Công nghệ này được kỳ vọng sẽ là giải pháp đưa dịch vụ di động tới các vùng sâu xùng xa mà vẫn đảm bảo khả năng thu lời.
Trong 7 năm qua, Công ty thiết bị viễn thông Ấn Độ VNL đã nghiên cứu thiết kế lại công nghệ di động GSM tiêu chuẩn để tạo ra các trạm thu phát sóng di động chỉ cần tới 50 đến 150 watt điện được cung cấp từ một pin năng lượng mặt trời, thấp hơn nhiều so với yêu cầu nguồn điện 2 kilowatt của các trạm BTS hiện nay. VNL cho biết các thiết bị để dựng nên một trạm thu phát sóng này có thể lắp ráp trong thời gian khoảng 6 giờ đồng hồ chỉ với hai lao động.
Một trạm thu phát sóng như vậy, được VNL gọi là “trạm làng”, có thể xử lý cuộc gọi cho hàng trăm người dùng dịch vụ di động. Các “trạm làng” chuyển tín hiệu cuộc gọi đến một trạm thu phát lớn hơn trong phạm vi 5 km. Trạm thu phát lớn hơn đó cũng sử dụng năng lượng mặt trời để chuyển tiếp tín hiệu đến mạng chính.
“Chúng tôi đã giảm chi phí, năng lượng và thiết bị để hầu hết các công ty viễn thông có thể triển khai trạm thu phát sóng di động một cách dễ dàng”, Rajiv Mehrotra, tổng giám đốc VNL nói. “Công nghệ này có thể hỗ trợ các mạng phát triển kinh doanh ở những nơi khả năng thu lời rất thấp và mang lại cơ hội cho khoảng 1,5 tỷ người dân nông thôn không có điện lưới có thể truy cập dịch vụ điện thoại di động”.
Đến nay, khoảng 50 trạm thu phát sóng của VNL đã được xây dựng ở bang Rajasthan của Ấn Độ, tạo ra cơ hội sử dụng dịch vụ di động lần đầu tiên cho hàng ngàn người dân. Công ty này cho biết sắp tới sẽ mang công nghệ này sang triển khai ở thị trường châu Phi. Bước đầu, VNL sẽ triển khai thử nghiệm khoảng 50 trạm ở những vùng xa xôi hỗ trợ hai ứng dụng là thoại và truyền dữ liệu, chưa cho phép nhắn tin bởi thực tế nhiều người dùng mới ở những khu vực này không biết đọc và viết.
" alt=""/>Xóa khoảng cách số bằng BTS điện mặt trời![]() |
Liverpool rất muốn giữ chân Van Dijk |
Đang hưởng lương 125.000 bảng/tuần tại Anfield, Liverpool muốn "trói chân" trung vệ người Hà Lan thêm ít nhất 5 năm nữa.
Mức lương mới mà đội bóng thành phố cảng chào mời Van Dijk là 150.000 bảng/tuần. Nếu đặt bút ký, trung vệ 27 tuổi này sẽ nhận 50 triệu bảng thù lao trong vòng 5 năm tới.
Thay vì tuyển quân mới, các sếp lớn tại Anfield xem việc giữ các trụ cột là nhiệm vụ hàng đầu.
Van Dijk đã chơi tất cả các phút ở Ngoại hạng Anh mùa này và đang cùng Liverpool thẳng tiến đến chưc vô địch quốc nội đầu tiên sau hơn ba thập kỷ.
Theo tiết lộ của của báo chí Anh, đội vô địch Premier League sẽ nhận 4 triệu bảng tiền thưởng.
Theo đó, trụ cột như Van Dijk sẽ bỏ túi khoản thưởng nóng 150.000 bảng nếu Liverpool đăng quang.
* Đăng Khôi
" alt=""/>Liverpool tăng lương 'khủng' giữ chân Van DijkMột quán ăn tại TP.HCM chấp nhận hầu như mọi ví điện tử. (Ảnh: Hải Đăng)
Người dân vẫn phải cài nhiều ví ít nhất 1-2 năm tới
Ví điện tử và thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, nhất là trong giai đoạn Covid-19. Một khảo sát của Visa vào quý 3/2020 trên 1.000 người Việt ở thành phố lớn lẫn nông thôn, nhiều độ tuổi và giới tình khác nhau cho thấy, hơn một nửa (51%) người được hỏi cho biết họ gia tăng tần suất dùng ví điện tử. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là thanh toán QR Code (một hình thức thanh toán tại quầy dùng ví điện tử), với 55%.
Theo báo cáo của Boston Consulting Group, 49% khách hàng của các ngân hàng tại khu vực thành thị tại Đông Nam Á đã sử dụng ví điện tử, tỷ lệ này sẽ đạt 84% vào năm 2025.
Bản thân các ví cũng tăng trưởng mạnh. MoMo, ví dẫn đầu về lượng người dùng hiện nay, hiện đã vượt hơn 25 triệu tài khoản, hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán, tăng trưởng tổng giá trị giao dịch tính hết 2020 gấp 3,5 lần năm trước đó.
Payoo cũng liên kết gần 20.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, xử lý hơn 400 loại hóa đơn, dịch vụ từ hơn 350 nhà cung cấp khác nhau. Nền tảng này cũng kết nối với hơn 40 ngân hàng, đạt tỷ lệ tăng trưởng giá trị giao dịch 60% mỗi năm, với giá trị gần 100.000 tỷ đồng/năm được xử lý qua hệ thống.
