![]() |
Nếu ai đã từng mê đắm với các tác phẩm tranh bột màu của các họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương thì Bột màu của Lương Văn Tiến mang đến niềm mê đắm khác. Tranh của Lương Văn Tiến có hơi thở đương đại và gần với thế hệ trẻ hơn. (Tác phẩm Lối quen) |
![]() |
Sinh năm 1979 tại Hải Dương, hoạ sĩ Lương Văn Tiến được biết đến như một họa sĩ thành công với chất liệu bột màu. Dù là vẽ tĩnh vật, người hay phong cảnh, Lương Văn Tiến đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng bởi lối sử dụng màu, bút pháp và những ám ảnh cảm xúc trong tranh của anh. Lối vẽ của anh đã đủ để định hình phong cách từ nhiều năm trước, khi anh mê đắm trong thế giới của những đồ vật cũ kĩ, nâu xám với nhiều bức tranh đã có nhà sưu tập trong và ngoài nước. Lẽ ra Lương Văn Tiến đã có thể có một trưng bày cá nhân khá độc đáo từ vài năm trước. Nhưng có vẻ như anh quá khiêm nhường. (Chân dụng nghệ sĩ Lương Văn Tiến) |
![]() |
Khiêm nhường, nhưng trong hội họa lại là một Lương Văn Tiến khác hẳn. Anh bộc lộ mình, một cách thận trọng nhưng cũng không kém phần táo bạo. Những nét vẽ của anh, khỏe khoắn, dạt dào cảm xúc, khiến cho người xem không ngừng bị lôi cuốn vào cái thế giới đang hiển hiện đầy bí ẩn và cũng đầy hứa hẹn kia. ( Tác phẩm Người đàn ông trong quán cafe). |
![]() |
Lương Văn Tiến thích những đồ vật cũ, đồ đất. Anh mất nhiều năm để sưu tầm những đồ vật xưa, những bát đĩa, lọ hoa, bình vôi, ấm nước, chum vại… Nhiều lần, những đồ vật cũ nứt ấy đã đi vào trong hội họa của anh, chúng vẫn vậy, mộc mạc giản đơn nhưng bất giác trở nên lấp lánh bởi góc nhìn của người họa sĩ. Chúng, những vật chứng của thời gian, đã sống lại trong một hình hài khác, một màu sắc khác, một miền cảm xúc khác. Chính họa sĩ đã thổi vào đó một linh hồn mới, để chúng được tái sinh, bằng sức mạnh của hình của sắc, như một phép nhiệm màu. (Tác phẩm Sau trận bóng). |
![]() |
Người họa sĩ đã tận dụng hết những thế mạnh của bột màu, để chất liệu này như được khởi sắc, trở nên xốp nhẹ, trong trẻo và cũng rất đỗi khỏe khoắn, ấn tượng. Dưới ngòi bút của Lương Văn Tiến, bột màu như được cất cánh. (Tác phẩm Trong quán cafe) |
![]() |
Trong cuộc thưởng lãm lần này, Lương Văn Tiến còn mang đến những khám phá mới qua những bức tranh bán trừu tượng với bút pháp khoáng đạt hơn, mạnh mẽ lược bỏ hình khối chỉ để lại những mãng màu gốc của bột màu nhấn nhá, ước lệ gây cảm xúc mạnh cho người xem. ( Tác phẩm Quán quen) |
Tình Lê
Một chú rùa được ghép bằng những miếng kính in những bức ảnh báo động về môi trường hay một chú Tễu được ghép từ cả hàng ống hút nhựa bỏ đi ở quán cafe xuất hiện ấn tượng ở Phố Sách Hà Nội.
" alt=""/>Hoạ sĩ Lương Văn Tiến với niềm mê đắm bột màuHành vi của đối tượng khiến dư luận liên tưởng đến vụ “Nguyễn Đức Nghĩa” cách đây 4 năm. Vào tháng 5/2010, tại chung cư Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội), Nguyễn Đức Nghĩa (SN 1984, ngụ Hải Phòng) đã đâm chết người yêu cũ, sau đó cũng chặt xác thành các phần nhỏ đem phi tang.
Nhiều người đã không thể cắt nghĩa được tại sao Duy và Nghĩa đều là những thanh niên vốn được nhận xét là hiền lành, học hành bài bản lại có thể hành động tàn nhẫn với người từng một thời mặn nồng với mình như vậy?
Để làm rõ điều này, phóng viên Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Đại tá, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm.
Theo Đại tá Thìn, hành vi giết người rồi tìm cách phi tang đã từng xảy ra ở một số nơi trước đó. Tuy nhiên, điều khiến dư luận xã hội càng thêm bàng hoàng, bức xúc ở hai vụ án trên chính là đối tượng gây án đều còn rất trẻ, được học hành đàng hoàng nhưng đã thực hiện hành vi phạm tội rất dã man, lạnh lùng.
