những bước tiến ban đầu
Theo VTCC, giải pháp Cybervison for Smartcity được xây dựng bám sát vào các trường hợp sử dụng (usecase) thực tế nên ngay từ những ngày đầu tiên triển khai thử nghiệm đã có kết quả nổi bật.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua, nhiều tỉnh thành đã áp dụng giải pháp này để kiểm soát xe ra vào thành phố như Thái Nguyên, Quảng Trị. Điều này vừa giúp cho các tỉnh kiểm soát được phương tiện lưu thông qua tỉnh mình, nhưng lại không gây ách tắc và nguy cơ lây nhiệm cho cán bộ trực như cách kiểm soát thủ công.
Tại Hưng Yên, ngay trong tháng đầu tiên áp dụng thử nghiệm (tháng 10/2021), đã phát hiện 9.767 lỗi vi phạm giao thông một cách hoàn toàn tự động, với các hình ảnh, video bằng chứng cụ thể. Một điều sẽ khó thực hiện và tốn kém nhiều công sức, nhân lực nếu dùng theo cách tuần tra truyền thống. Cũng ngay tại Hưng Yên ngay trong tuần đầu tiên triển khai, nhờ vào công nghệ nhận dạng biển số đã tìm lại được số tiền 80 triệu đồng đánh rơi của người dân.
Chính vì những kết quả từ những ngày đầu tiên triển khai giải pháp Cybervison for Smartcity của Trung tâm Không gian mạng Viettel nên một số địa phương sau khi thử nghiệm thành công đã đầu tư và triển khai chính thức như thành phố Sầm Sơn, quận Hải Châu (Đà Nẵng), huyện Thanh Trì (Hà Nội)… Các tỉnh thành phố còn lại đều đưa vào kế hoạch triển khai trong năm 2022.
Xuân Thạch
" alt=""/>Quản lý đô thị thông minh với giải pháp thị giác máy tính của Viettel