Một quả chuối mỗi ngày có thể hữu ích trong việc kiểm soát nồng độ axit uric (Ảnh: Health).
Chuối
Nếu bạn bị bệnh gút do axit uric cao thì chuối là một trong những loại trái cây tốt nhất để giảm axit uric trong máu. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ bị bệnh gút tấn công.
Chuối có hàm lượng purine rất thấp - một hợp chất tự nhiên phân hủy thành axit uric - khiến nó trở thành lựa chọn tốt để điều trị axit uric cao. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cũng cho thấy điều tương tự.
Theo Healthline, chuối là loại thực phẩm có hàm lượng purine rất thấp. Chúng cũng là một nguồn cung cấp vitamin C. Một đánh giá năm 2021 cho thấy rằng lượng vitamin C cao có thể bảo vệ chống lại bệnh gút, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác nhận lợi ích tiềm năng này.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết một quả chuối chứa 14,1mg vitamin C, đáp ứng khoảng 16% giá trị hàng ngày.
Như vậy, một quả chuối mỗi ngày có thể hữu ích trong việc kiểm soát nồng độ axit uric. Chúng chứa đủ kali để các cơ quan hoạt động bình thường. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong nó có thể giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.
Táo
Táo có hàm lượng chất xơ cao. Điều này giúp bạn giảm nồng độ axit uric. Chất xơ hấp thụ axit uric từ máu và loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể bạn. Hơn nữa, táo còn giàu axit malic có tác dụng trung hòa tác dụng của axit uric trong cơ thể.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Á Thái Bình Dương cũng nói về tác động tương tự của táo đối với nồng độ axit uric.
Quả anh đào
Theo Healthshots, quả anh đào có thành phần chống viêm tự nhiên gọi là anthocyanin có tác dụng kiểm soát nồng độ axit uric.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Arthritis and Rheumatology cho thấy những người ăn quả anh đào có nguy cơ bị bệnh gút tấn công thấp hơn so với những người không ăn. Bằng cách giảm viêm, quả anh đào cũng ngăn chặn axit uric kết tinh và lắng đọng trong khớp của bạn, nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.
Trà xanh, cà phê đều là những đồ uống có tác dụng giảm axit uric (Ảnh minh họa: News Medical).
Cà phê
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy nguy cơ mắc bệnh gút giảm khi những người tham gia uống cà phê. Tuy nhiên, nếu bạn còn mắc các bệnh khác thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm cà phê vào chế độ ăn uống của mình.
Trái cây họ cam quýt
Các loại trái cây như cam và chanh là nguồn cung cấp vitamin C và axit citric dồi dào. Bổ sung những thực phẩm này trong chế độ ăn hằng ngày có thể giúp bạn duy trì mức axit uric khỏe mạnh trong cơ thể, vì chúng có thể loại bỏ lượng axit uric dư thừa một cách hiệu quả.
Trà xanh
Một số nghiên cứu chứng minh rằng chiết xuất trà xanh có thể làm giảm sản xuất axit uric trong cơ thể, do đó nó trở thành đồ uống tốt cho những người bị bệnh gút hoặc có nồng độ axit uric trong máu cao.
Uống đủ nước, tránh uống rượu, uống cà phê và kiểm soát cân nặng là những lời khuyên tuyệt vời để giảm axit uric.
Bạn nên ngâm hoặc luộc khoai sọ trước khi chế biến để giảm lượng oxalate (Ảnh minh họa: India).
Tốt cho tiêu hóa
Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích của khoai sọ mà bạn không nên bỏ qua, nhất là đối với những người đang bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơi.
Lý do, trong thành phần của loại củ này chứa tới 27% chất xơ nên được phân giải và hấp thụ hoàn toàn. Phân được tạo ra sau đó sẽ di chuyển nhanh xuống ruột và thải ra ngoài dễ dàng. Do đó, bạn có thể điều trị chứng táo bón, giúp nhuận tràng hơn bằng khoai sọ.
Khoảng 100 gram cung cấp cho 4,1 gram hoặc 11% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Cùng với chất xơ, carbohydrate phức sẽ làm chậm tiêu hóa.
Tốt cho trái tim
Khoai sọ cung cấp một số loại chất khoáng quan trọng như kẽm, magie, đồng, sắt và mangan. Nó cũng chứa hàm lượng kali cao. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp điều chỉnh nhịp tim.
Theo Bệnh viện Đa khoa Medlatec, kali là chất khoáng quan trọng với tế bào và chất dịch trong cơ thể. Bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa, kali có thể kiểm soát và làm giảm huyết áp. Do đó nó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này còn có tác dụng giảm cholesterol, một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó, thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh.
