Đề án ‘Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng’ giai đoạn 2020-2025 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng.Cục An toàn thông tin đã có nhiều hoạt động để xây dựng đề án này, dự kiến, Đề án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 6/2020.
Ký kết hợp tác trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Chiều 5/3, Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã ký kết hợp tác trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, chia sẻ: ‘Trong bối cảnh thế giới đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm.
Các em sống trên môi trường mạng nhiều giờ/ngày, thay đổi hoàn toàn cách học tập, kết bạn, giao tiếp so với thế hệ cha anh. Do đó, đòi hỏi phải chung tay xây dựng môi trường mạng lành mạnh, trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng'.
Cục Trẻ em và Cục An toàn thông tin thống nhất ký kết Bản ghi nhớ hợp tác, tập trung vào 7 nội dung cơ bản như: Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Xây dựng công cụ, phương tiện để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, giáo dục tích cực trên môi trường mạng; Nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng…
Thu hút doanh nghiệp làm nội dung lành mạnh cho trẻ em trên không gian mạng
Để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, cần tập trung sáng tạo các nội dung tạo hệ sinh thái an toàn, lành mạnh cho trẻ em.
Ngày 7/5, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tổ chức phiên họp thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng'.
Ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, cho biết: Khi tham gia môi trường mạng, trẻ em đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Mặc dù hành lang pháp lý quy định khung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện nay đã có nhưng chưa thực sự đầy đủ, các quy định, hướng dẫn cụ thể còn thiếu.
Môi trường mạng còn tồn tại nhiều thông tin, hình ảnh, video clip xấu; thiếu các chương trình dạy kỹ năng công nghệ số, nội dung số bổ ích để trẻ có thông tin, được tham gia an toàn trên môi trường mạng.
Do vậy, ông Hoàng Minh Tiến nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Đề án về trẻ em trên môi trường mạng với các giải pháp liên ngành là rất cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu của Đề án là hỗ trợ trẻ em tiếp cận, tương tác môi trường mạng một cách tích cực, nâng cao chất lượng học tập và giải trí của trẻ em bằng công nghệ.
Để làm việc đó, theo ông Tiến, cần thiết phải có những giải pháp đột phá hơn. Trong đó, triển khai ứng dụng công nghệ là trọng tâm của Đề án, hình thành các nền tảng phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện, cảnh báo nội dung gây nguy hại, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em trên môi trường mạng.
Đồng thời, theo ông Tiến, phải tiếp tục các giải pháp truyền thống gồm có: hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết các tồn tại trong cơ chế chính sách bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; giáo dục tuyên truyền, nâng cao nhận thức; cung cấp nội dung bổ ích, thú vị cho việc học tập, giải trí và trang bị 'bộ kỹ năng số' cho trẻ em để chủ động tương tác tích cực trên môi trường mạng.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnh Đề án phải đề xuất để nhà nước có cơ chế khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái lành mạnh để trẻ học tập, vui chơi, giải trí.
Lắng nghe chuyên gia về xây dựng và triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Ngày 14/5, tại Cục An toàn thông tin đã có buổi làm việc với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) và Cục Trẻ em để lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế về việc xây dựng và triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Đại diện của Microfoft Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm mong muốn có thể triển khai giải pháp Photo DNA tại Việt Nam nhằm hỗ trợ việc xác định và phát hiện sớm các hình ảnh, tài liệu liên quan tới xâm hại trẻ em trên mạng để các cơ quan kịp thời có hành động ngăn chặn, xử lý.
Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Đề án
Ngày 28/5, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc - UNICEF Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý xây dựng Đề án 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng' giai đoạn 2020-2025.
 |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Thành Hưng. |
Hội thảo tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, cơ quan chức năng, tổ chức chính trị và tổ chức quốc tế hoạt động vì trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2020 tới đây.
Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết: ‘Trong cuộc sống thực, trẻ em được bảo vệ bởi nhiều thiết chế như gia đình, họ hàng người thân cho đến nhà trường, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ trẻ em...
Tuy nhiên trên môi trường mạng, còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em như cách chúng ta làm trong cuộc sống thực. Trong khi đó, bất kỳ một trẻ em nào truy cập Internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn’.
Thứ trưởng mong muốn hội thảo thảo luận tập trung vào các vấn đề mấu chốt: Cách thức nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và cơ chế phối hợp liên ngành; Cơ chế khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tham gia xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, lành mạnh; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, đặc biệt là truyền thông trên môi trường mạng.

Phụ huynh cần 'phòng thủ' chủ động để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
‘Phòng thủ’ một cách chủ động tức là không ngăn chặn, không giám sát nhưng bằng công nghệ, họ có thể biết con đang đọc gì, xem gì, nói chuyện với ai…
" alt=""/>Xây dựng Đề án 'Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng' là vấn đề cấp bách

