Độc chiêu trốn lì xì của người trẻ
Giấc mơ Tết của lũ trẻ bãi giữa sông Hồng
Bi hài giới trẻ đi buôn ngày Tết
Đúng như biệt danh, cậu bé có khả năng nói 16 ngôn ngữ gồm Đức, Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Khmer, Anh, Tagalog, Mã Lai, 3 thứ tiếng địa phương của Trung Quốc (Quan Thoại, Quảng Đông, Hải Nam), Nga, Thái, Việt, Hàn, Nhật.
Tài năng của Salik có lẽ vẫn sẽ chỉ giúp cậu bán được thêm vài món đồ lưu niệm cho du khách quanh ngôi đền Ta Prohm (Siem Reap, Campuchia), nếu như không được blogger du lịch Venus Goon phát hiện và quay clip đưa lên mạng xã hội vào tháng 11/2018.
Sức mạnh của mạng xã hội đã giúp Salik và gia đình "đổi đời sau một đêm", và cũng mở những trang tươi sáng tới bất ngờ, như câu chuyện của các bạn trẻ dưới đây.
![]() |
Salik (trái) cùng mẹ và em trai hàng ngày bán rong đồ lưu niệm cho khách du lịch quanh đền Ta Prohm. |
Mạng xã hội luôn nhanh chóng và thức thời.
Buổi sáng, dư luận còn xôn xao về mức phạt 200.000 đồng cho hành vi sàm sỡ trong thang máy, buổi chiều, hình ảnh ngôi chùa Ba Vàng và những phát ngôn của "cô Yến" đã gây tranh cãi.
Sở dĩ mạng xã hội "quyền lực" đến thế nhờ là những nút like, tag, share có ở mỗi bài đăng. Chủ nhân của các nút đó, không ai khác là cư dân mạng.
Internet mang tới phiền toái cho nhiều người, nhưng cũng giúp cuộc đời của nhiều "hiện tượng" trở nên hạnh phúc hơn.
Chỉ sau một đêm, Salik từ cậu bé bán rong nghèo khó bỗng "nổi như cồn" trong cộng đồng mạng châu Á với biệt danh "thần đồng ngôn ngữ".
Gia đình Salik được mời xuất hiện trên sóng truyền hình Campuchia, sang Trung Quốc du lịch và thử giọng để có cơ hội tham gia khóa đào tạo ca sĩ.
Nhiều doanh nhân và tổ chức trao tặng gia đình nam sinh hàng nghìn USD, xe đạp, đồ chơi mới, cũng như cam kết hỗ trợ giáo dục cho cậu bé và em trai đến khi tốt nghiệp đại học.
Trước Thuch Salik, nhiều bạn trẻ cũng bước từ nghèo khó sang cuộc đời tươi sáng nhờ sức lan tỏa của mạng xã hội.
Cậu bé nghèo hiếu học Vương Phú Mãn (9 tuổi ở Vân Nam, Trung Quốc) từng nổi tiếng trên mạng với bức ảnh mái tóc đóng băng trắng xóa do đi bộ 5 km dưới thời tiết lạnh âm 9 độ C để đến trường làm bài thi vào đầu năm 2018.
Trong vòng chưa đến một tuần, hơn 17 triệu nhân dân tệ được các nhà hảo tâm quyên góp, gửi đến Vương Phú Mãn và ngôi trường em theo học. Bên cạnh đó, trường em được lắp hệ thống sưởi, học sinh nhận quần áo, tiền trợ cấp.
Trải qua biến động khi chuyển đến trường mới rồi lại phải trở về trường cũ, Phú Mãn cuối cùng được yên tâm học tập khi gia đình em được hỗ trợ để xây nhà cạnh trường. Một công ty địa phương cũng tạo công ăn việc làm cho cha Mãn để ông có thể lo cho các con cuộc sống tốt hơn.
Sự nổi tiếng trên mạng xã hội còn mang đến điều tốt đẹp cho nhiều bạn trẻ khác. Ví như hiện tượng ảnh chế "cậu bé thành công" hay Success Kid (tên thật là Sammy Griner) đã kêu gọi được gần 100.000 USD cho ca ghép thận của cha mình vào năm 2016.
