Dữ liệu phi cấu trúc đã và đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, góp phần quan trọng trong việc phát triển các doanh nghiệp. Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp hiện tại là làm sao để tận dụng nguồn dữ liệu khổng lồ chưa được khai thác của mình, đem lại những quyết định thông minh hơn, sáng tạo và mới mẻ hơn trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cũng như tối ưu hóa quá trình hoạt động nội bộ. Một trong những câu trả lời cho bài toán này là việc ứng dụng những công nghệ phân tích dữ liệu lớn (big data analytics) và hồ dữ liệu (data lake).
Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều loại dữ liệu khác nhau, từ những cơ sở dữ liệu có cấu trúc, những dữ liệu về thông tin và hành vi khách hàng, những dữ liệu video được ghi lại từ hệ thống camera cho đến những dữ liệu thô như log file sinh ra từ những thiết bị trong hạ tầng CNTT và truyền dẫn. Tất cả những dữ liệu này đều có thể đem đến những thông tin mới mẻ cho doanh nghiệp khi kết hợp chúng lại với nhau.
Tuy nhiên những dữ liệu này thường nằm rải rác ở nhiều nơi trên nhiều hệ thống khác nhau, dẫn đến việc doanh nghiệp khó kết hợp và tìm ra được những thông tin mới từ các hệ thống rời rạc này. Không chỉ vậy, những dữ liệu này thường được sinh ra với tốc độ cao trong khi năng lực của từng hệ thống đơn lẻ lại có giới hạn, dẫn đến doanh nghiệp phải bỏ đi rất nhiều dữ liệu mà chưa kịp khai thác.
Data lake sẽ là lời giải cho vấn đề trên của doanh nghiệp. Data lake là một nơi tập trung lưu trữ tất cả các loại dữ liệu của doanh nghiệp ở định dạng gốc, qua đó các giải pháp và kỹ thuật phân tích sẽ có thể truy cập tất cả những dữ liệu này mà không cần truy cập rải rác các hệ thống khác nhau. Data lake có khả năng mở rộng với dung lượng lớn và nhanh, qua đó doanh nghiệp sẽ không lãng phí những dữ liệu chưa kịp khai thác và việc lưu trữ được dữ liệu với định dạng gốc sẽ giúp bỏ lỡ những thông tin ẩn giấu bên trong những dữ liệu đó.
Hiện các giải pháp phân tích dữ liệu và data lake trên thế giới và Việt Nam thường được triển khai trên nền tảng dữ liệu phân tán Hadoop. Trước đây, với mô hình triển khai truyền thống của Hadoop là sử dụng hạ tầng máy chủ cho tất cả các tác vụ của hệ thống bao gồm tính toán (compute) và lưu trữ (storage), hệ thống này thường gặp một số bất cập như:
Hadoop cluster chỉ có thể giao tiếp qua giao thức HDFS, dẫn đến việc phải có thêm một hệ thống trung gian tiếp nhận dữ liệu nguồn từ các giao thức khác nhau trước khi lưu vào HDFS data lake.
Do sử dụng cả 2 khối chức năng tính toán và lưu trữ trên cùng một thiết bị máy chủ nên hệ thống thường không tối ưu được tài nguyên, khi muốn mở rộng dung lượng lưu trữ thì bắt buộc phải mở rộng năng lực tính toán (mặc dù hệ thống không có nhu cầu) thông qua việc bổ sung cả một thiết bị máy chủ.
Tỷ lệ lưu trữ dữ liệu khả dụng thấp, chỉ khoảng 30% so với dung lượng thô (raw).
![]() |
Kiến trúc hệ thống Hadoop truyền thống |
Giải pháp lưu trữ PowerScale - Scale-Out NAS
Để giải quyết những vấn đề bất cập trên, Dell EMC cung cấp đến các doanh nghiệp giải pháp lưu trữ PowerScale - Scale-Out NAS. PowerScale giúp giải quyết các vấn đề của kiến trúc Hadoop truyền thống nhờ những khả năng:
Tích hợp sẵn tính năng HDFS, giúp giảm tải phần storage hoàn toàn lên PowerScale, Hadoop cluster chỉ còn đóng vai trò compute. Hai thành phần compute và storage có thể mở rộng độc lập và không gây tình trạng lãng phí như trước.
