Tuy nhiên, hành động này của Apple khiến một số người băn khoăn việc có hay không gã khổng lồ chịu khuất phục dễ dàng trước hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc. Bởi trong cuộc đối đầu với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) năm 2016, công ty từng gây sốc vì lập trường táo bạo của mình khi cương quyết đứng về phía người tiêu dùng.
Tim Cook thừa nhận một cách bất lực: “Chúng tôi rõ ràng không hề muốn gỡ bỏ các ứng dụng này. Song nếu muốn việc gia nhập thị trường và phục vụ người dùng diễn ra thuận lợi, chúng ta buộc phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Dù muốn dù không việc hợp tác với chính phủ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu".
Ann Lee, giáo sư kinh tế tại Đại học New York, chuyên gia về Trung Quốc nhận định: “Trung Quốc đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Apple. Suy cho cùng đây vẫn là một công ty, không phải một tổ chức chính trị. Tôi tin rằng họ sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Trung Quốc để có thể kinh doanh tại đây”.
Tuy nhiên, chấp nhận thỏa hiệp đồng nghĩa với việc Apple đang đi ngược lại các giá trị cốt lõi của công ty từ xưa đến nay. Bất kể điều gì xảy ra, nếu Apple tiếp tục kinh doanh ở Trung Quốc, họ buộc phải tìm cách cân bằng giữa lợi ích cá nhân và sự kiểm soát của chính phủ, ngay cả khi công ty đang thúc đẩy một loạt các giá trị đầy tiềm năng, tự do và được yêu thích ở những nơi khác.
Ngoài ra, sức ép từ các công ty công nghệ trong nước như Tencent, Baidu hay Alibaba cũng khiến Apple phải suy nghĩ thận trọng trong từng đường đi nước bước tại Trung Quốc. Ví dụ tiêu biểu là WeChat (có công ty mẹ là Tencent) - ứng dụng nhắn tin lớn nhất ở Trung Quốc, với gần 900 triệu người dùng. Đây là một trong những công ty tuân thủ tốt nhất các chính sách kiểm duyệt nội dung của chính phủ. Các từ khóa hoặc thuật ngữ liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn hay Tây Tạng đều bị cấm khi người dùng trò chuyện trên nền tảng này.
Vì vậy, nếu muốn “tranh thủ cảm tình” của chính quyền, Apple phải tự mình thay đổi, ít nhất là giống như WeChat.
Trên tất cả, Apple phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy sản xuất linh, phụ kiện của công ty đặt trụ sở tại Trung Quốc. Với sự đầu tư khổng lồ như vậy, Apple khó lòng từ bỏ thị trường 1,3 tỷ dân này.
Giáo sư Lee dự đoán: “Mỗi năm, hàng triệu người Trung Quốc ra nước ngoài để du học, du lịch hay làm việc. Việc kiểm soát thông tin hay hạn chế các ứng dụng VPN là không đủ. Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ thay đổi cách tiếp cận nếu nhu cầu thông tin của người dân đủ mạnh”.
Tim Cook thì cho biết: “Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, những hạn chế sẽ được nới lỏng, vì sự sáng tạo rất cần sự tự do để hợp tác và phát triển”.
Đây sẽ là bài học đắt giá để các công ty nước ngoài khác noi theo trước khi muốn xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Theo Zing
" alt=""/>Vì sao Apple chịu thua chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc?Cụ thể, tính năng này sẽ cho phép bạn cài giờ cho toàn bộ bài đăng của mình lên nhóm, y hệt như cách các trang fanpage cài giờ để lên bài viết vậy. Ví dụ như bạn muốn bài mình sẽ đăng sau một khoảng thời gian nhất định, thì chỉ cần nhấn vào biểu tượng "Lên lịch bài viết" (hình đồng đồ), chọn giờ bạn muốn và nhấn đăng (Schedule) là xong.
Khi đặt lịch xong, sẽ có một dòng hiểu thị các bài đăng có đặt lịch trước trong nhóm. Và đến đúng giờ thì bài sẽ tự động được đăng mà bạn chẳng cần phải làm gì cả. Đây là một tính năng rất tiện nếu bạn là người hay đăng bài một cách thường xuyên vào các nhóm nào đó trên Facebook. Hiện Facebook đang triển khai tính năng này một cách từ từ, cho nên hãy kiên nhẫn nếu bạn chưa có nhé. Hy vọng trong tương lai Facebook sẽ triển khai tính năng này cho các bài đăng trên trang cá nhân của chúng ta.
Theo GenK
" alt=""/>Facebook vừa có thêm một tính năng tuyệt hay giúp bạn 'sống ảo' dễ dàng hơnKhông quá ngạc nhiên khi iMessage dẫn đầu danh sách những tính năng iOS làm người dùng Android thèm muốn nhất. iMessage thường là lý do khiến người dùng Android quyết định “dứt áo ra đi” chuyển sang iOS cũng như tính năng giữ chân mọi người dùng iOS, khiến họ bỏ qua mọi thế mạnh của nền tảng mã nguồn mở Android.
Ứng dụng iMessage được tích hợp sâu vào hệ điều hành của Apple và nó hoạt động tốt tới mức bạn không cần phải để tâm tới nó, chỉ cần gửi tin nhắn, và iPhone sẽ tự động chuyển tin nhắn SMS thành iMessage nếu người dùng iOS đầu dây bên kia đang bật dữ liệu internet.
iMessage hoạt động ổn định cũng như hỗ trợ nhiều tính năng hơn bất kỳ dịch vụ nhắn tin miễn phí nào bạn có thể thấy trên Android, cũng như iMessage bỏ xa Hangouts lẫn nỗ lực gần đây của Google có tên Allo một khoảng cách có thể coi là vài năm phát triển. Bạn có thể tung hô từng dòng chat với bóng bay tràn ngập màn hình, pháo hoa, hay sử dụng các hiệu ứng vui mắt như thì thầm và “slam”. Đó là chưa kể đến mực tàng hình giúp bạn tránh khỏi những kẻ ngó nghiêng khó ưa luôn muốn đọc trộm tin nhắn của bạn.
Hẳn mọi người dùng Android đều tự hào về khả năng chia sẻ mạnh mẽ, linh hoạt và bất tận của hệ điều hành đến từ Google. iOS, với bản chất mã nguồn đóng, rất nghiêm ngặt trong việc chia sẻ dữ liệu. Nhưng ít ai biết rằng, iOS không làm được nhiều thứ, nhưng thứ gì làm được, nó thực hiện một cách xuất sắc. Airdrop là một trong số những ví dụ tiêu biểu.
Nếu bạn chưa biết, thì Airdrop là tính năng chia sẻ dữ liệu giữa những người dùng iOS với nhau, về cơ bản là cho phép bạn truyền tải dữ liệu qua lại một cách liền mạch giữa các thiết bị của Apple với nhau qua sóng Bluetooth. Vậy nên nếu bạn cần chia sẻ một file dữ liệu dung lượng lớn như ảnh từ iPhone lên MacBook, Airdrop là lựa chọn hàng đầu của bạn. Hơn thế nữa, với lượng người dùng iOS khổng lồ, khả năng rất lớn là bạn bè và người thân của bạn cũng dùng iPhone, khiến Airdrop càng trở nên hữu ích nhất là khi chia sẻ trên iOS rất nghiêm ngặt.