Cấm kị phong thủy 1: Nhà gần cầu vượt
Khi mua nhà, nếu không phải rất cần thiết, thì không nên mua nhà ở gần cầu vượt. Giao thông ở nơi này không thuận tiện, hơn nữa xe cộ trên cầu khá ồn ào và hỗn loạn, sẽ làm hỏng và đứt đoạn phong thủy, còn có hại cho sức khỏe của người trong nhà. Những người sống ở gần khu vực này dễ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, viêm loét tá tràng.
![]() |
Cấm kị phong thủy 2: Nhà ở góc ngã tư
Gần ngã tư có thể dùng làm văn phòng, nhưng cần lưu ý một điều, nếu xây nhà không tốt có thể tạo nên góc chết. Một số tòa nhà xây ở khu vực này có khả năng tiêu thụ khá cao, nhưng nếu sống ở đây, sẽ dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, ung thư dạ dày, phổi, trúng gió…
![]() |
Cấm kị phong thủy 3: Nhà gần cột điện cao áp hoặc tháp truyền hình
Công suất phát điện của tháp truyền hình rất mạnh, các mạng điện thoại cũng có rất nhiều cột tín hiệu, sóng điện từ của nó có thể làm giảm khả năng miễn dịch, gây ra bệnh máu trắng, tinh thần phân liệt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư. Nên sống cách cột điện cao áp ít nhất 300m.
![]() |
Cấm kị phong thủy 4: Nhà gần trạm xăng dầu
Hiện nay các phương tiện giao thông ngày càng nhiều, nên trạm xăng dầu cũng theo đó mà mọc lên như nấm. Có thể vì tiện lợi mà mua nhà gần trạm xăng, nhưng trong dầu có rất nhiều vật chất có hại cho sức khỏe như chì..; hơn nữa lượng xe dừng và khởi động ở trạm xăng nhiều, tạp âm lớn cũng là sát khí trong phong thủy.
Cấm kị phong thủy 5: Nhà đối diện tường kính
Tường làm bằng kính, cũng giống như gương, có thể sản sinh ra quang sát. Hiện nay có rất nhiều tòa nhà cao tầng dùng toàn kính. Những người sinh sống trong tòa nhà đối diện sẽ bị ảnh hưởng và mắc phải các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, tháp truyền hình, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, viêm giác mạc.
![]() |
Cấm kị phong thủy 6: Đường chạy thẳng về phía ban công
Rất nhiều người sức khỏe không tốt, loại xung sát này, đặc biệt là khí lưu sẽ rất dễ khiến người ta mắc cảm cúm.
Cấm kị phong thủy 7: Ban công của phòng chính hoặc phòng ngủ đối diện góc nhọn
Cấm kị phong thủy này được gọi là tiêm đao sát, khiến tinh thần của chủ nhân kém, dẫn tới tinh thần yếu.
Cấm kị 8: Nhà gần đường sắt
Sống gần đường sắt rất dễ mắc các bệnh về tai, thính lực kém, tuổi thọ ngắn.
![]() |
Cấm kị 9: Tường vây quá cao
Tường vây của sân vườn hay xung quanh biệt thự quá cao không tốt, chủ nhân sẽ cảm thấy mình sống trong một môi trường khép kín, dễ phiền muộn.
Cấm kị 10: Đừng ngoài nhà có thể nhìn ngay thấy ống khói lớn
Như vậy về tâm lý sẽ khiến tinh thần bị ức chế, các chức năng của bộ phận cơ thể bị hỗn loạn, dẫn tới các bệnh về máu não, trúng gió, u não.
Theo Khám phá
Chọn tầng khi mua căn hộ theo phong thủy" alt=""/>10 vị trí nhà phạm 'sát khí' xin đừng mua![]() |
Tục cúng xe ô tô mới thường diễn ra ở miền Trung, Nam. |
Anh Tùng cho rằng, những ai đang và sẽ lái xe hãy dành thời gian đó trau dồi thêm kiến thức giao thông, kỹ năng lái xe an toàn. Thay vì cúng thần linh ma quỷ, hãy nâng cao tri thức, đó mới là thứ lâu bền.
