“Hiện tại, việc Apple sản xuất một chiếc iPhone màn hình gập là không hợp lý. Chúng tôi tin rằng họ sẽ không đi theo xu hướng đó và iPad gập sẽ là sản phẩm thử nghiệm thị trường đầu tiên của hãng”, Ben Wood, Trưởng nhóm nghiên cứu CCS Insight, cho biết.
“Một chiếc iPhone nắp gập là rủi ro siêu lớn với Apple. Đầu tiên, giá thành của thiết bị sẽ rất đắt để không chiếm thị phần của những chiếc iPhone hiện tại”, Wood ước tính iPhone gập cần có giá khoảng 2.500 USD, trong khi đó mẫu iPhone 14 Pro Max của Apple, phiên bản bộ nhớ lớn nhất, đang có giá khoảng 1.599 USD.
Tiếp đến, nếu “Nhà Táo” gặp vấn đề kỹ thuật với những chiếc điện thoại màn hình gập thì sẽ tạo ra “cơn bão” đến từ các nhà phê bình công nghệ.
Tuy nhiên, công ty cũng không thể đứng ngoài xu thế chung khi “màn hình gập đã thu được động lực lớn”, do đó họ sẽ bắt đầu với iPad. Đây cũng là dịp để công ty thổi luồng gió mới vào dòng sản phẩm này.
Đầu năm nay, công ty nghiên cứu thị trường Display Supple Chain Consultants dự đoán Apple khó có thể tham gia thị trường smartphone màn hình gập ít nhất là tới năm 2025. Dù vậy, hãng sản xuất điện thoại hàng đầu đang nghiên cứu công nghệ trên với các màn hình khoảng 20 inch, tương đương kích thước các mẫu laptop.
Năm ngoái, Ming-Chi Kuo của TF International Securities, chuyên gia phân tích Apple nổi tiếng từng dự đoán “Nhà Táo” có thể tung ra mẫu iPhone gập vào năm 2024.
Thế Vinh(Theo CNBC)
" alt=""/>Apple iPad màn hình gập trong năm 2024, iPhone gập có giá ít nhất 2.500 USDMột người hỗ trợ bán hàng phân tích, chi phí ship extra tăng thêm 1%, không tham gia gói nào thì bị tính phí cố định 2.5%. Việc tham gia các gói Freeship extra và Freeship plus sẽ được hưởng theo từng sản phẩm. Các gói ưu đãi áp dụng giảm giá cho cả nội thành, ngoại thành. Như vậy, người bán gần như phải tham gia gói này để tăng tính cạnh tranh.
T.Thuận, một người bán hàng trên Shopee phàn nàn trên cộng đồng bán hàng việc tăng phí và đưa người bán hàng các gói freeship đẩy người bán hàng vào tình thế khó, khi buộc phải tăng giá bán lẻ và giảm bớt các khuyến mại mới có thể bảo toàn được lợi nhuận. Trong khi các chi phí tăng lên, bán hàng cạnh tranh hơn, các shop buộc phải tính toán và cân nhắc kỹ việc gia các gói khuyến mại mà sàn đưa ra nếu không muốn lỗ ngược.
“Bán hàng thì ngày càng cạnh tranh, sàn thì thu thêm phí. Sale mạnh tay thì lỗ, sale nhỏ nhỏ thì không ra đơn. Nhưng nếu bán thì vẫn phải tuân theo luật chơi của sàn”,Thuận nói.
Ngoài ra, các shop bán hàng trên sàn hiện nay cũng phải chi một phần chi phí lớn dành việc chạy quảng cáo để tăng lượng traffic vào shop và “ra đơn”.
Theo phân tích, chẳng hạn với các shop chỉ đăng ký freeship, thì nếu cộng với chi phí chạy quảng cáo các shop sẽ mất khoảng hơn 20%, nếu cộng thêm tiền nhân công và đóng gói thì chi phí tối thiểu sẽ vào khoảng 30%. Nếu người bán tính lợi nhuận 30 – 40% trên giá nhập, gần như không có lãi.
Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên Shopee tăng các loại chi phí bán hàng trên sàn. Hồi tháng 4, Shopee đã tăng phí bán hàng trên nền tảng ở Việt Nam. Tuy nhiên, động thái mới nhất đến vào thời điểm công ty TMĐT đang đối mặt với áp lực tăng doanh thu và phải tối ưu các chi phí vận hành.
Không ít người bán hàng lo lắng, sau tăng phí dịch vụ sẽ tiếp tục là các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam. Dự đoán nhiều chính sách, chương trình marketing sẽ bị cắt giảm dần khiến áp lực của người bán tăng lên. Nhiều người bán hàng tính toán đến việc phát triển thêm nhiều kênh bán hàng khác thay vì chỉ tập trung trên sàn TMĐT Shopee. Tuy nhiên, các sàn TMĐT và mạng xã hội đều đang đối mặt với áp lực tối ưu các khoản chi phí và việc thắt chặt các chính sách bán hàng. Bên cạnh đó, tình trạng giá cả hàng hóa trên thị trường liên tục leo thang từ đầu năm, khiến người mua giảm bớt các khoản chi tiêu cũng dẫn đến áp lực của những người bán hàng trực tuyến.
Duy Vũ
" alt=""/>Shopee tăng phí bán hàng trên sànHai năm trước, cựu tổng thống Donald Trump thất bại trong nỗ lực ép ByteDance bán ứng dụng cho các nhà đầu tư Mỹ. Giờ đây, đến lượt chính quyền ông Biden thực hiện một kế hoạch sửa đổi để giải quyết những gì họ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia từ ứng dụng này.
![]() |
So với phần lớn người dùng của WeChat chỉ đến từ trong nước, TikTok cho đến nay là nền tảng Internet Trung Quốc thành công nhất trên toàn cầu. Ảnh: SCMP. |
"Các cuộc thảo luận hiện tại dường như là sự tiếp nối của những gì chúng ta đã thấy dưới thời ông Trump", Emily Weinstein, thành viên nghiên cứu tại Đại học Georgetown nhận định.
Ngoài Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng gia tăng sự giám sát với TikTok do lo ngại về vấn đề an ninh. Ấn Độ đã chặn TikTok cùng với nhiều ứng dụng khác của Trung Quốc sau cuộc đụng độ tại biên giới năm 2020 giữa hai nước.
![]() |
Nhiều quốc gia đang đặt TikTok vào tầm ngắm do lo ngại vấn đề bảo mật. Ảnh: SCMP. |
Australia, EU và Anh cũng không phải ngoại lệ. Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Australian, Thượng nghị sĩ James Paterson nhấn mạnh "một lệnh cấm nên được xem xét" nếu chính phủ Australia không thể giải quyết các lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến TikTok.
Thủ tướng Anh Liz Truss trước khi đắc cử cũng từng nhấn mạnh sẽ đàn áp các doanh nghiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc như TikTok. Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy cho biết ứng dụng này có thể đã vi phạm các quy tắc của EU khi quảng cáo hướng đối tượng mà không có sự đồng ý từ người dùng.
Mối liên hệ giữa TikTok và Trung Quốc
Sự nghi ngờ của phương Tây đối với TikTok phần lớn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi về việc chính phủ Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng thông qua ByteDance. Luật Tình báo Quốc gia được Trung Quốc thông qua năm 2017, cho phép chính phủ yêu cầu các công ty Trung Quốc cung cấp bất cứ thông tin, kể cả dữ liệu người dùng nước ngoài.
![]() |
Mỹ vẫn là thị trường người dùng lớn nhất của TikTok bên ngoài Trung Quốc. Ảnh: SCMP. |
Nội dung này nhiều lần bị giới lập pháp Mỹ đưa ra trong các phiên chất vấn về mối liên hệ của TikTok với Trung Quốc, dù ByteDance nhiều lần khẳng định chưa bao giờ thực hiện.