Hay Jake Amo (8 tuổi, đến từ Ghana) - cậu bé "gây bão mạng" năm 2016 với khoảnh khắc chăm chú học bài - được nhiều cá nhân, tổ chức quyên góp tiền cho quỹ học bổng mang tên cậu bé, sau khi thầy giáo em đăng lời kêu gọi giúp đỡ trên mạng.
Số tiền quyên góp không chỉ giúp Amo, mà còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Ghana được đến trường.
![]() ![]() ![]() |
"Cậu bé chăm chỉ" Jake Amo (Ghana), "cậu bé tóc băng" Vương Phú Mãn (Vân Nam, Trung Quốc), "Success Kid" Sammy Griner (Mỹ) đều là những "hiện tượng" nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng mạng. |
Những người như Thuch Salik, Vương Phú Mãn, Success Kid, Jake Amo được gọi chung là "hiện tượng mạng" (Internet phenomenon) - có nghĩa chỉ nhân vật bình thường bỗng nổi lên trong cộng đồng nhờ sức lan truyền mạnh mẽ của truyền thông.
"Hiện tượng mạng" không chỉ là những con người có câu chuyện đặc biệt và cần giúp đỡ như họ, mà cũng có thể là những cá nhân không xinh đẹp, không tài năng, đôi khi có hành động kỳ dị hay phát ngôn gây "sốc" để thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Những nút like, tag và sharecó thể giúp các trường hợp khó khăn đổi đời, thì cũng có thể giúp ai chỉ cần "câu view", "kiếm fame" đạt được mục đích.
Theo nghiên cứu của New York Times Consumer Insight Group, những động lực để con người chia sẻ thông tin trên mạng xã hội gồm mong muốn lan tỏa nội dung có giá trị cho người khác, khẳng định bản thân, phát triển và nuôi dưỡng các mối quan hệ, thu nạp thông tin về các thương hiệu, chỉ ra những điều họ thích và ủng hộ.
![]() |
Trong đó, đến 94% trong số lựa chọn của người tham gia khảo sát chia sẻ thông tin trên mạng xã hội nhằm lan tỏa thông tin giá trị cho người khác.
Nút share sẽ rất có ích và tạo ra sức mạnh to lớn, giúp đổi thay cuộc đời của nhiều số phận khốn khổ nếu được sử dụng đúng, không để cổ xúy cho những "hot face" lắm tài nhiều tật luôn cố tình làm lố để được nổi tiếng hay những câu chuyện tiêu cực.
Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể tách rời với nhiều người. Chúng ta không chỉ nên tỉnh táo và cẩn trọng khi bước vào "thế giới ảo" vốn luôn tồn tại nhiều điều thật giả lẫn lộn này, mà còn cần cân bằng nó với cuộc sống hàng ngày.
Nhà tâm lý học Stephanie Lau đưa ra 5 lời khuyên về cách sử dụng mạng xã hội. Đầu tiên là ngừng tiếp xúc với thiết bị công nghệ ít nhất một tiếng trước khi đi ngủ. Thử hạn chế sử dụng mạng xã hội trong suốt cả ngày.
Nếu có con, hãy theo dõi nội dung chúng truy cập trên mạng xã hội. Giới hạn số lượng mạng xã hội cần sử dụng đến mức thấp nhất. Và cuối cùng, nếu không biết rõ về ai đó, không bắt buộc phải theo dõi họ trên mạng.
Vẫn chiếc smartphone nhỏ bé trên tay, vẫn đưa lên mạng xã hội hình ảnh và câu chuyện, biết đâu một ngày bạn sẽ khiến một đứa trẻ được đến trường, giúp đỡ một số phận, hoặc tạo ra những điều kỳ diệu, mà chính bạn, hay bất cứ ai, cũng không thể đoán trước được.
Thông thường, mọi người phải nói chuyện trực tiếp với bác sĩ mới biết rằng một nghiên cứu mới đang được tiến hành. Nhưng lần này thì khác, nghiên cứu về tim của Đại học Stanford sử dụng chính smartphone của người dân để tuyển dụng tình nguyện viên tham gia.
