Milan và Juventus đều thay tướng, được kỳ vọng giành chiến thắng trong trận mở màn bóng đáItaly để tăng niềm tin triều đại mới.
Lịch thi đấu | |
Vòng 1 | |
17/08/2024 23:30:00 | ![]() |
17/08/2024 23:30:00 | ![]() |
18/08/2024 01:45:00 | ![]() |
18/08/2024 01:45:00 | ![]() |
18/08/2024 23:30:00 | ![]() |
18/08/2024 23:30:00 | ![]() |
19/08/2024 01:45:00 | ![]() |
19/08/2024 01:45:00 | ![]() |
19/08/2024 23:30:00 | ![]() |
20/08/2024 01:45:00 | ![]() |
"Tôi chỉ muốn biết mọi thứ hoạt động như thế nào. Khoa học thực sự là gì? Cha mẹ luôn khuyến khích tôi làm bất cứ điều gì tôi muốn làm", Sabur chia sẻ.
Đồng thời, cô cũng là một nghệ sĩ kèn clarinet cừ khôi của Dàn nhạc Giao hưởng Rockland khi mới 11 tuổi. Cô chơi Mozart nhưng lại yêu thích nhạc rock đương đại U2. “Cô bé ấy đang chơi những bản nhạc tuyệt vời. Đây đúng là ‘trò chơi trẻ con’ của cô ấy”. nghệ sĩ kèn nổi tiếng Ricardo Morales, đồng thời là thầy của Sabur nhận xét.
Đến năm 5 tuổi, Sabur trưởng thành hơn những người bạn tiểu học của mình và phải chuyển tiếp lên cấp hai, nơi cô tiếp tục vượt xa những người khác trong các bài học trên lớp. Các trường đại học từ chối xem xét Sabur nên cô tự học trong lớp và học Tae-Kwon-Do, đạt đai đen lúc 9 tuổi. Cuối cùng, cô cũng được nhận vào Đại học Stony Brook khi mới 10 tuổi.
Alia Sabur từng đến muộn trong kỳ thi cuối kỳ môn Toán ứng dụng. Tuy vậy, cô đã hoàn thành bài kiểm tra chỉ trong 15 phút và đạt điểm tuyệt đối như thường lệ. Giáo sư của cô đã viết trong một e-mail: ''Có lẽ em nên đến muộn trong tất cả các kỳ thi cuối kỳ của mình”.
Giáo sư Harold Metcalf nói: “Tôi đã hoài nghi. Đó chỉ là một cô bé. Đến lớp buổi thứ 2, thứ 3, cô bắt đầu đặt các câu hỏi. Tôi nhận ra, cô gái này hiểu vấn đề- điều tôi chỉ thấy ở học sinh tuổi 15 hoặc 16 chứ không phải 10”.
Sau đó, Sabur tốt nghiệp hạng ưu ở tuổi 14, tiếp tục học tại Đại học Drexel, nơi cô lấy bằng Thạc sĩ vào năm 2006, theo The New York Times. Trong thời gian làm việc tại Drexel, Sabur đã được vinh danh với Học bổng Trưởng khoa năm 2007 vì thành tích học tập xuất sắc. Năm 2007, cô đảm nhận vai trò tạm thời tại Đại học Southern ở New Orleans, một cơ sở dành cho người da đen mà cô cảm thấy bị chính quyền bỏ mặc sau cơn bão khủng khiếp Katrina.
Bí quyết thiên tài: Làm những gì mình giỏi và hài lòng những gì đang làm
Sự nổi tiếng của Alia Sabur đã đạt đến tầm cao ở tuổi 18. Ngày 19/2/2008, 3 ngày trước sinh nhật thứ 19, cô được bổ nhiệm vào vị trí Giáo sư Quốc tế tại Đại học Konkuk ở Seoul, Hàn Quốc. Sách kỷ lục Guinness thế giới đã vinh danh Sabur là Giáo sư trẻ nhất thế giới, vượt qua kỷ lục của Colin Maclaurin tại Đại học Aberdeen (19 tuổi), theo The Independent.
“Ở Hàn Quốc, tôi được đối xử như một người nổi tiếng. Mọi người nhìn chằm chằm vào tôi bất cứ nơi nào tôi đến trong khuôn viên trường và tôi được yêu cầu nói chuyện truyền cảm hứng cho thanh thiếu niên nước này”, theo Financial Times.
Là người tiên phong trong giới học thuật, Kỷ lục Guinness Thế giới của Sabur đã củng cố vị thế của cô như một biểu tượng của sự xuất sắc trong học thuật và đổi mới. Thông báo của Guinness đã làm dấy lên vô số email từ các bậc phụ huynh tò mò. "Họ muốn lời khuyên cho con cái của họ. Tôi khuyên họ nên khuyến khích con mình làm những gì chúng giỏi".
Sabur hiểu những áp lực mà những sinh viên đại học phải đối mặt bởi tiềm năng của một người dường như là vô hạn trong khi mọi người kỳ vọng quá nhiều đến mức một người khó có thể tìm ra con đường của mình. Nhưng nếu phải đưa ra một lời khuyên thì theo Sabur, đó là hãy làm những gì trái tim mình mách bảo.
Cô nói: “Cuối cùng, bạn phải cảm thấy hài lòng về những gì mình đang làm. Tôi luôn làm việc hướng tới mục tiêu này hay mục tiêu khác, lấy vài năm làm cơ sở cho mỗi mục tiêu”.
