Kể từ khi đảm nhiệm công việc của Hội từ tháng 11 năm ngoái, anh Đức và các thành viên đã cùng nhau chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong huyện Kiến Thuỵ bằng những suất quà thiết thực.
Đợt thiện nguyện đầu tiên được Hội thực hiện là vào tết Nguyên đán năm 2020. ‘Chúng tôi đã sử dụng số tiền 30 triệu đồng để tặng quà Tết cho những hộ nghèo, cận nghèo, người tàn tật, người già neo đơn trong huyện, giúp bà con có một cái Tết ấm áp hơn’.
Ở đợt vận động thứ 2 cho những gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, hội Việt kiều phối hợp với UBND xã và đồn biên phòng Đoàn Xá đã quyên góp được gần 100 triệu đồng để trao 400 suất quà cho bà con chia thành nhiều đợt.
Mỗi suất quà gồm 15kg gạo cùng các nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt thường ngày trị giá 300 nghìn đồng. Một số hộ đặc biệt khó khăn được nhận suất quà trị giá 500 nghìn đồng.
‘Số tiền và lương thực mà chúng tôi nhận được toàn bộ là xã hội hoá, được gửi về từ khắp nơi như Đài Loan, Mỹ…, của cả các chiến sĩ biên phòng và các cá nhân, đơn vị khác. Đây là tấm lòng của những người con xa quê dành tặng cho bà con quê nhà, mong rằng sẽ bớt đi phần nào những lo toan của bà con trong giai đoạn khó khăn’.
![]() |
Các gia đình hộ nghèo, người già neo đơn, người tàn tật... nhận hỗ trợ đợt dịch Covid-19. Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP. Hải Phòng |
![]() |
Bà con đến nhận quà. Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP. Hải Phòng |
![]() |
Anh Đức tặng quà cho người dân |
![]() |
Bà con ngư dân nhận món quà thiết thực. |
Ngoài hàng trăm suất quà thiết thực, Hội còn hỗ trợ một trường hợp đặc biệt khó khăn là bà Hoàng Thị Nhẹ - người phụ nữ mắc bệnh tâm thần đã 20 năm nay ở thôn Đoan Xá 2, xã Đoàn Xá.
Bà Nhẹ sống một mình trong căn nhà hoang, hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn. Chồng và con cái bà đã bỏ đi làm ăn xa, chỉ có vợ chồng người anh trai hằng ngày mang đồ ăn sang cho bà. Hoàn cảnh của gia đình anh trai bà cũng không dư dả nên chỉ cố gắng chăm sóc cho em gái được ngày nào hay ngày ấy.
Sau khi thông tin về hoàn cảnh bà Nhẹ cho các thành viên trong Hội, anh Đức đã nhận được đề nghị giúp đỡ của chị Nguyễn Thị Hồng Gấm hiện đang sinh sống ở Đài Loan. Chị Gấm đồng ý sẽ hỗ trợ gia đình bà Nhẹ 500 nghìn đồng/tháng bắt đầu từ tháng 5/2020.
Ngoài công tác ở hội Liên lạc Việt kiều huyện Kiến Thuỵ, anh Đức cũng đang đảm nhiệm công việc trưởng thôn Nam Hải, xã Đoàn Xá. Vì thế, anh rất tích cực kết nối và kêu gọi các nguồn tài trợ cho công tác thiện nguyện ở địa phương.
![]() |
Món quà kiều bào xa quê gửi tặng một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã. |
Theo dõi Facebook cá nhân của anh có thể thấy vị trưởng thôn sinh năm 1979 thường xuyên cập nhật các hoạt động của địa phương cũng như công tác từ thiện của Hội. Đóng góp của các cá nhân cho các hoàn cảnh khó khăn cũng được anh cập nhật thường xuyên để mọi người cùng biết, phần khác truyền cảm hứng cho những nhà hảo tâm cùng tham gia đóng góp.
Cũng qua đây mà nhiều bạn bè, người quen của anh bày tỏ mong muốn cùng chung tay với các chương trình mà anh đang làm. Những lời động viên của người dân địa phương cũng chính là động lực giúp anh tiếp tục thực hiện các chương trình hữu ích cho địa phương trong thời gian tới.
Là trụ cột gia đình với 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, ngoài công tác xã hội, công việc chính để anh ‘kiếm cơm’ nuôi con là lái xe taxi gia đình.
