Phải xét thực tế trước khi cấm
Một giáo viên dạy văn ở Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM ) cho biết, việc phụ đạo học sinh yếu kém hiện nay đã được thực hiện. “Còn việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu của học sinh. Đối với phụ huynh, việc cho con đi học thêm là nhu cầu, mong muốn của họ. Chúng tôi - giáo viên chẳng ai bắt các em phải đi học thêm, nhưng đó là nhu cầu của các em. Một khi đã là nhu cầu thì phải trả phí” – vị này nêu quan điểm.
Giáo viên dẫn dụ “Tại trường tôi hiện nay việc dạy phụ đạo đã được thực hiện, các em cũng không phải trả phí. Tuy nhiên với một trường có chất lượng đầu vào tốt như trường Lê Quý Đôn, số học sinh phải phụ đạo không đáng kể, một lớp thường chỉ khoảng vài ba em. Nếu thời gian học chính là buổi sáng thì sẽ được ghép lớp và phụ đạo vào buổi chiều.
Cụ thể, nếu môn đó trong một tuần có 6 tiết nhưng các em vẫn không nắm được, giáo viên sẽ cho các em phụ đạo thêm 4 tiết nữa”.
Còn chuyện phụ huynh cho con học thêm ngoài giờ học, giáo viên này khẳng định việc trả phí là bình thường. “Trong trường hợp này, nhu cầu xuất phát từ học sinh, học sinh học nếu không trả phí làm sao giáo viên dạy được? Phụ huynh muốn cho con học thêm không phải vì các em yếu, mà vì họ mong muốn con mình vào được những trường cao hơn ở bậc đại học”.
![]() |
Việc học ở Trường THPT Marie Curie (Q.3) năm 2014 được chia làm hai ca, ca 1 học (từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối), ca 2 (từ 7 giờ tối đến 9 giờ đêm) (Ảnh: Lê Huyền ) |
Rút lại, giáo viên này cho rằng “Không nên cấm học thêm vì đó là nhu cầu của học sinh, tuy nhiên không cho biến tướng, o ép để học sinh đi học. Cần phân biệt điều này với dạy nâng cao chất lượng”.
Cũng mong mỏi nhà quản lý có một góc nhìn thực tế hơn về dạy thêm học thêm, một giáo viên ở THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1) cho rằng phải đặt vấn đề xác định dạy thêm có phải là một nhu cầu do có nhu cầu học thêm không? Số lượng học sinh học thêm là bao nhiêu? Với đặc thù của TP.HCM thì số lượng đó là nhiều hay ít?
Giáo viên này phân tích: “Đối với một tỉnh thông thường, việc học thêm diễn ra chủ yếu ở các huyện trung tâm, còn các huyện xa sẽ ít. Nhưng TP.HCM là một thành phố lớn, mong muốn của đa số người dân và theo yêu cầu của thành phố là có một nguồn nhân lực qua đào tạo không chỉ là công nhân mà còn là nguồn nhân lực có chất xám để phục vụ công nghiệp hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn và cả các tỉnh khác.
Đây là vấn đề rất lớn. Nhìn từ mong muốn của người dân, thì ví dụ những người nông dân ở địa phương họ mong muốn có đất đai làm tư liệu sản xuất. Nhưng người dân ở thành phố muốn thoát nghèo nếu không có đất thì chỉ có con đường đi lên đại học để có điều kiện sống tốt hơn.
Vì vậy, việc đặt vấn đề ở đây là có nhu cầu về học thêm của tại TP.HCM lớn hay không lớn, số lượng đông hay không đông. Lúc đó mới bàn nhà trường kiểm soát việc dạy tại các trường”.
Giáo viên sẽ bị “ép giá” ở bên ngoài?
Hay tin cháu Lê Trung Tiến (10 tuổi), học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, quận Ô Môn, TP Cần Thơ bị điện giật tử vong khi đang vui chơi trong công viên đã làm nhiều người nhói lòng.
Câu hỏi đặt ra là đơn vị quản lý công viên và các đơn vị chức năng có trách nhiệm gì khi để xảy ra vụ việc đau lòng này? Vì trước đó đã có người dân bị điện giật ngay tại khu vực xảy ra vụ việc. Mặc dù người dân đã báo cho bảo vệ công viên nhưng không thấy ai khắc phục…
Một số người dân xung quanh công viên phản ánh: Trước đó mấy ngày, một người phụ nữ đi tập thể dục trong công viên bị điện giật nhưng chỉ tê tay, tê chân. Sau đó người này đã đến báo với bảo vệ công viên, nhưng không thấy ai đến khắc phục. Vị trí của người phụ nữ bị điện giật cũng ngay chỗ bé Tiến gặp nạn…
Theo lời kể của những người thân trong gia đình cháu Tiến, vào khoảng 8 giờ 30 phút tối 14/5, sau khi ăn cơm xong, Tiến cùng nhóm bạn trong xóm ra công viên Châu Văn Liêm (cách nhà khoảng 100 mét) chơi trốn tìm.
Trong lúc chơi đùa, cháu Tiến vấp ngã vào cột đèn thì bị điện giật. Khi phát hiện vụ việc, mọi người xung quanh đã cắt điện trong công viên, rồi đưa bé Tiến vào Bệnh viện Đa khoa quận Ô Môn cấp cứu, nhưng nạn nhân đã tử vong.
Chị Đặng Thị Thúy Hằng (38 tuổi, mẹ của bé Tiến) đau lòng kể lại: “Tối qua là ngày cuối tuần nên tui cho con ra công viên chơi với các bạn, thỉnh thoảng cháu nó mới xin ra đó chơi môt lần. Không ngờ lại xảy ra chuyện như vậy !”.
Sau khi vụ việc xảy ra công viên Châu Văn Liêm đã đóng cửa, toàn bộ hệ thống điện nơi đây cũng bị cắt.
(Theo Bảo Thiên/ Giáo Dục Thời Đại)
" alt=""/>Một học sinh tiểu học bị điện giật tử vong trong công viên