Đặc biệt, thủ đoạn che giấu tội phạm rất tinh vi, thậm chí còn xảo quyệt hơn cả những tên tội phạm chuyên nghiệp. Nạn nhân của hai vụ án đều là những người từng có tình cảm gắn bó với hung thủ. Ngoài ra, thêm một điều nữa khiến dư luận đặc biệt quan tâm đến hai vụ này còn do sự “kích ứng” của truyền thông trong thời đại kỹ thuật số.
Do thiếu kỹ năng sống
Về động cơ gây án của Duy và Nghĩa, Đại tá Thìn cho rằng, hành động giết người dã man của hai đối tượng đều xuất phát từ động cơ nội tâm, muốn thoát ra khỏi hoàn cảnh bất lợi cho bản thân hoặc muốn thỏa mãn về nhu cầu vật chất, tình cảm không chính đáng.
Dưới góc độ nhà nghiên cứu, Đại tá Thìn lý giải hành động của hung thủ là do: “Thực ra, trong độ tuổi của Duy và Nghĩa (và những người là sinh viên hay vừa tốt nghiệp đại học nói chung), sự nhận thức, hiểu biết về pháp luật, kiến thức về xã hội, kỹ năng sống ở không ít người cũng còn nhiều hạn chế. Một bộ phận có những khuyết tật về nhân cách, nên khi có động cơ tiêu cực và gặp hoàn cảnh, môi trường thuận lợi họ có thể sa vào tội lỗi.
Trong một thế giới phẳng, thông tin đa chiều như hiện nay, có rất nhiều yếu tố tiêu cực tác động đến chúng ta, nhất là giới trẻ. Những vụ án được mô tả chi tiết, ly kỳ, giật gân, kích thích sự tò mò xuất hiện tràn lan trên sách, báo, điện ảnh… đã làm cho một bộ phận giới trẻ bị tiêm nhiễm, bị kích thích, bị lôi cuốn bởi yếu tố tâm lý tiêu cực. Và, đến mức độ nào đó nó trở lên trơ lỳ, vô cảm. Điều đó thật nguy hiểm nếu một khi người bị tiêm nhiễm đó thực hiện hành vi phạm tội”.
Sau khi án mạng xảy ra, gia đình các hung thủ đều cho biết con cái họ vốn ngoan, lễ phép, được lớn lên trong tình yêu và sự bao bọc của gia đình. Không ai ngờ các thanh niên vốn hiền lành đó lại trở thành những “sát thủ máu lạnh”.
Theo Đại tá Thìn, ngoài những yếu tố về hoàn cảnh, những động cơ nội tâm biến họ từ “con ngoan, trò giỏi” thành những kẻ giết người thì yếu tố giáo dục đóng vai trò nền tảng. Những đối tượng này thường không được hưởng sự giáo dục đầy đủ về nhân cách, dù có thể họ lớn lên trong một gia đình lương thiện hoặc môi trường học tập bình thường.
Trong câu chuyện của Duy và Nghĩa, cả hai hung thủ đều ra tay sát hại người mình đã từng yêu. Dù là mối tình đồng tính nhưng Duy cũng từng có những “giây phút mặn nồng” với nạn nhân. Và mối quan hệ đó cũng đã kéo dài 3 năm từ khi hung thủ còn học lớp 11. Nghĩa cũng thế, ra tay tàn độc với cô gái đã một thời từng “tay trong tay” chia ngọt sẻ bùi.
Theo Đại tá Thìn, những vụ án giết hại người tình phản ánh một hiện tượng xã hội tiêu cực, xuất phát chính từ mâu thuẫn được tích tụ trong đời sống riêng của hai người. Họ không có kỹ năng, không có môi trường thuận lợi để hóa giải những mâu thuẫn đó nên dẫn đến những hành vi bộc phát hoặc hành vi có tính toán kỹ lưỡng nhằm loại bỏ quan hệ bất lợi cho cuộc sống của thủ phạm.
Nạn nhân cũng là nguyên nhân
Tuy nhiên, cũng theo Đại tá Thìn, nguyên nhân không chỉ nằm ở thủ phạm: “Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là “yếu tố nạn nhân”. Trong nhiều vụ án, chính nạn nhân là yếu tố rất quan trọng dẫn đến hành động phạm tội của thủ phạm. Một vấn đề nữa là quan niệm về tình yêu, hôn nhân của một bộ phận giới trẻ rất lệch lạc cũng tác động đến tình trạng gây án đối với người thân có chiều hướng gia tăng”.
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, những vụ án giết người rồi tìm cách phi tang có chiều hướng gia tăng. Dù không phải là hiện tượng phổ biến nhưng có tác động rất lớn đến đời sống, xã hội. Đây là một thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm rất man rợ.
Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này, theo Đại tá Thìn, điều cốt lõi phải nâng cao nhận thức về pháp luật cho mọi người dân, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Khi có sự hiểu biết về pháp luật, người ta mới biết điều chỉnh hành vi của mình.
Cần phải coi trọng vấn đề giáo dục về đạo đức, nhân cách, lối sống, kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành; đồng thời phải hạn chế những yếu tố tiêu cực từ cuộc sống để tạo môi trường xã hội lành mạnh, ngăn ngừa tội phạm.
