Kết quả điều tra ban đầu xác định, Trần Xuân Trường từng là nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia sau đó trở về Việt Nam.
Đầu năm 2024, do không có việc làm nhưng lại muốn có tiền tiêu xài, Trường móc nối với một số đối tượng là người Việt Nam ở Campuchia, tiến hành dụ dỗ, lôi kéo nhiều người (chủ yếu là thanh niên trẻ chưa có kinh nghiệm sống) sang Campuchia làm “việc nhẹ, lương cao”.
Trường hứa hẹn với các nạn nhân rằng sang đó sau khi trừ chi phí ăn ở, mỗi tháng có thể kiếm được 20 - 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, sự thật là khi sang Campuchia, các nạn nhân sẽ bị đưa vào những khu vực của người nước ngoài, phải làm việc từ 12 - 15 giờ mỗi ngày và không được hưởng lương.
Khi lừa được 1 người sang Campuchia trót lọt, Trường được hưởng lợi từ 3 - 5 triệu đồng.
Ngày 4/7/2024, khi Trường đang trên đường đưa 2 cháu T.A.T. (SN 11/5/2007; trú tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) và H.V.L. (SN 15/10/2007; trú tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn) vào TPHCM để sang Campuchia thì bị lực lượng công an bắt giữ tại cây xăng dầu 71, QL1A thuộc phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức. Lực lượng công an đã giải cứu thành công cháu T.A.T và H.V.L.
Công an huyện Hiệp Hòa đang tiếp tục đấu tranh mở rộng vụ án.
" alt=""/>Bắt giữ đối tượng mua bán người, giải cứu 2 thiếu niênNgọn đồi ở thôn 1A, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm được phân ra nhiều lô đất. Những lô đất này, người dân dựng 22 căn biệt thự, mỗi căn rộng chừng 300m2, với kết cấu bê tông, 1 trệt, 1 lầu, lợp mái ngói. Xung quanh có hệ thống giao thông, điện nước, cáp.
Theo cơ quan chức năng, loạt biệt thự trên do người đàn ông tên N.T.K được ủy quyền trông coi, quản lý. Những công trình này được dựng lên trên khu đất không phù hợp với quy hoạch xây dựng của xã Lộc Thành, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Việc xây dựng không phép diễn ra thời gian dài, song chính quyền xã Lộc Thành lúng túng trong xử lý.
Cụ thể, hồi tháng 5/2023, khi các công trình vừa được khởi công, chính quyền địa phương xã đã tới kiểm tra, yêu cầu ngừng thi công. Phía chủ đất được thông báo tới làm việc với địa phương, cung cấp hồ sơ, pháp lý liên quan. Vài tháng sau, UBND xã Lộc Thành phát hiện công trình tiếp tục thi công, bất chấp các quyết định xử lý.
Lãnh đạo xã Lộc Thành lý giải, do địa bàn rộng, xã chỉ có một cán bộ địa chính nên việc kiểm tra không thường xuyên. Còn các trường hợp vi phạm đã lập biên bản xử lý, nhưng vẫn lén lút thi công.
Hiện UBND xã Lộc Thành đã đình chỉ thi công đối với các công trình xây không phép trên và đề xuất lên huyện Bảo Lâm hướng giải quyết. Trong đó, địa phương đề xuất, theo hướng đề nghị UBND huyện xem xét cho phép những công trình vi phạm trên tồn tại, cho chủ trương thu thuế xây dựng với số tiền ước tính khoảng 700 triệu đồng. Phương án hai là, trường hợp không cho phép tồn tại các công trình trên thì đề nghị UBND huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn hỗ trợ địa phương thành lập kế hoạch tổ chức cưỡng chế.
Liên quan tới việc để xây 22 biệt thự không phép, ngày 3/4, ông Trương Hoài Minh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, đã ký 2 quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Đỗ Ngọc Cần, Chủ tịch UBND xã Lộc Thành và ông Trần Ngọc Hoàn, công chức địa chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường xã Lộc Thành.