Các giáo sư của Sabur nhận xét rằng ngoài một bộ óc phi thường, điều khiến cô gái này trở nên đặc biệt là lòng khao khát học hỏi, sự sẵn sàng làm việc chăm chỉ và sự cân bằng cảm xúc vượt xa những năm tháng của cô.
Giờ đây, Alia Sabur đã 35 tuổi và tiếp tục phát huy các kỹ năng của mình để giúp đỡ người khác. Sau khi đảm nhiệm vị trí giáo sư, cô tiếp tục phát triển các công cụ nghiên cứu y học cũng như tạo ra các thiết bị không xâm lấn cho người mắc bệnh tiểu đường. Gần đây, cô trở thành luật sư cho văn phòng nhãn hiệu và bằng sáng chế Mỹ với chuyên môn về các tranh chấp về sở hữu trí tuệ.
Sabur cũng tận tâm khuyến khích nhiều người trẻ hơn theo đuổi sự nghiệp khoa học. Nữ giáo sư trẻ tuổi nhất trong lịch sử đang là hình mẫu cho các cô gái trẻ và phá bỏ định kiến về phụ nữ trong lĩnh vực STEM.
Tử Huy
Tất cả thí sinh và người theo dõi cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023 từ những ngày đầu chắc không còn xa lạ với GS. Thomas Patterson - Trường Quản lý Nhà nước Kennedy, thuộc Đại học Harvard. Ông còn là nguyên Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard. Trung tâm Shorenstein là trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên thế giới, nơi thu hút được nhiều nhà lãnh đạo truyền thông, nhà báo nổi tiếng thế giới về đây nghiên cứu.
Ngoài ra còn có ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston, Giám đốc Viện Michael Dukakis về lãnh đạo và đổi mới sáng tạo, đồng sáng lập Xã hội Vạn vật Trí tuệ nhân tạo (AIWS).
Ông Nguyễn Anh Tuấn nguyên là Tổng Biên tập đầu tiên của báo VietNamNet. Ông từng là thành viên Hội đồng cố vấn toàn cầu Trường Kinh doanh Harvard; là người khởi xướng và đồng tác giả Bộ chuẩn mực đạo đức và Quy tắc ứng xử vì hòa bình và an ninh mạng (ECCC). Ông cũng từng là Chủ tịch Ủy ban Cố vấn quốc tế, chương trình Giáo dục công dân toàn cầu của UNESCO và Đại học California Los Angeles UCLA; đồng sáng lập và là Tổng Biên tập Mạng Giáo dục công dân toàn cầu (GCEN).
Ngoài ra còn có GS. David Silbersweig - nhà thần kinh học và giáo sư chuyên khoa tâm thần học Đại học Y Harvard. Ông hiện là Chủ tịch của Viện Khoa học Thần kinh Brigham và Bệnh viện Phụ nữ.
GS. Silbersweig là Giám đốc sáng lập của Khoa Tâm thần kinh, đồng thời là Giám đốc sáng lập của Chương trình Nội trú Kết hợp Thần kinh-Tâm thần. Ông là một trong những người tiên phong nghiên cứu hình ảnh thần kinh chức năng trong tâm thần học. Cùng với các đồng nghiệp của mình, họ đã phát triển các phương pháp và mô hình mới cho cả hình ảnh PET và MRI được sử dụng rộng rãi và đã xác định được các bất thường về mạch thần kinh liên quan đến một số rối loạn tâm thần chính.
Nữ giáo sư duy nhất góp mặt trong Hội đồng là bà Nazli Choucri - giáo sư Khoa học Chính trị của MIT. Bà làm việc trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, đặc biệt là về nguồn gốc và hậu quả của xung đột và bạo lực quốc tế.
GS. Choucri là kiến trúc sư và Giám đốc của Hệ thống Toàn cầu về Phát triển Bền vững (GSSD). Bà là Biên tập viên của Loạt báo chí MIT về Hiệp ước Môi trường Toàn cầu và trước đây là Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Chính trị Quốc tế. Bà cũng từng là Phó Giám đốc Chương trình Phát triển và Công nghệ của MIT.
Có nhiều năm kinh nghiệm trên cương vị thành viên Hội đồng Cố vấn Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Giám đốc điều hành của Context Media LLC, Giám đốc Vốn trí tuệ tại Coopers & Lybrand (nay là PwC), cố vấn cho Equifax và The Rendon Group, TS. John Clippinger sẽ tham dự buổi thi Chung kết với tư cách là một thành viên thuộc Hội đồng chấm thi.
Ông hiện là Giám đốc điều hành Viện Thiết kế dựa trên Dữ liệu và Đồng Giám đốc Phòng Thí nghiệm Luật tại Trung tâm Berkman Klein, trường Luật Harvard.
Cuối cùng là TS. Tom Kehler với hơn 30 năm kinh nghiệm trên cương vị Giám đốc điều hành của IntelliCorp, Connect & Informative với nhiều hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) và trí tuệ tập thể (CI), mang đến một triển vọng độc đáo về việc triển khai các công nghệ một cách hiệu quả. Ông từng tham gia Ban Cố vấn Công nghệ thông tin của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ. Hiện ông là thành viên Cộng đồng Khai sáng Toàn cầu (Global Enlightenment Community) của Thành phố Xã hội Trí tuệ nhân tạo.
Thành viên Hội đồng chấm thi đều là những chuyên gia ở nhiều lĩnh vực từ chính trị, báo chí, trí tuệ nhân tạo, cho đến luật và quan hệ quốc tế,... Việc thuyết trình trước hội đồng “khủng” là cơ hội hiếm có để các bạn trẻ thể hiện bản thân.
Thế Định