Hỗ trợ đa giao thức, một dữ liệu có thể được truy cập đồng thời qua các giao thức NAS và cả HDFS, không cần phải có hệ thống trung gian như kiến trúc truyền thống.
PowerScale cung cấp cùng một mức độ bảo vệ dữ liệu, thậm chí cao hơn mức bảo vệ truyền thống với một tỷ lệ dữ liệu khả dụng cao hơn nhiều, lên đến 85% dữ liệu thô.
Khả năng mở rộng dung lượng rất lớn và thao tác mở rộng dễ dàng.
Tương thích với hầu hết các phiên bản Hadoop và đặc biệt được chứng nhận tương thích với giải pháp Cloudera CDP.
![]() |
Kiến trúc hệ thống Hadoop và Dell EMC PowerScale |
Thông qua việc kết hợp Hadoop với Dell EMC PowerScale, các doanh nghiệp không cần lo lắng về việc lưu trữ dữ liệu trong data lake của mình mà chỉ cần tập trung vào việc phát triển ứng dụng phân tích dữ liệu, tạo ra những giá trị mới từ chính những dữ liệu của mình.
NT&T Solution, là nhà phân phối và đối tác dịch vụ ủy quyền bởi Dell Technologies trong hơn 16 năm qua, với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và đạt chứng nhận quốc tế của Dell Technologies với giải pháp PowerScale, sẽ đem lại những dịch vụ với chất lượng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (http://nttsolution.com).
Ngọc Minh
" alt=""/>Giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện đại của Dell EMC![]() |
Trong chương trình “Chuyện của sao” cuối năm 2017, Thanh Bạch trải lòng: "Tôi và Thúy Nga không ai tán tỉnh ai hết, tự gặp nhau và cùng làm nên bản tình ca cho riêng mình. Các bạn trẻ thấy vậy chụp hình đăng trên mạng xã hội chứ chúng tôi không hề muốn khoe, vì hạnh phúc riêng giữ càng kín càng tốt. Việc chúng tôi làm không ảnh hưởng xấu hay tổn thương đến bất kỳ ai thì không có việc gì phải ngại. Những ai đi dự đám cưới sẽ có cái nhìn khác và họ sẽ tự cảm nhận được sự chân thành của chúng tôi dành cho nhau chứ không phải là một sự tính toán. Chúng tôi sẵn sàng bỏ qua danh tiếng của mình để đi đến nơi chỉ có hai người". |
![]() |
Nam MC cho biết, ai chê bai đúng thì anh ghi nhận, xem như lời nói của một người thầy, người khen thật lòng anh sẽ xem là bạn, nhưng ai khen giả dối thì là kẻ thù. Thanh Bạch thổ lộ anh và Thúy Nga sẽ kín tiếng hơn sau những ồn ào, càng ít người biết càng tốt. “Chúng tôi sẽ còn tổ chức nhiều lần đám cưới cưới nữa nhưng thay vì làm rầm rộ thì sẽ làm nhỏ hơn, ít khách mời hơn. Chúng tôi không muốn người khác lấy chuyện đám cưới của mình để làm đầu môi câu chuyện”. |
![]() |
Hiện, MC Thanh Bạch đã 61 tuổi, trong khi đó có nhiều nguồn tin cho hay bà Thúy Nga năm nay khoảng ngoài 70 tuổi nhưng không ai biết chính xác năm sinh của bà. |
![]() |
Trước khi kết hôn với bà Thúy Nga, MC Thanh Bạch từng kết hôn với nghệ sĩ Xuân Hương, người học chung với anh tại trường Đại học Sân khấu Lunatsaxki, Nga. Vào năm 2006, Thanh Bạch và Xuân Hương đã ly dị. |
![]() |
Được biết, chồng cũ của bà Thúy Nga là ông Tô Văn Lai. Năm 1963, cả hai đã thành lập cửa hiệu sản xuất băng nhạc, băng cải lương… là tiền thân của trung tâm Thúy Nga hiện tại, rất nổi tiếng ở Sài thành lúc bấy giờ. Những ca sĩ gắn bó với cửa hiệu của bà thời gian này là Khánh Ly, Thái Thanh, Thanh Tuyền… |
![]() |