Ngoài ra, tinh bột kháng của khoai sọ cũng mang đến nhiều lợi ích như tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể, giảm dự trữ chất béo, giảm phản ứng insulinemia…
Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
Khoai sọ chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa khác giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bằng cách loại bỏ các gốc tự do, cơ thể sẽ tỉnh táo và chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Khắc phục mệt mỏi
Chất bột đường trong khoai sọ rất nhỏ nên tốt cho các vận động viên trong việc khắc phục mệt mỏi vì ăn khoai sọ cung cấp năng lượng nhưng lại không làm tăng glucose trong máu.
Chống lão hóa
Trong khoai sọ, vitamin E và vitamin A là hai loại vitamin có khả năng chống lại sự lão hóa. Nếu bổ sung loại củ này bạn sẽ giảm thiểu và làm mờ được các nếp nhăn, vết thâm. Đồng thời những tế bào bị hư hại cũng sẽ được làm trẻ hóa.
Một điều cần lưu ý là bạn nên luộc khoai sọ trước khi nấu canh hoặc chế biến các món ăn khác, hoặc ngâm qua đêm trước khi nấu ăn, nhằm mục đích làm giảm lượng oxalate, từ đó hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận.
" alt=""/>Lợi ích sức khỏe của củ khoai sọThứ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Viết Tiến cho biết nếu chi 1 USD cho kế hoạch hóa gia đình thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội (Ảnh: T.P)
Sáng nay, tại Hội thảo về lợi ích tránh thai, hưởng ứng ngày Tránh thai thế giới (26/9) do Tổng Cục Dân số - KHHGĐ và Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức, ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em cho biết: mỗi năm có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức.
Theo ông Tuấn, trung bình một người phụ nữ có 2 con thì cũng 2 lần nạo phá thai. Đáng chú ý, tỉ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Kim Xuân Nam, tỉ lệ sử dụng tránh thai được duy trì ở mức cao (khoảng 75-79%) trong nhiều năm qua. Trong đó, nhiều nhất là sử dụng biện pháp dụng cụ tử cung (đặt vòng) với tỉ lên gần 50% các ca đặt vòng; tiếp đó đến dùng viên uống tránh thai là 18%; tỉ lệ sử dụng bao cao su là gần 15%; tính vòng kinh/xuất tinh ngoài khoảng 14% và thấp nhất là triệt sản nam – nữ (0,1-0,2%).
Lý giải nguyên nhân tỉ lệ sử dụng tránh thai duy trì ở mức cao nhưng tỉ lệ phá thai cũng không thấp, ông Anh Tuấn chỉ ra 3 lý do: đó là do không áp dụng biện pháp tránh thai (55,6%), có nhu cầu nhưng không được đáp ứng và đặc biệt là thất bại trong các biện pháp tránh thai lên tới gần 40%.
Trong khi đó, dịch vụ phá thai đang phải đối mặt với nhiều thách thức: từ thực hành phòng chống nhiễm khuẩn kém; hầu như không thực hiện giảm đau trong thủ thuật, kovac là thủ thuật chủ yếu để phá thai 3 tháng giữa (16-20 tuần); chưa có kỹ thuật để giải quyết phá thai từ 13-16 tuần tuổi; hướng dẫn kỹ thuật phá thai còn sơ sài; tư vấn và yêu cầu cung cấp thong tin không đầy đủ; chưa quan tâm tới cuộc sống sau phá thai, đặc biệt là cung cấp biện pháp tránh thai cho khách hàng sau phá thai…
Do đó, dù Bộ Y tế có nhiều giải pháp nhưng phá thai không an toàn vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói riêng.
Xuất phát từ kết quả các cuộc khảo sát đa quốc gia về thăm dò thái độ của giới trẻ trong quan hệ tình dục tại châu Âu vào những năm đầu thế kỷ 21 cho thấy mức độ đáng báo động về quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu biết về các biện pháp tránh thai con thiếu hụt trong giới trẻ.
Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính trong nhà trường không đủ cung cấp thong tin một cách toàn diện về vấn đề.
Hậu quả là hang năm có tới 1/3 trong số trên 205 triệu trường hợp mang thai trên thế giới là ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi đưới 25.
Trước tình hình đó, ngày 26/9/2007, với sự lien mình của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là ngày Tránh thai thế giới.
Ngày tránh thai lần thứ 10 năm nay có chủ đề “Lợi ích của tránh thai và trách nhiệm của chúng ta” nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng vè nguyên nhân của việc mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, lợi ích của việc tránh thai… cũng như quan tâm và nhiều nỗ lực hơn nữa từ các cơ quan có lien quan đặc biệt là cho các đối tượng trong độ tuổi sinh để.
" alt=""/>Việt Nam: Mỗi năm hơn 250.000 ca phá thai