TikTok hứa rằng dữ liệu người dùng Mỹ sẽ được lưu trữ trên các máy chủ thuộc sở hữu của Oracle có trụ sở tại Texas. Bất kỳ quyền truy cập dữ liệu TikTok nào của các nhà điều hành ByteDance đều phải trải qua một quy trình nội bộ nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, nguồn tin của BuzzFeed Newsvề âm thanh bị rò rỉ từ các cuộc họp nội bộ cho thấy nhân viên ở Trung Quốc đã nhiều lần truy cập vào kho dữ liệu đó. TikTok được phát triển từ công nghệ cốt lõi tương tự như Douyin, phiên bản tiếng Trung của nó.
Có một số dẫn chứng cho thấy ByteDance đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc để tăng cường kiểm duyệt nội dung. Năm 2018, công ty này đã đóng cửa Neihan Duanzi, mạng xã hội chia sẻ các nội dung hài hước sau khi chính quyền phát hiện nền tảng này chứa "nội dung thô tục".
![]() |
Vẫn còn nhiều dẫn chứng cho thấy ByteDance đang hợp tác với chính quyền Trung Quốc. Ảnh: Getty Images. |
Chia sẻ với Washington Post, các nhân viên TikTok tại Mỹ nói rằng họ bị hội đồng quản trị tại Bắc Kinh gây áp lực để hạn chế nội dung chính trị xuất hiện trên nền tảng. Cuối năm 2019, The Guardiantiết lộ TikTok từng yêu cầu kiểm duyệt viên xóa video có nội dung "xuyên tạc" các sự kiện lịch sử.
"Chúng tôi khuyên mọi người cẩn thận khi sử dụng TikTok, đặc biệt khi tồn tại mối đe dọa về dữ liệu cá nhân bị thu thập hoặc giám sát bởi chính phủ Trung Quốc", báo cáo cho biết.
Ông chủ thật sự của TikTok
Theo SCMP, cấu trúc thượng tầng không rõ ràng của công ty mẹ ByteDance cho thấy ít nhất một số quyết định hàng đầu vẫn đến từ phía Bắc Kinh. Câu hỏi về người thật sự nắm quyền TikTok vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Trên giấy tờ, TikTok được đăng ký tại Quần đảo Cayman và có nhân viên ở Trung Quốc.
CEO hiện nay là Shou Zi Chew, người tự nhận bản thân "một người Singapore chính gốc" trong bức thư gửi tới cho các nhà lập pháp Mỹ. Thực tế, ông Chew chỉ đảm nhận vai trò này kể từ tháng 4/2021, vài tháng trước khi TikTok trở thành một trong sáu nhóm kinh doanh riêng biệt thuộc ByteDance trong bối cảnh công ty đang tái cơ cấu.
Cũng trong bức thư gửi tới cho các nhà lập pháp Mỹ hồi tháng 6, CEO Chew thừa nhận ByteDance “đóng một vai trò trong việc tuyển dụng nhân sự chủ chốt tại TikTok”.
![]() |
Dù đã rời ghế chủ tịch ByteDance nhưng nhiều nguồn tin nội bộ vẫn cho rằng nhà sáng lập Zhang Yiming góp tiếng nói cuối cùng về các quyết định lớn của TikTok. Ảnh: Joe Cummings. |
ByteDance được thành lập vào năm 2012 bởi Zhang Yiming. Năm ngoái, ông Yiming rời bỏ ghế chủ tịch, chỉ vài tháng sau khi từ chức CEO. Tuy nhiên, theo một nhà đầu tư lâu năm của ByteDance, người từ chối nêu tên vì vấn đề riêng tư tiết lộ các nhà đầu tư và CEO ByteDance đều thừa nhận Yiming vẫn duy trì tiếng nói cuối cùng về các quyết định lớn của TikTok.
“Có một sự nhận biết cơ bản về ai là người được thuê và ai là ông chủ thực sự", người giấu tên này ám chỉ về ông chủ thật sự của TikTok.
(Theo Zing)
" alt=""/>TikTok rơi vào thế khó