(Theo Phapluatonline)" alt=""/>Tiến sĩ tâm lý tội phạm phân tích hành vi cưa xác bạn tình31 năm trước, người phụ nữ tên Long Hồng Quần (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã để lạc mất đứa con trai bé bỏng chỉ vừa 3 tuổi. Suốt những ngày sau đó, bà sống trong đau khổ và ân hận.
Vào những năm 1980, cuộc sống khó khăn, nhiều người còn phải chạy ăn từng bữa. Không ai dám mơ đến một hình thức giải trí nào xa vời.
Thời bấy giờ, chỉ những người có tiền mới dám đến rạp chiếu phim. Bà Long tình cờ được một người bạn cho vé xem phim. Đối với bà khi đó, xem phim chính là một giấc mơ.
Chỉ là, chồng bà bận việc sửa xe trên phố không thể đi cùng. Bà Long đã cho hai đứa con nhỏ đi theo. Đó là một cậu con trai 3 tuổi và đứa trẻ 8 tháng còn bế trên tay. Bà nhớ lại, lúc đó khán phòng rất đông. Tất cả mọi người đều vây quanh chiếc máy chiếu.
Đang xem, con trai 3 tuổi đòi đi vệ sinh. Vì bận bế đứa nhỏ, di chuyển khó khăn, bà đành để con đi một mình.
![]() |
Bà Long đau khổ và ân hận vì sai lầm của mình. |
Đợi một lúc không thấy cậu con trai lớn đâu, bà lo lắng, sợ hãi. Mặc cho đứa nhỏ trên tay đang khóc thét, bà len ra khỏi đám đông tìm kiếm, gọi tên con khản cổ.
Rạp phim đã hết người, bà vẫn tìm con trong vô vọng. Cũng từ đó, bà luôn sống trong sự dằn vặt và đau khổ.
Nhiều năm trôi qua, thi thoảng vợ chồng bà lại đưa cậu con trai nhỏ đến rạp phim để kể với con về sai lầm của đời mình. Nút thắt trong lòng bà vẫn không thể tháo gỡ.
Lời trăng trối cuối cùng của mẹ nuôi và cuộc đoàn tụ đầy nước mắt
Năm 2018, một thanh niên tên Trần Liên Phát, 34 tuổi (Hà Bắc, Trung Quốc) cũng đang tìm kiếm người thân.
34 tuổi, anh Trần và mẹ gắn bó dưới một mái nhà. Cuộc sống dù không giàu có nhưng anh luôn tự hào vì được là con của mẹ. Mẹ anh hết mực yêu thương anh, cố gắng lo cho anh bằng bạn bằng bè.
![]() |
Anh Trần Liên Phát sau 31 năm được mẹ nuôi mua lại từ tay những kẻ buôn người. |
Anh luôn hi vọng sau này kiếm được nhiều tiền sẽ phụng dưỡng mẹ thật tốt. Nhưng thật không may, mẹ anh bị bạo bệnh qua đời.
Trước lúc lâm chung, bà đã tiết lộ một bí mật che đậy suốt nhiều năm qua. “Con được mẹ mua về với giá 3000 tệ (hơn 10 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại), giờ con hãy tìm lại gia đình thật sự của mình!”.
Hơn 30 năm trước, anh Trần bị những kẻ buôn người bắt cóc. Mẹ anh phát hiện và đã mua anh từ tay những kẻ này. Bà nuôi nấng anh như con ruột suốt nhiều năm qua.
![]() |
Hai mẹ con vỡ òa hạnh phúc giây phút nhận lại nhau sau hơn 30 năm. |
Sau khi lo hậu sự cho mẹ, anh Trần quyết định tìm kiếm cha mẹ ruột của mình. Sau nhiều nỗ lực đăng tải thông tin trên các trang mạng, tháng 8/2018, anh đã nhận được kết quả.
Cảnh sát xác nhận, thời đểm anh Trần bị bắt và bán gần như trùng với thời gian bà Long để lạc mất con. Sau khi đối chiếu kết quả giám định ADN, cảnh sát xác nhận anh Trần chính là con của bà Long.
Cầm tờ xét nghiệm kết quả ADN trên tay, bà Long bật khóc, ôm chầm lấy con trai của mình.
![]() |
Sau tất cả, nút thắt trong lòng người mẹ để lạc mất con đã được tháo gỡ. |
Giây phút mẹ con nhận nhau khiến những người xung quanh cũng phải rơi lệ. Sau tất cả, tình mẫu tử thiêng liêng đã tìm được về với nhau. Hơn 30 năm trôi qua, cuối cùng, nút thắt trong lòng người mẹ ấy cũng đã được gỡ bỏ. Người mẹ nuôi nơi chín suối của anh Trần cũng có thể ngậm cười.
Tú Linh(Theo Baidu)
Cuộc gặp gỡ đầu tiên sau 30 năm xa cách của họ được thực hiện qua video nhưng liên tục bị ngắt quãng bởi những tiếng nức nở.
" alt=""/>Lời trăng trối cuối của mẹ: Con được mua về với giá 10 triệu đồng