Chuyên gia NexusGuard nhận định, Càng có nhiều thiết bị IoT thì tấn công DDoS sẽ càng nghiêm trọng hơn và các vấn đề DDoS sẽ càng khó khăn hơn để có thể xử lý (Ảnh: Thái Anh)
Trong thông tin đưa ra tại hội thảo “Bảo vệ mạng và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công DDoS nhằm vào các tổ chức, doanh nghiệp” được Cục An toàn thông tin, ICTnews phối hợp với NexusGuard Limited tổ chức ngày 3/5 vừa qua, Giám đốc Sản phẩm và tiếp thị của NexusGuard, ông Dony Chong đã lưu ý người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam về nguy cơ bị tấn công mạng, trở thành nguồn tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán – PV) khi sử dụng các thiết bị kết nối mạng Internet.
Ông Dony Chong cho hay, các thiết bị IoT đang là mục tiêu tấn công mạng. Có thể thấy điều này qua việc tin tức chúng ta tiếp nhận hàng ngày trên Internet về IoT luôn gắn liền với nguy cơ tấn công mạng, trong đó có tấn công từ chối dịch vụ DDoS. “Các thiết bị IoT sau khi bị tấn công, lây nhiễm mã độc, sẽ tham gia vào mạng Botnet (mạng máy tính ma – PV) và được các đối tượng tin tặc sử dụng cho việc đánh cắp dữ liệu người dùng có trên thiết bị hoặc được sử dụng để tiến hành phát động tấn công các thiết bị, hệ thống thông tin khác. Một trong những sử dụng thường xuyên nhất của IoT Botnet là nó được dùng để tấn công DDoS và trên thực tế chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều cuộc tấn công DDoS xuất phát từ IoT Botnet”, ông Dony Chong thông tin.
Nhấn mạnh đến những thách thức về an toàn, bảo mật đến từ các thiết bị IoT, chuyên gia NexusGuard cho hay, trên thế giới hiện có khoảng 28 tỉ thiết bị IoT và theo dự báo đến năm 2020 con số này sẽ là hơn 50 tỉ thiết bị. Đi cùng với sự gia tăng của số lượng thiết bị IoT, nguy cơ tấn công mạng, trong đó có tấn công DDoS cũng tăng trưởng mạnh. “Nguy cơ tấn công mạng từ thiết bị IoT chính là yếu tố thúc đẩy các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS. Càng có nhiều thiết bị IoT thì tấn công DDoS sẽ càng nghiêm trọng hơn và các vấn đề DDoS sẽ càng khó khăn hơn để có thể xử lý”, chuyên gia NexusGuard nêu quan điểm.
![]() |
Theo nghiên cứu của NexusGuard, các thiết bị gia dụng thông minh như Smart TV cũng tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công mạng, trở thành nguồn phát tán tấn công DDoS (Ảnh minh họa: Internet) |
Đáng chú ý, theo nghiên cứu của NexusGuard về các nguồn tấn công DDoS trong quý I/2019 được NexusGuard đo lường từ hàng ngàn cuộc tấn công DDoS trên toàn thế giới, nếu như trước năm 2017 có tới hơn 90% các cuộc tấn công DDoS đến từ máy tính thì hiện hơn 60% cuộc tấn công đến từ thiết bị di động. “Vấn đề không chỉ đến từ các thiết bị bảo mật kém, mà nhận thức bảo mật kém cũng là nguyên nhân gốc rễ làm gia tăng các nguy cơ tấn công mạng”, chuyên gia NexusGuard chỉ rõ.
" alt=""/>Tủ lạnh, nồi cơm điện, tivi thông minh… cũng là nguồn tấn công DDoSThông tin được Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trao đổi với báo chí bên lề phiên họp 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 18/4.
Theo ông Bình, ngày 23/4 tới đây, Ủy ban này dự kiến sẽ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Bộ Công an liên quan đến những vấn đề tiêu cực, gian lận thi cử tại các tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình).
Thực tế, các vụ gian lận điểm thi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc trong kì thi THPT 2018-2019 vừa qua khiến dư luận bức xúc. Mới đây, thông tin về hàng loạt cán bộ, lãnh đạo các sở, ngành ở Sơn La có con được nâng điểm thi đã khiến dư luận "choáng váng" khi có những thí sinh được nâng tới hơn 26 điểm.
Ngoài Sơn La, tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình cũng thu hút nhiều sự chú ý. Đặc biệt, việc gian lận điểm thi lần này lại liên quan đến nhiều phụ huynh, đều giữ cương vị lãnh đạo ở các địa phương này. Theo Bộ GD&ĐT, đến nay, đã có 108 thí sinh thuộc 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình được xác định là được nâng điểm so với điểm thực.
Hầu hết thí sinh gian lận, nâng điểm đều nộp hồ sơ vào các trường công an và quân đội.Tính đến 17/4, có 53 học viên trường công an nhân dân bị trả về địa phương do bị phát hiện có gian lận, bao gồm cả 28 trường hợp là thí sinh Hòa Bình.
Mặc dù các cơ quan chức năng đang vào cuộc, tuy nhiên hướng xử lý ra sao đối với phụ huynh các thí sinh được nâng/ mua điểm lần này đang là vấn đề làm nóng dư luận. Bởi nó không còn là câu chuyện gian lận điểm thi, đó đã là vấn đề tham nhũng và tiêu cực trong học đường và cuộc chiến chống lại 2 "quốc nạn" này đang được người dân cả nước nhìn vào.
Nam Phương" alt=""/>Gian lận điểm thi: 2 bộ Giáo dục, Công an sẽ giải trình