Chương trình được tài trợ bởi Apple, liên quan đến một ứng dụng trên Apple Watch có khả năng phát hiện những nhịp tim không đều.
Bị cuốn hút bởi ý tưởng này và cũng đang sở hữu một chiếc Apple Watch, Poston đã đăng ký tham gia ngay lập tức. Sau đó, cậu đăng một status trên Twitter khuyến khích mọi người làm theo mình – nói rằng ứng dụng này là một phần đột phá trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.
"Không phải là không thể tưởng tượng, đến thời điểm mà tôi ra trường, toàn bộ ngành y tế có thể đã được cách mạng hóa bằng công nghệ", Poston nói.
Apple, Google, Microsoft và những người khổng lồ công nghệ khác đã làm thay đổi cách giao tiếp, mua sắm, kết bạn và làm việc của hàng tỷ người bao gồm cả chúng ta.
Giờ đây, khi người dùng, các trung tâm y tế và công ty bảo hiểm ngày càng quen thuộc với ứng dụng theo dõi sức khoẻ, các công ty công nghệ cũng muốn có một phần chia trong hơn 3 nghìn tỷ USD chi tiêu hàng năm cho chăm sóc sức khỏe chỉ riêng ở Mỹ.
Ứng dụng nghiên cứu tim của Apple đã phản ánh được tham vọng này.
Các công ty công nghệ đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm tái thiết lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, bằng cách phát triển các công cụ mới hợp tác với người tiêu dùng, bệnh nhân, bác sĩ, công ty bảo hiểm và các nhà nghiên cứu y khoa. Và họ đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào các công ty khởi nghiệp.
Theo số liệu từ CB Insights, một công ty nghiên cứu về vốn mạo hiểm và start-up: Trong 11 tháng đầu năm 2017, 10 công ty công nghệ lớn nhất nước Mỹ đã ký kết các hợp đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với tổng trị giá lên tới 2,7 tỷ USD, trong so sánh con số của năm 2012 chỉ là 277 triệu USD.
Mỗi công ty có cách tiếp cận của riêng mình, đánh cược rằng những điểm mạnh cốt lõi của họ cuối cùng có thể cải thiện sức khỏe - hoặc chí ít là chăm sóc người dân hiệu quả hơn.
Ví dụ, Apple tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng. Microsoft tập trung vào dịch vụ lưu trữ và phân tích trực tuyến. Alphabet, công ty mẹ của Google, tập trung vào mảng dữ liệu.
"Lý do lớn nhất khiến nhiều công ty công nghệ đang nhảy vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hiện nay là thị trường quá lớn, quá quan trọng, quá cá nhân với người dùng của họ, để không thể bỏ qua", John Prendergass, Phó Giám đốc Y tế tại Ben Franklin Technology Partners, một tổ chức phi lợi nhuận ở Philadelphia cho biết.
Các bác sĩ và nhà nghiên cứu lưu ý rằng vẫn còn quá sớm để nói, liệu các công cụ theo dõi sức khỏe liên tục mới, như ứng dụng cho đồng hồ và điện thoại thông minh, có giúp giảm bệnh tật và kéo dài cuộc sống hay chỉ khiến cho nhiều người đi khám bác sĩ mặc dù chưa cần thiết.
“Không có gì cường điệu cả”, Tiến sĩ Eric Topol, một chuyên gia y học kỹ thuật số lãnh đạo Viện Khoa học Chuyển đổi Scripps ở San Diego nói. "Chúng ta đang ở giai đoạn nghiên cứu đầu tiên của những công cụ này: Chúng sẽ giúp đỡ được những ai? Không giúp được những ai? Ai là những đối tượng chỉ nhận được sự sợ hãi, lo lắng, hay kết quả dương tính giả?".
Ngành công nghệ chắc chắn không còn xa lạ với lĩnh vực sức khoẻ. IBM, Intel và Microsoft từ lâu đã cung cấp nhiều dịch vụ doanh nghiệp cho ngành y tế.
Nhưng giờ đây, họ và các công ty khác sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra hoặc đầu tư vào các loại công nghệ mới cho bác sĩ, bệnh nhân và người dùng.
