Ông Nguyễn Quang Huy chỉ ra bốn hình thức giả mạo eKYC phổ biến tại Việt Nam: giả mạo giấy tờ, giả mạo chip trong căn cước gắn chip, giả mạo khuôn mặt, deepfake. Trong số đó, deepfake phức tạp và tinh vi hơn cả khi sử dụng AI phân tích khuôn mặt và giọng nói của một người, từ đó tái tạo, chỉnh sửa cho ra ảnh và video của người đó theo hành động, cử chỉ mới.
Hacker sử dụng ba cách để chèn deepfake trong quá trình xác thực danh tính trực tuyến. Đó là phần mềm giả lập (hacker sử dụng phần mềm máy điện thoại ảo để chạy trên máy tính rồi kết nối với cam ảo, sau đó video/ảnh dùng để xác thực sinh trắc học trên ứng dụng sẽ được thay thế bằng video/ảnh deepfake...), man in the middle (tấn công trung gian, trong đó quá trình giao tiếp giữa điện thoại và máy chủ bị can thiệp, kẻ tấn công sẽ thu giữ dữ liệu được truyền đi, sau đó thay thế bằng dữ liệu giả mạo có ảnh/video deepfake), chèn phần cứng (hardware injection, xảy ra khi camera bên trong điện thoại bị thay thế bằng bộ chuyển đổi HDMI kết nối với máy tính để kiểm soát hoàn toàn).
Nhằm đối phó với tình trạng giả mạo eKYC, VNPT đã ứng dụng AI để xây dựng các giải pháp: so sánh khuôn mặt, tìm kiếm khuôn mặt, phát hiện giả mạo khuôn mặt, phát hiện giả mạo giấy tờ, xác thực giọng nói, phân tích dữ liệu để phát hiện bất thường. Cụ thể, AI so sánh khuôn mặt trong ảnh chân dung và khuôn mặt trên giấy tờ có khớp nhau hay không, giúp cho việc xác thực hình ảnh của chủ giấy tờ và giấy tờ đi cùng là cùng một người.
AI còn thực hiện tìm kiếm khuôn mặt trong hàng chục triệu khuôn mặt để phát hiện trường hợp một người nhưng dùng nhiều giấy tờ khác nhau hoặc nằm trong danh sách đen. Đối với công nghệ phát hiện giả mạo khuôn mặt, AI sẽ phát hiện khuôn mặt giả mạo: không chụp trực tiếp, mặt nạ 2D, 3D...
Công nghệ nhận diện và xác thực giọng nói cho phép so khớp giọng nói của người dùng với giọng đã đăng ký trước đó, kết hợp với so khớp gương mặt sẽ tạo thành hai lớp bảo mật, an toàn hơn khi gặp phải các hình thức giả mạo danh tính.
Cuối cùng, công nghệ phân tích dữ liệu phát hiện bất thường lấy thông tin camera, ghi lại các chuyển động, thao tác của người dùng trong quá trình thực hiện xác thực rồi mã hóa và gửi về máy chủ. Máy chủ nhận thông tin và dùng AI phân tích nhằm phát hiện các bất thường, từ đó ngăn chặn các trường hợp deep fake hình ảnh/video sử dụng máy ảo, camera ảo hoặc chèn phần cứng camera.
Theo đại diện VNPT, để ngăn chặn tình trạng giả mạo eKYC, không chỉ cần AI mà còn phải kết hợp tất cả công nghệ khác nhau từ mobile đến backend.
" alt=""/>Ba cách hacker dùng deepfake qua mặt định danh điện tửLý giải về thông tin trên, ông Phước cho hay, việc lấy ý kiến này được thực hiện theo chủ trương của cấp trên, cụ thể, từ chỉ đạo của UBND TP, các ngành liên quan, trong đó Sở GD-ĐT đã triển khai đến các địa phương.
Theo ông Phước, UBND quận Thanh Khê đã có văn bản yêu cầu hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học và THCS tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đối với phụ huynh, tổng hợp và gửi báo cáo về Phòng GD-ĐT quận trước ngày 4/11.
Tuy nhiên, các chỉ đạo của Sở GD-ĐT và quận Thanh Khê không đề ra mức cụ thể bao nhiêu về chi phí thực hiện các vấn đề liên quan như phí vận hành, tiền điện, bảo trì sau khi được trang bị máy điều hòa.
Ông Phước cho biết, phía nhà trường muốn xây dựng khung dự kiến để tạo sự rõ ràng, thống nhất ngay từ đầu với phụ huynh. Sau đó, trường đưa ra các dự kiến về mức kinh phí vận động xã hội hoá trong 1 năm như trong biên bản lấy ý kiến.
Sau đó, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã tổ chức lấy ý kiến phụ huynh từ ngày 28/10. Những dự toán này mới là mô phỏng, sơ khởi ban đầu để phụ huynh nắm.
“Các chi phí trên chỉ là dự kiến ở mức tối đa nếu đề án đi vào thực tế. Chúng tôi làm dự kiến ở mức tối đa để khi đề án đi vào thực tế, phụ huynh không thất vọng. Nhà trường ghi nhận tất cả các ý kiến của phụ huynh và tổng hợp để báo cáo cấp trên", ông Phước thông tin.