Sau đổ vỡ hôn nhân, MC Thanh Bạch và bà Thúy Nga đã quyết định gắn bó. Bà Thúy Nga từng thổ lộ: "Thật ra Thanh Bạch - Thúy Nga là cặp đôi vượt ngoài giới hạn thường tình. Vì chúng tôi gắn bó trên đường nghệ thuật. Do vậy, không như thường tình, mà theo thời gian, về lâu dài chúng tôi càng gắn bó và thăng hoa”. |
Theo Tiền Phong
Trương Hinh Dư bị lộ tin mang bầu 8 tháng từ tháng 1/2019. Tuy nhiên, nữ diễn viên giữ kín thông tin mang thai và bí mật sinh con đầu lòng không một ai biết.
" alt=""/>MC Thanh Bạch và bà trùm Thuý Nga sau 9 lần làm đám cưới giờ thế nào?Năm 2021 ghi dấu ấn bởi số lượng doanh nghiệp ICT tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đó, Việt Nam hiện có 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng thêm 5.600 doanh nghiệp so với năm 2020 và có gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ ICT thương hiệu Việt Nam.
Dù còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 18.779 triệu USD, chiếm 13,8% doanh thu chung toàn ngành. Theo tính toán, tỷ lệ giá trị Việt Nam trong doanh thu ngành đạt 24,65%, tăng đáng kể so với những năm trước đó.
![]() |
Mức tăng trưởng doanh thu công nghiệp ICT năm 2021. |
Theo nhận định của Bộ TT&TT, dù đạt được nhiều thành tựu nhưng công nghiệp ICT vẫn còn một số khó khăn. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đòi hỏi sự điều chỉnh trong khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ số hoạt động và sản xuất kinh doanh.
Trong khi đó, trên 90% doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tiềm lực đầu tư cho nghiên cứu phát triển các sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ số mới còn hạn chế. Nhân lực CNTT vừa yếu và thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn mới.
Nhiều địa phương chưa quan tâm, tập trung xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030; còn nhiều khó khăn trong bố trí ngân sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Việt Nam phấn đấu có 10 doanh nghiệp 1 tỷ USD
Theo kế hoạch, năm 2022, Bộ TT&TT sẽ tham mưu xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số.
Xây dựng và bảo vệ được không gian tăng trưởng và phát triển kinh tế số dựa trên các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, cung cấp, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Định hướng đến năm 2025, ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Viet Nam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Viet Nam vào năm 2025 đạt trên 45%.
Phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt số lượng 100.000 doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế, doanh thu trên 1 tỷ USD.
Phấn đấu cả nước có ít nhất 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp CNTT trên 1 tỷ USD. Hình thành từ 10 đến 12 khu CNTT tập trung và thành viên Chuỗi Khu công viên phần mềm Quang Trung.
Đồng thời, đưa tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghiệp CNTT bằng từ 2 đến 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Giá trị tăng thêm của doanh nghiệp công nghệ số Make in Viet Nam tăng gấp 2 lần và hình thành Quỹ Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với nguồn vốn huy động từ xã hội hóa.
Duy Vũ
Trong năm 2021, Việt Nam đã có thêm 5.600 doanh nghiệp công nghệ số được thành lập mới, xuất phát từ nhu cầu làm việc, bán hàng và giao tiếp online trong bối cảnh dịch Covid-19 ngày càng tăng.
" alt=""/>Công nghiệp ICT Việt Nam đạt 136 triệu USD năm 2021