Mặc dù tăng trưởng mạnh nhưng số lượng ví tại Việt Nam vẫn còn nhiều, phân mảnh. Có khoảng 40 ví điện tử và trung gian thanh toán phân bổ trên dân số hơn 97 triệu người. Điều này, theo ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng Đồng Việt (Payoo), là do thị trường ví điện tử tại Việt Nam còn trong giai đoạn sơ khai.
Ông Lĩnh cho rằng thị trường Việt Nam gần trăm triệu dân, mở rộng ra Đông Nam Á hơn 700 triệu dân, chủ yếu thanh toán tiền mặt, thì việc thu hút các tay chơi lớn tham gia thị trường ví điện tử là đương nhiên.
Các ví điện tử trong top đầu thị trường hiện nay có: MoMo, Moca, ZaloPay, AirPay, Viettel Pay, Payoo.
Trong đó, MoMo, Moca và ZaloPay mạnh ở mảng thanh toán tại quầy; Moca nắm trọn mảng đặt dịch vụ của Grab; AirPay là ví điện tử duy nhất của nền tảng thương mại điện tử có người dùng lớn nhất Việt Nam (Shopee), Payoo là nền tảng của các thanh toán dịch vụ (điện, nước, Internet,...). Mỗi ví có thế mạnh riêng nhưng chưa có ví nào đủ để chiếm lĩnh thị trường.
Như vậy, để không phải móc ví trả tiền mặt, người dùng ít nhất phải cài 2-3 ví điện tử để sử dụng được tất cả các dịch vụ hàng ngày như gọi xe, thanh toán dịch vụ, trả tiền tại quầy, mua sắm trên thương mại điện tử. Chưa kể những dịch vụ khác có thể phát triển trong tương lai.
Ông Nguyễn Bá Diệp (Phó Chủ tịch, đồng sáng lập Ví MoMo) cho răng trong 1-2 năm nữa thì ví điện tử sẽ phát triển rực rỡ. Khi đó thị trường sẽ sàng lọc để chỉ còn 3-5 ví chủ chốt.
Vẫn phải cài 2-3 ví cùng lúc để dùng được cho mọi dịch vụ. (Ảnh: Hải Đăng)
Chờ cơ chế sandbox để nhiều người có cơ hội dùng ví điện tử
Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng smartphone đang có mức tăng rất mạnh. Theo thống kê của một số nhà mạng tỷ lệ khách hàng sử dụng smartphone đang tăng trưởng khoảng 20 - 30%/năm, đặc biệt là dòng smartphone có sử dụng 5G. Đây chính là cơ hội cho ví điện tử phát triển mạnh mẽ.
Để nhiều người dùng ví điện tử hơn, doanh nghiệp cần xây dựng hệ sinh thái rộng lớn, nhiều điểm chấp nhận thanh toán, công nghệ bảo mật tiên tiến. Về phía cơ quan quản lý, các ví cho rằng cần có cơ chế cởi mở vì ví điện tử vẫn rất mới mẻ tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Diệp cho rằng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, sự phát triển của công nghệ, fintech,... luôn đi trước hành lang pháp lý. Sáng tạo nghĩa là tạo ra những cái mới, chưa từng có tiền lệ. Dưới góc nhìn của các nhà quản lý, những lo lắng về tác động xấu đến xã hội với những mô hình chưa có tiền lệ cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ chế quản lý rủi ro, ông Diệp nói hành lang pháp lý dành cho fintech cần có quan điểm khoan dung, dễ chấp nhận hơn.
Bà Trương Cẩm Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty ZION, đơn vị chủ quản ví điện tử ZaloPay, kiến nghị tạo cơ chế thông thoáng để các doanh nghiệp phát triển. Vì ví điện tử là lĩnh vực mới nên các quy định nên theo hướng mở, tránh cứng nhắc dễ gây khó khăn trong quá trình phát triển.
“Không nên bắt buộc ví điện tử phải có liên kết tài khoản ngân hàng. Những ví không liên kết thì cho phép giao dịch với giá trị nhỏ. Như vậy, khách hàng dễ dàng tiếp cận với một phương thức thanh toán mới, đơn giản, thuận tiện, từ đó thay đổi thói quen dùng tiền mặt”, bà Thanh nêu ví dụ.
Ý tưởng của bà Thanh trên thực tế đã được áp dụng thử nghiệm trên Mobile Money mới được Thủ tướng cho phê duyệt triển khai thử nghiệm từ 9/3. Các tài khoản viễn thông không cần tài khoản ngân hàng, có thể được dùng để thanh toán cho các hàng hoá, dịch vụ có giá trị nhỏ.
Ngoài các dịch vụ hiện hữu, bà Thanh dự báo các nhu cầu mới sẽ xuất hiện như: dịch vụ trả sau, cho vay ngang hàng, cho vay tín dụng, bảo hiểm…, do vậy cần có những quy định thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ mới để đa dạng hóa sản phẩm, giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng tốt hơn.
“Để triển khai thành công thanh toán điện tử, cần có sự phối hợp nhiều bên từ Nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ,… mới có thể thuyết phục được người dân chấp nhận và sử dụng thường xuyên”, ông Ngô Trung Lĩnh kết luận.
Hải Đăng
Đầu năm đến nay, liên tục có những khoản đầu tư lớn từ nước ngoài đổ vào các công ty Fintech Việt Nam. Điều này cho thấy sức hấp dẫn và triển vọng rất cao của thị trường Fintech trong nước.
" alt=""/>Ví điện tử chờ sandbox để bùng nổ