Cũng theo ông Phước, trong biên bản lấy ý kiến, nhà trường cũng đề xuất 3 mục gồm: Đồng ý, không đồng ý và ý kiến khác. Ông Phước lý giải thêm, quá trình này mới chỉ ở giai đoạn "phôi thai". Quá trình thực hiện sau này phải có đề án rõ ràng, được HĐND TP Đà Nẵng thông qua.
“Chủ trương lắp đặt điều hoà ở các phòng học của TP Đà Nẵng là hợp lý, nhất là vào mùa nắng nóng. Trong quá trình thực hiện, đối với những trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trường sẽ linh hoạt giải quyết. Điều cốt yếu là tạo môi trường tốt nhất cho các em học tập" ông Phước nhấn mạnh.
Dự kiến đầu tư hơn 5.000 máy điều hoà cho các trường học
Trước đó, vào tháng 3/2023, từ đề nghị của Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xử lý kiến nghị về việc bổ sung máy điều hoà tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Số điều hòa trang bị cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn dự kiến là 5.167 máy, với tổng chi phí hơn 98 tỷ đồng. Nguồn kinh phí đề xuất từ ngân sách thành phố. Mỗi phòng học dự kiến lắp 2 máy.
Ngày 18/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư có công văn gửi Sở GD-ĐT, trong đó nêu ý kiến việc đề xuất đầu tư bổ sung máy điều hoà sẽ dẫn đến phát sinh chi phí vận hành, tiền điện và bảo trì.
Vì vậy Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Sở GD-ĐT tiếp tục chủ trì tổ chức đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của đề xuất trên, đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học. Theo đó, đối với các trường đề xuất kinh phí từ xã hội hoá, phải tổ chức lấy ý kiến phụ huynh.
Từ đó, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã triển khai cho các quận, huyện tổ chức lấy ý kiến phụ huynh và yêu cầu báo cáo kết quả trước ngày 10/11, để Sở GD-ĐT tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với CBS This Morning, tỷ phú tiết lộ hai vợ chồng không cho con tất cả. Theo vợ của Zuckerberg, con của họ cũng phải làm việc nhà và đôi lúc được đến nơi làm việc của bố mẹ để hiểu hơn về công việc.
“Nhìn chung, tôi không muốn con tôi ngồi lì trước TV hay máy tính”,Zuckerberg nói trên Fox News năm 2019. Thời điểm đó, ông cho con gọi video với họ hàng nhưng nghiêm khắc hơn đối với các loại thiết bị khác.
Satya Nadella
Theo CEO Microsoft, bố mẹ của ông đã thiết lập một môi trường mà trong đó ông tự đặt ra nhịp độ của riêng mình và theo đuổi những gì ông muốn. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc đến cách ông nuôi dạy con cái.
“Điều quan trọng là tập trung vào những gì con cần để phát triển”, ông nói với tờ Good Housekeeping.
Ngoài ra, cả ông và vợ - Anu – đều nghĩ rằng trẻ em nên nuôi chó. Nó mang đến cảm giác gần gũi và trách nhiệm cho trẻ, cũng như cảm giác“có ai đó đang chờ mình trở về”.
Hai vợ chồng biết được con cái làm gì trên máy tính. Họ cũng hạn chế số lượng bộ phim và video game, website con được xem.
Sundar Pichai
Giống như bao ông bố bà mẹ khác, CEO Google cũng giúp con làm bài tập về nhà. Ông dùng chính sản phẩm của công ty – Google Lens – để hỗ trợ con. “Đôi khi tôi khá lười và giả vờ như đang suy nghĩ, nhưng thực chất lại sử dụng Google Lens để tìm ra đáp án bài toán”.
Năm 2018, ông trả lời tờ The New York Times rằng, con trai mình – khi đó 11 tuổi – không có điện thoại và cũng hạn chế xem TV.
Bill Gates
Đồng sáng lập Microsoft cho biết, ông dạy con theo phương pháp từ thập niên 70 có tên “Tình yêu và Logic”. Triết lý này tập trung vào kiểm soát cảm xúc, thông qua tối giản những phản ứng như quát mắng, khiển trách con cái.
Ông cũng cố gắng để con không trở nên hư hỏng. Ông từng nói muốn cân bằng để con tự do làm bất kỳ điều gì nhưng không cho nhiều tiền để chúng chỉ ngồi không.
Gates cấm con dùng điện thoại trong bữa ăn và không mua di động cho đến khi con 14 tuổi.
Jeff Bezos
Cựu ông chủ Amazon có cách dạy con khá đặc biệt. Năm 2017, ông tiết lộ đã cho con dùng dao sắc từ 4 tuổi và đồ điện từ 7 hoặc 8 tuổi.
Bezos chia sẻ, đây là phương pháp của MacKenzie Scott, vợ ông khi ấy. Bà tin rằng, “thà con có 9 ngón tay còn hơn vô dụng”. Ông xem đây là “thái độ tuyệt vời về cuộc sống”.
(Theo Insider)
" alt=""/>Cách dạy con của Bill Gates, Mark Zuckerberg