“Tôi ở miền Bắc cũng có xe ô tô nhưng chưa hề làm lễ cúng như vậy. Thay vào đó tôi chỉ thắp hương vào những ngày quan trong trong tháng, năm để cầu bình an. Nhưng có thờ có thiêng có kiêng có lành. Quan niệm thế nào là do tín ngưỡng của mỗi người, mỗi địa phương khác nhau. Nếu họ tâm niệm có cúng bái chỉnh chu như vậy mới an tâm thì cũng nên làm để càng vững tay lái hơn ở mọi hoàn cảnh”, anh Thành ở Bắc Ninh chia sẻ.
Đánh giá về vấn đề này, một chuyên gia về văn hóa dân gian ở Hà Nội cho biết: “Cúng xe ô tô mới là mê tín hay không là do quan điểm và nhận thức của mỗi người. Thờ cúng là tín ngưỡng, là phong tục tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam. Chúng ta không quá sa đà vào việc thờ cúng, xem thờ cúng như một "thần cứu giải" thì thờ cúng là việc tốt nên làm.
Theo nhà văn hóa này, khi thờ cúng nói chung và cúng xe ô tô mới nói riêng là chúng ta đang thưa bẩm, trình bày việc chúng ta làm, điều chúng ta mong muốn với "bề trên" và cầu mong được che chở để mọi việc tốt đẹp hơn. Những mong muốn đó là chính đáng thì không thể gọi là mê tín được. Và nó hoàn toàn phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam từ xưa đến nay.
Tuy nhiên, nếu song song với việc thờ cúng xe là việc trau dồi, luyện tập khả năng lái xe trong tất cả các tính huống, nắm bắt luật giao thông Việt Nam một cách chặt chẽ là điều cần thiết mỗi tài xế, chủ xe cần phải làm.
" alt=""/>Tục cúng xe ô tô mới khá lạ ở miền Trung, NamThật khó khăn khi ai đó bị chẩn đoán mắc ung thư, và những người xung quanh không biết phải làm gì, nói gì. Có người yên lặng, có người nói điều sai lầm. Trung tâm điều trị ung thư Mỹ khuyến cáo bạn nên tránh nói những điều sau:
“Đừng lo lắng, bạn sẽ ổn thôi": Cuối cùng, không ai có thể biết điều đó. Vì vậy, thay vì là quá lạc quan, chỉ cần cố gắng nói một cách đơn giản: "Tôi hy vọng sẽ không sao đâu". Đừng xem nhẹ những gì người bệnh đang trải qua, trò chuyện cởi mở để họ có thể nói về nỗi sợ hãi và lo lắng nếu họ muốn.
“Tiên lượng như nào?": Đừng bao giờ hỏi như vậy. Nếu cảm thấy cần, hãy để người bệnh lên tiếng trước.
Đừng can thiệp: Hỏi chi tiết về căn bệnh, cách điều trị hay kết quả xét nghiệm máu là cách bạn đang đi quá xa. Hãy tránh những câu hỏi riêng tư trước khi bác sĩ chẩn đoán.
“Ít nhất bạn đã mảnh mai hơn": Những thay đổi về thể chất như rụng tóc, sụt cân khiến người bệnh lo lắng, chán nản, thất vọng. Nếu họ bắt đầu điều trị, đừng hỏi về tác dụng phụ xảy ra.
“Bạn tôi cũng ung thư": Mỗi người mỗi khác, và mỗi người sẽ ứng xử với bệnh tật khác nhau. Đừng cố gắng so sánh họ với những gì người khác trải qua.
“Tôi hiểu cảm giác của bạn": Thậm chí nếu bạn đã từng trải qua bệnh ung thư, bạn có thể không bao giờ thực sự biết những gì người khác nghĩ. Thay vào đó, hãy thử nói: "Tôi quan tâm tới bạn và muốn giúp đỡ."
“Ít nhất nó không phải là chứng ung thư tồi tệ nhất": Không có bệnh ung thư tốt, hay kiểu chẩn đoán ung thư nào khiến bạn trở nên tích cực hơn.
“Bạn là người hùng”: Tránh sử dụng những lời nói sáo rỗng kiểu này khi nói với người khác về bệnh ung thư của họ. Như thế chỉ làm cho họ cảm thấy họ chưa đủ cứng cỏi để vượt qua.
Thái An(Theo The Sun)
" alt=""/>Điều bạn không nên nói với người mắc ung thư