Anh chia sẻ, đôi khi công việc bận rộn nên anh khá khó khăn trong việc sắp xếp thời gian chu toàn cho cả hai việc cùng một lúc. Trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, bản thân anh đi kêu gọi cho các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương nhưng chính anh cũng không có việc làm, ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế gia đình. Tuy vậy, anh vẫn cố gắng hết sức với công việc chung mà có thể nhiều người cho là ‘ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng’ này.
Cũng có những lúc anh bị hiểu nhầm. Anh bảo, ‘đó là điều khó tránh khỏi khi làm công tác từ thiện, nhưng nhân dân sẽ làm chứng cho cái tâm của mình. Làm từ thiện mà còn nghĩ đến việc trục lợi thì sớm muộn cũng sẽ mất uy tín’.
Người đàn ông 72 tuổi đi xe máy từ Hải Phòng lên Hà Nội trao số tiền 20 triệu đồng cho một nhóm bạn trẻ với mong muốn được góp phần xây trường cho trẻ vùng cao.
" alt=""/>Trưởng thôn 7x dùng Facebook kết nối kiều bào đóng góp cho quê hươngCuối cùng, sau buổi phỏng vấn đó, tôi bị đánh trượt vì không thỏa thuận được lương. Điều này rõ ràng làm mất rất nhiều công sức và thời gian của những người tới dự phỏng vấn như tôi. Hôm trước đó, tôi phải tự đi dò đường, chuẩn bị kỹ càng nhiều mặt, nhưng trở thành vô nghĩa.
Thời đó, ngành IT đang rất hot, đi phỏng vấn deal lương 20-30 triệu là bình thường. Tôi không hiểu công ty kia nghĩ gì mà đòi tuyển người có nhiều kinh nghiệm nhưng không trả nổi lương 15 triệu đồng. Bữa đó, họ kêu tôi phải giảm lương xuống còn 11 triệu đồng mới nhận. Thế tại sao không ghi luôn từ đầu là lương tối đa 11 triệu một tháng để các ứng viên cân nhắc không dự phỏng vấn. Nói thật, nếu viết vậy có lẽ họ chỉ tuyển được các sinh viên mới ra trường.
Có mấy công ty khác thậm chí còn mập mờ hơn khi ghi lương tối đa lên tới 2.000 USD, nhưng thực tế chỉ chả được 15-25 triệu đồng. Họ chỉ ghi thông tin tuyển dụng như vậy cho hoành tráng mà thôi. Đi làm thấy mấy công ty nhỏ tầm 10-20 người trở xuống mà mập mờ về lương thì tôi nhất quyết không vào. Tôi từng bị họ đuổi khéo sau khi hết dự án, chỉ giữ lại ba người ở lại bảo trì thôi. Từ đó, tôi cứ kiếm công ty nào tầm trung trở lên mà làm cho yên ổn.
>> Tôi né ngay công ty tuyển dụng mập mờ 'lương thỏa thuận'
Hiện nay, trong bảng mô tả công việc, nhiều nhà tuyển dụng thường dùng cụm từ "lương thỏa thuận" thay cho mức lương cụ thể. Đứng từ phía nhà tuyển dụng, ghi "lương thỏa thuận" giúp tránh sự cạnh tranh với các công ty cùng lĩnh vực. Việc không tiết lộ mức lương cụ thể giúp bảo mật thông tin quan trọng về mức lương của công ty. Điều này tránh cung cấp thông tin về mức lương cho các công ty đối thủ. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ mất ứng viên tiềm năng khi họ so sánh mức lương của các công ty cùng ngành.
Tuy nhiên, điều này lại gây bối rối cho người tìm việc. Nhiều ứng viên e ngại rằng nhà tuyển dụng có thể trả mức lương thấp hơn so với khả năng và nguyện vọng của mình, dẫn tới mất thời gian cho việc phỏng vấn. Số khác lo ngại việc thỏa thuận lương luôn khiến ưu thế thuộc về nhà tuyển dụng. Cuối cùng, người tìm việc ít kinh nghiệm sẽ dễ bị ép lương hoặc bị cắt mất nhiều chế độ đãi ngộ khác.
" alt=""/>Xin việc gặp công ty 'lương thỏa thuận' nhưng 15 triệu chê cao
|