Năm 2017, Amazon là một trong những nhà đầu tư cho Grail, công ty start-up phát hiện ung thư đã gọi được hơn 900 triệu USD tài trợ. Apple cũng đã mua lại Beddit, với công nghệ theo dõi giấc ngủ, bằng một khoản tiền không được tiết lộ.
Và Alphabet, có lẽ là gã công nghệ khổng lồ năng động nhất với người tiêu dùng Mỹ trong lĩnh vực sức khỏe và công nghệ sinh học, đã mua lại Senosis Health, đơn vị đang phát triển ứng dụng dùng cảm biến trên smartphone để theo dõi các chỉ số sức khoẻ.
Alphabet cũng có một đơn vị nghiên cứu riêng, Verily Life Sciences, chuyên nghiên cứu các công cụ mới để thu thập và phân tích dữ liệu sức khoẻ.
Năm 2017, Verily đã giới thiệu một thiết bị đeo nghiên cứu sức khoẻ, Verily Study Watch, với các cảm biến có thể thu thập dữ liệu về nhịp tim, bước chân và nhiệt độ da. Bây giờ, chiếc đồng hồ này đã được sử dụng trong một nghiên cứu, được gọi là dự án Baseline do Verily tài trợ, theo dõi khoảng 10.000 tình nguyện viên.
Những người tham gia vào dự án Baseline sử dụng các cảm biến giấc ngủ trên giường của họ, được xét nghiệm máu, gen và sức khỏe tâm thần. Tất cả các dữ liệu này được phân tích và đưa vào hệ thống học máy, các nhà nghiên cứu hy vọng từ đó, họ sẽ có được một bức tranh chi tiết hơn về sự tiến triển của bệnh tật, bao gồm cả ung thư.
"Chúng tôi đang tạo ra các thiết bị thu thập thông tin, các xét nghiệm phân tử mới - và tất cả chỉ để cố gắng hiểu sâu hơn về sức khỏe con người”, Tiến sĩ Jessica L. Mega, giám đốc điều hành của Verily cho biết.
Apple thì đang tiếp cận theo một cách khác – thông qua iPhone và Apple Watch để giúp người sử dụng theo dõi và quản lý sức khỏe của họ tốt hơn.
"Apple đang cố gắng dịch chuyển hoạt động y khoa, vốn chỉ đang có mặt tại bệnh viện và phòng khám, tới tay người tiêu dùng, ngay trên điện thoại của bạn”, Malay Gandhi, một nhà quản lý cư trú tại công ty đầu tư mạo hiểm Greylock Partners nói.
Trở lại năm 2015, Apple đã giới thiệu một phần mềm mới, Apple ResearchKit, cho các nhà nghiên cứu y tế. Đại học Stanford đã sử dụng nó để phát triển một ứng dụng ghi danh các tình nguyện viên trong một nghiên cứu tim, và theo dõi các hoạt động thể chất, giờ ngủ và thể dục của họ.
Tiến sĩ Lloyd B. Minor, Hiệu trưởng Trường Y khoa Đại học Stanford, cho biết Apple ResearchKit cho phép các nhà nghiên cứu dễ dàng ghi danh hơn 54.000 bệnh nhân - một số lượng lớn cho một nghiên cứu chỉ được thực hiện bởi một trung tâm y tế - và thu thập nhiều dữ liệu hơn những gì họ có thể làm nếu không có ứng dụng này.
"Đối với chúng tôi, đó là một công cụ khiến mình phải mở rộng tầm mắt", ông nói.
Đại học Stanford cũng đang tiến hành nghiên cứu tim mạch của Apple. Nó nhằm xác định xem liệu một ứng dụng cho Apple Watch có thể phát hiện chính xác những nhịp tim bất thường - đặc biệt là những nhịp tim liên quan đến chứng rung tâm nhĩ, một tình trạng có thể dẫn đến hình thành cục máu đông và đột qụy.
Nếu ứng dụng phát hiện được nhịp tim không đều, nó sẽ gửi thông báo cho người dùng và cung cấp cho họ một cuộc tư vấn video miễn phí với bác sĩ. Nghiên cứu không được thiết kế để đánh giá liệu những người sử dụng ứng dụng này có giảm được tỷ lệ đột qụy và tử vong do bệnh tim, so với những người không sử dụng ứng dụng hay không.