 |
|
Có nhiều điều trong cuộc sống đến bất chợt mà chúng ta không thể biết trước. Ai cũng có thể mắc sai lầm. Vậy tại sao bạn lại không thể tỏ ra kiên nhẫn hơn với mọi người và nghĩ đến một tình huống xấu theo cách hài hước nhất có thể?
2. “Tất nhiên, con tôi sẽ chia sẻ đồ chơi của nó với người khác”
Hãy tưởng tượng một người họ hàng bỗng dưng lấy đi chiếc túi yêu thích của bạn hoặc chiếc xe bạn phải chờ đợi từ lâu mới có được, rồi đưa nó cho một người khác. Bạn có thấy tức giận không?
Và bây giờ hãy tưởng tượng cách mà một đứa trẻ chưa đủ khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ cảm thấy như thế nào khi gặp tình huống tương tự.
Từ năm 3 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu ý thức được việc mình là một cá thể độc lập, vì thế nếu ai đó muốn chơi đồ chơi của trẻ, hãy xin phép chúng. Nếu trẻ nói “không”, bạn phải tôn trọng điều đó. Chính giai đoạn thời thơ ấu là cách một người học cách bảo vệ lợi ích của mình.
3. “Anh ta chẳng được như Brad Pitt, nhưng thôi, cũng được”
Câu này chẳng khác gì “Cô ấy chẳng đẹp bằng Angelina Jolie, nhưng cũng tử tế”. Nếu bạn nghe thấy ai đang đánh giá về ngoại hình của người khác, hãy dừng họ lại ngay lập tức. Đó là cách giao tiếp bất lịch sự không nên có trong bất cứ cuộc hội thoại nào.
4. “Bạn lại đang xem thứ vớ vẩn gì thế?”
Hãy tưởng tượng bạn phải chờ rất lâu để được xem bộ phim kinh dị mới phát hành. Rồi bỗng dưng một thành viên trong nhà đi qua và nhận xét “em lại đang xem mấy thứ ngớ ngẩn này đấy à”. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Ai cũng có những sở thích khác nhau, thật không ổn khi đánh giá sở thích của người khác.
5. “Bạn sẽ trông tốt hơn nếu…”
Câu này có thể là một trò đùa vô hại hoặc một lời chỉ trích mang tính xây dựng, nhưng tiềm ẩn đằng sau nó cũng là một câu nói gây tổn thương.
Sau khi nghe câu này, người nghe có thể cảm thấy tự ti về trạng thái hiện tại của mình.
6. “Thời chúng tôi nuôi con thậm chí còn chẳng cần tã”
Phụ nữ sau sinh rất nhạy cảm và dễ rơi vào trầm cảm nếu phải chịu nhiều áp lực. Bất cứ câu nói nào cũng có thể là nguyên nhân khiến họ dằn vặt và suy nghĩ.
Đặc biệt, mỗi người và mỗi thời đại lại có cách nuôi dạy con khác nhau. Bạn không nên có những câu nói can thiệp quá sâu vào việc nuôi con của ai đó.
7. “Nhà nhỏ thế này thì xoay sở thế nào?”
“Khi nào chuyển sang nhà to hơn?”, “Bạn có chắc là ở đây được không?”… Chỉ bằng một câu nói, nhiều năm nỗ lực để mua một căn hộ cho riêng mình của chủ nhân bỗng dưng trở nên vô nghĩa.
Những câu nói vô duyên như thế này cũng cho thấy người nói đang tỏ ra thật khó khăn để vui mừng cho hạnh phúc của bạn, hoặc đang thừa nhận rằng họ ghen tị với bạn.
8. “Số đó là toàn bộ lương hả?”
Những câu nói như thế này có thể làm đối phương nghi ngờ khả năng của bản thân. Nếu bạn là người thân, hãy giúp họ bằng những câu nói tích cực hơn và mang lại sự tự tin cho họ.

6 câu nói khiến chồng tổn thương nhưng các chị em lại hay mắc phải
Những câu nói này như một loại thuốc kịch độc khiến hôn nhân chết dần chết mòn, sớm muộn gì cũng tan vỡ.
" alt=""/>8 câu nói khiến đối phương chỉ muốn tránh xa bạn

 |
|
 |
Cặp vợ chồng già ngồi giữ chỗ đỗ xe cho con trai mỗi ngày bất kể nắng mưa. |
Để giữ một chỗ đỗ xe xa xỉ trên đường phố Nam Kinh, Trung Quốc, một người đàn ông đã ‘tranh thủ’ nhờ bố mẹ mình bảo vệ chỗ đỗ xe mỗi ngày.
Tờ Shanghaiist đưa tin, cứ mỗi buổi chiều, cặp vợ chồng già lại xuất hiện ở góc phố gần cầu Yancang để ngồi giữ chỗ đỗ xe cho con trai.
Được biết, cặp vợ chồng có 2 người con - 1 trai, 1 gái. Vì cậu con trai thỉnh thoảng đi làm về muộn và không còn chỗ đỗ xe nên bố mẹ anh đã ngồi trên đường giữ chỗ cho con trai.
Bất kể thời tiết mưa nắng, họ đều thay phiên ngồi cho đến lúc tối muộn. Thời điểm bức ảnh được chụp cách đây 4 năm, nhiệt độ ngoài trời lạnh giá gần như đến mức đóng băng.
Sau khi bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, anh con trai đã bị dư luận chỉ trích nặng nề. Trước đó, cũng có 1 trường hợp bị lên án mạnh mẽ khi để mẹ già ngồi sau cốp xe để nhường chỗ cho cháu trai ngủ trên ghế sau.

Cặp đôi nổi tiếng Trung Quốc bị fan quay lưng vì lộ nhan sắc thật
Cặp hot teen nổi tiếng trong cộng đồng mạng xứ Trung với hơn nửa triệu người theo dõi bất ngờ lộ khoảnh khắc xấu xí trên livestream khiến ai nấy đều giật mình.
" alt=""/>Con trai bị chỉ trích gay gắt vì để bố mẹ già ngồi giữ chỗ đỗ xe bất kể mưa nắng