Quyết định đình chỉ công tác hai người này trong 15 ngày (bắt đầu từ 4/4) nhằm xem xét trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng do để xảy ra vụ việc xây dựng một số căn nhà biệt lập không phù hợp quy hoạch xây dựng tại khu vực thôn 10A, xã Lộc Thành.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, chủ tịch xã và cán bộ địa chính có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ những vấn đề liên quan trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng và sử dụng đất trên địa bàn.
" alt=""/>Hàng chục biệt thự xây không phép trên đồi ở Lâm ĐồngGS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá, những năm gần đây, rất nhiều dự án đầu tư không phê duyệt được. Trong đó, có vướng một số vấn đề, nhất là giá đất không xác định được là bao nhiêu, để cơ quan chính quyền địa phương ra quyết định thu tiền và nhà đầu tư nộp tiền. Phải có giá đất mới ra được quyết định giao đất.
Theo ông Cường, phương pháp thặng dư cũng có hạn chế là nếu như đưa yếu tố tính toán của khu vực không chuẩn (đầu vào không chuẩn) sẽ dẫn đến kết quả đầu ra không chính xác.
Tuy nhiên, về kinh nghiệm quốc tế, các nước phổ biến dùng phương pháp thặng dư và không bị thất thoát vì không có chuyện bán chênh và trốn thuế, môi trường kinh doanh, pháp lý minh bạch, kỷ luật.
Cũng theo ông Cường, định giá là tìm giá trị chứ không phải là giá cả. Nếu bỏ phương pháp thặng dư sẽ không có cơ sở định giá những khu vực đất được gọi là đất chưa phát triển.
Bà Đỗ Thị Thu Giang, Giám đốc dịch vụ tư vấn, Savills TP.HCM nhìn nhận, phương pháp thặng dư có những ưu điểm nổi bật so với các phương pháp khác.
Với phương pháp thặng dư, giá đất được tính bằng cách lấy tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản trừ đi tổng chi phí phát triển giả định. Đại diện Savills nhấn mạnh, phương pháp này phù hợp khi định giá những khu đất chưa phát triển và giàu tiềm năng, đảm bảo nguyên tắc định giá cao nhất, tốt nhất cho tài sản.
Bổ sung dữ liệu đầu vào, khơi thông dự án
Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội khẳng định, phương pháp thặng dư phản ánh rất rõ nét bản chất tài chính của dự án bất động sản: đâu là chi phí, đâu là doanh thu, đâu là lợi nhuận, rất khoa học và khách quan.
“Cơ quan soạn thảo cho rằng, do thiếu cơ sở dữ liệu để định giá, phải định giá theo các yếu tố giả định, thiếu chính xác nên bỏ phương pháp này, theo tôi là chưa thuyết phục. Nếu vấn đề là thiếu cơ sở dữ liệu thì giải pháp phải là tạo ra nguồn cơ sở dữ liệu chất lượng, tin cậy, thay vì bỏ phương pháp thặng dư (đập bỏ cỗ máy sản xuất). Vì vậy, nếu việc bỏ phương pháp thặng dư trở thành hiện thực thì đó sẽ là một bước lùi trong công tác định giá đất”, luật sư Chung bày tỏ.
TS. Trần Xuân Lượng (Đại học Kinh tế Quốc dân) nêu quan điểm, không phải phương pháp định giá mà chính các thông tin dữ liệu đầu vào mới quyết định việc xác định giá đất có sát với thị trường hay không.
Bàn về giải pháp thực hiện, TS. Trần Xuân Lượng cho rằng, Việt Nam cần cân nhắc xây dựng một trung tâm đăng ký và quản lý các giao dịch đất đai, đảm bảo từ chủ đầu tư, người dân cho đến cơ quan quản lý đều phải đăng ký để khai báo cho đầy đủ và chính xác.
“Quan điểm của tôi cho rằng từ việc có dữ liệu sạch, chúng ta sẽ đề ra những quyết sách, chính sách đúng và trúng. Từ dữ liệu sạch mới có được quy hoạch sạch, có được giá đất tiệm cận thị trường, bồi thường thỏa đáng... Ngoài ra, từ giá đất chuẩn sẽ đánh thuế chuẩn, thu được tiền sử dụng đất chuẩn, tiền cho thuê đất chuẩn và thu ngân sách tối đa. Từ đó sẽ tái đầu tư cho lợi ích của cộng đồng”, ông Lượng cho biết.