Microsoft, một nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ đám mây cho các trung tâm y tế, cũng đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
Năm 2017, công ty đã cho ra mắt một sáng kiến, Healthcare NeXT sử dụng trí tuệ nhân tạo và dịch vụ đám mây như nhận diện giọng nói, để tạo sản phẩm cho các nhà cung cấp y tế và bệnh nhân.
Là một phần của nỗ lực, Microsoft hợp tác với Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh để phát triển các dịch vụ kỹ thuật số, nhằm giảm bớt sự lúng túng cho các bác sĩ và cải thiện trải nghiệm của bệnh nhân. Một trong số các dự án liên quan đến trợ lý ảo, có chức năng ghi chép các cuộc trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân, phân tích cuộc hội thoại và sau đó gửi bản tóm tắt đến hồ sơ điện tử của bệnh nhân.
Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh cũng thử nghiệm thí điểm một ứng dụng thông báo cho bác sĩ, khi một trong các bệnh nhân của họ được kê đơn thuốc tại hiệu thuốc trong mạng lưới U.P.M.C.
“Chúng tôi thực sự tập trung vào những điều mọi người đang làm trong việc chăm sóc sức khỏe hiện tại, và làm thế nào chúng tôi có thể làm tốt hơn cho họ trong tương lai", Peter Lee, phó chủ tịch nghiên cứu và trí tuệ nhân tạo tại Microsoft cho biết.
Facebook không đứng ngoài xu thế, công ty này đã mở rộng các hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình sang ngành y tế.
Năm 2016, Facebook đã thu hút được quảng cáo của các công ty dược phẩm bằng cách giới thiệu tính năng cuộn tròn, nơi các nhà sản xuất thuốc có thể liệt kê tất cả tác dụng phụ của thuốc. Việc ghi rõ các rủi ro như vậy là bắt buộc, theo luật liên bang ở Mỹ về quảng cáo thuốc.
Và năm 2017, Oculus, nhà sản xuất thiết bị thực tế ảo của Facebook, đã hợp tác với Bệnh viện Nhi Los Angeles để phát triển máy mô phỏng V.R cho phép các bác sĩ và sinh viên y khoa thực hành xử lý các trường hợp cấp cứu bệnh nhi có nguy cơ cao.
Amazon ít công khai về kế hoạch y tế của họ. Nhưng các nhà phân tích đoán rằng Amazon có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh hiệu thuốc.
Tiến sĩ Topol từ Viện Scripps nói rằng các công ty công nghệ đang có cơ hội tái thiết những hệ thống y tế cồng kềnh và cũ kĩ, đồng thời khám phá ra những phương pháp chăm sóc sức khỏe mới.
"Bằng cách này hay cách khác, không có một công ty công nghệ nào không tham gia vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe”, Tiến sĩ Topol nói. "Nhiều công ty thấy đây là một thị trường nằm giữa việc cứu người và cơ hội lớn để kinh doanh".
Theo GenK
" alt=""/>Apple, Google, Microsoft và Facebook đều đang nhảy cả vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏeHãy cùng xem sau ba năm, dàn cast chính toàn trai xinh gái đẹp ngày nào có "dậy thì thành công" không nhé!
1. Dylan O’Brien
Ra mắt khán giả lần đầu tiên qua vai diễn anh chàng Stiles Stilinski của loạt phim truyền hình đình đám Teen Wolf, song sự nghiệp của Dylan O’Brien chỉ thực sự thăng hoa khi được chọn làm "kép chính" Thomas trong The Maze Runner (2014). Vai diễn đã mang về cho Dylan một vị trí trong danh sách 15 Ngôi sao Đột phá của năm 2014 do Yahoo! Movies bình chọn.
Năm 2016, trong quá trình thực hiện phần phim The Death Cure, Dylan không may bị dính chấn thương nghiêm trọng vì bị xe đâm khi đang quay cảnh hành động cho phim và phải tạm nghỉ diễn một thời gian để chờ hồi phục. Chính vì lý do này mà lịch công chiếu dự kiến của The Death Cure đã phải dời tới đầu năm 2018 thay vì lịch ban đầu là 17/2/2017.
Sau ba năm, "chàng Thomas" ngày nào nay vẫn giữ được vẻ điển trai song có phần già dặn, lãng tử hơn.
2. Thomas Brodie-Sangster
Trước khi được chọn thủ vai Newt của Maze Runner series, chàng diễn viên người Anh Thomas Brodie-Sangster đã là gương mặt khá quen thuộc với nhiều "mọt phim" khi "bỏ túi" kha khá vai diễn ở một số tựa phim nổi tiếng, trong đó phải kể đến vai cậu bé Sam trong Love Actually. Đặc biệt, Thomas chính là người lồng tiếng cho nhân vật cậu bé tinh nghịch Ferb Fletcher trong loạt phim hoạt hình đình đám Phineas and Ferb.
Vai Newt của loạt phim Maze Runner cũng là một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của Thomas khi giúp chàng diễn viên gom về một lượng fan khá lớn và được nhiều khán giả nhớ đến hơn. Sau The Maze Runner (2014), khán giả còn được gặp lại anh trong nhiều phim ăn khách như Star Wars: The Force Awakens và Game of Thrones.
Có vẻ sau ba năm, "cậu bé Newt ngọt ngào" nay đã ra dáng một người đàn ông trưởng thành với mái tóc dài loà xoà lãng tử cùng hàng ria mép gọn gàng.
3. Kaya Scodelario
Tuy nhiên, nhờ nỗ lực và tài năng diễn xuất thiên bẩm, nhà sản xuất của Skins đã nâng đất diễn của Kaya trong Skins từ vai thứ chính ít đất diễn lên thành một trong những nhân vật chủ chốt. Vai diễn Effy Stonem của Skins đã trở thành bệ phóng đưa tên tuổi Kaya Scodelario ngày càng bay xa hơn.
Sau vai diễn trong phim điện ảnh đầu tay Moon (2009) được đánh giá cao về khả năng diễn xuất ở Liên hoan phim Sundance, người đẹp đã được trao cơ hội góp mặt trong nhiều tác phẩm có kinh phí cao như Clash of the Titans (2010), Now is Good (2012), The Maze Runner series và mới đây nhất là Pirates of the Caribbean: Dead Men Tells No Tales khi cô trở thành mỹ nhân tiếp theo sánh vai bên chàng cướp biển Jack Sparrow của Johnny Depp. Năm 2015, "mỹ nhân lai" đã lên xe hoa cùng đồng nghiệp Benjamin Walker và hiện cả hai đang có cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Thời gian có vẻ khá ưu ái Kaya Scodelario khi cô nàng Teresa ngày nào nay lại càng trở nên quyến rũ và gợi cảm hơn xưa. Phong cách ăn mặc của cô cũng trở nên táo bạo hơn trước.
4. Ki Hong Lee
Sau gần 5 năm lăn lộn với các vở kịch nhỏ và những phim truyền hình rating thấp như Victorious, The Secret Life of the American Teenager, Modern Family... nỗ lực theo đuổi nghiệp diễn của chàng diễn viên gốc Hàn Quốc đã được đền đáp khi được lựa chọn để góp mặt trong The Maze Runner. Vai diễn chàng trai điềm tĩnh, mạnh mẽ có biệt tài "chạy nhanh" Min-ho ngay lập tức giúp Ki Hong Lee thu về một lượng fan khá lớn (chủ yếu là nữ) và giúp chàng diễn viên lọt top 4 danh sách Những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí People bình chọn năm 2014.
Rất nhiều fan nữ hẳn đã rất tiếc nuối khi Ki Hong Lee kết hôn cùng bạn gái lâu năm Hayoung Choi vào năm 2015. Hiện tại cặp đôi vẫn đang vô cùng hạnh phúc, tuy nhiên "chàng Min-ho" thuở nào nay đã có phần... kém sắc đi nhiều. Gương mặt điển trai, rắn rỏi như thanh niên mới lớn của anh nay có phần... phát tướng và đã bắt đầu xuất hiện dấu vết tuổi tác.
Theo GameK
" alt=""/>Sốc với thay đổi ngoại hình của dàn kép chính 'Maze Runner' sau 3 năm