Trên sân khấu, Lê Hoàng Phương có hơn 7 phút để nhìn lại một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam. Trên nền nhạc ca khúc We belong together- bài hát mà mỹ nhân Khánh Hòa luôn nghe mỗi ngày từ khi đăng quang, Lê Hoàng Phương chia sẻ những điều cô ấp ủ.
Clip Lê Hoàng Phương chia sẻ
Trong chiếc váy cắt xẻ được NTK Lê Ngọc Lâm thực hiện riêng, Lê Hoàng Phương khoe những bước catwalk quyến rũ. Mỗi bước đi là một lần cô xúc động khi nhìn lại hành trình đã qua. Khi hô tên lần cuối cùng với ngôi vị Hoa hậu Hòa bình Việt Nam, người đẹp khuỵu gối và không ngăn được nước mắt.
![]() | ![]() |
Người đẹp tiết lộ màn final walk được cô chuẩn bị kỹ lưỡng suốt 2 tháng qua cùng ê-kíp. Với cô, đó là thời khắc thiêng liêng không chỉ đánh dấu 1 năm đương nhiệm mà còn là kỷ niệm 10 năm theo đuổi nghệ thuật.
"Ban đầu tôi dự tính màn final walk của mình sẽ hài hước một chút và tôi sẽ không khóc để giữ hình ảnh thật đẹp. Nhưng đến cuối, tôi muốn mình đi theo những cảm xúc thật tự nhiên và tôi không ngờ mình khóc nhiều đến vậy. Từ lúc tập luyện đến trong hậu trường, tôi đã không ngăn được nước mắt. Tôi chủ động thu âm bài chia sẻ để dù mình xúc động đến thế nào cũng không bị ảnh hưởng.
Bài chia sẻ do chính Lê Hoàng Phương tự viết, với những thông điệp mà người đẹp luôn tâm huyết. "Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt hành trình đã qua. Năm 2022, tôi từng có lúc muốn từ bỏ nhưng được bạn bè, gia đình động viên thử sức thi nhan sắc lần cuối.
Tôi không nghĩ mình sẽ được xướng tên ở ngôi vị hoa hậu, sau đó tiếp tục đoạt ngôi vị á hậu quốc tế. 18 tuổi, tôi từng ước mơ mình sẽ xuất hiện trên sàn diễn quốc tế và không ngờ 10 năm sau, giấc mơ đó đã được thực hiện", Lê Hoàng Phương nói.
Hoa hậu cho biết, khi hô tên lần cuối trên sân khấu Miss Grand Vietnam 2024, cô khuỵu gối trong vô thức không hề tính trước, vì đó là cảm xúc biết ơn của cô lúc đó.
"Như một thước phim tua lại một năm đã qua, tôi nhìn thấy từng gương mặt thân quen trên sân khấu. Tôi nhớ lại lúc đi thi Miss Grand Vietnam và Miss Grand International khi ở trong hậu trường, khán giả đã hô tên rất nhiều khiến tôi bật khóc.
Tôi biết ơn những người đã có mặt bên tôi 10 năm qua. Tôi biết ơn cả bản thân mình vì đã có nhiều lúc áp lực nhưng không từ bỏ", mỹ nhân sinh năm 1995 cho biết.
![]() | ![]() | ![]() |
Khép lại hành trình hoa hậu đương nhiệm, Lê Hoàng Phương thời gian tới sẽ tập trung hơn công việc kinh doanh về kiến trúc. Người đẹp đồng thời đang theo học Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Đại học Hutech.
Xuất phát điểm là một người mẫu, chân dài Khánh Hòa vẫn muốn theo đuổi nghệ thuật thông qua hình ảnh thời trang với các bộ ảnh, làm mentor, đào tạo...
Ở tuổi 28, Miss Grand Vietnam 2023 cũng có những áp lực về tuổi tác. Cô cho rằng đây là một áp lực ngầm để mình nỗ lực hơn trong sự nghiệp. "Tôi cũng nghĩ đến chuyện kết hôn nhưng đó là câu chuyện trong 5 năm tới. Tôi mong đến lúc đó tôi sẽ có một nửa phù hợp với mình", Lê Hoàng Phương tâm sự.
![]() | ![]() |
Lê Hoàng Phương sinh năm 1995, quê Khánh Hòa. Cô cao 1,77m, số đo ba vòng 87-63-94cm. Cô tốt nghiệp ngành Kiến trúc - Trường Đại học Công Nghệ TPHCM. Người đẹp đăng quang ngôi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 và thi Miss Grand International cùng năm. Tại cuộc thi, cô đoạt ngôi vị á hậu 4 chung cuộc. Hiện Lê Hoàng Phương là CEO một công ty kiến trúc.
Mai Thư
Ảnh: NVCC
Như VietNamNet đã phản ánh về chuyện “Hy hữu Hà Nội: Người chết 2 năm vẫn ký xác nhận ranh giới đất”. Trong đó, đại diện 12 hộ gia đình đang cư trú tại Tổ 18 (cụm dân cư số 5, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) đã “tố” nhiều bất cập, quyền lợi bị xâm hại khi hệ thống thoát nước chung và duy nhất (gồm đường cống và 3 hố ga) bị gia đình ông Lê Hữu Hùng (trú tại số 27A Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa) huỷ hoại, chèn lấp.
![]() |
Bà Phạm Thị Oanh đã mất từ năm 2004 vẫn có chữ ký trong Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất lập năm 2006 để làm cơ sở cho UBND quận Đống Đa cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành (Phần chữ ký bà Oanh được khoanh tròn màu đỏ - PV). |
Theo các hộ dân, tranh chấp về phần đất có đường cống và 3 hố ga bắt nguồn từ quyết định 2363 về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (sổ đỏ) cho gia đình ông Lê Hữu Tiến và Bà Nguyễn Thị Nhạc (bố mẹ đẻ ông Lê Hữu Hùng) tại địa chỉ số 27A Đê La Thành.
Liên quan đến vụ việc này, mới đây UBND quận Đống Đa đã có buổi tiếp công dân có đơn tố cáo.
Trao đổi tại buổi làm việc, người dân đã chỉ ra nhiều điểm mập mờ, thậm chí làm sai lệch hồ sơ trong hồ sơ cấp sổ đỏ tại địa chỉ số 27A Đê La Thành. Đặc biệt, tại Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất (theo hiện trạng sử dụng) được lập ngày 22/2/2006 để làm cơ sở cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành theo các hộ dân biên bản này có dấu hiệu bị sửa chữa trên biên bản được lập ngày 20/8/1998. Trong đó có chữ ký của bà Phạm Thị Oanh ở phần các chủ sử dụng đất tiếp giáp nhưng thực tế bà Oanh đã mất từ năm 2004 và đã được UBND phường Ô Chợ Dừa cấp giấy chứng tử ngày 11/3/2004.
Chủ trì buổi tiếp công dân, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Trịnh Hữu Tuấn đã yêu cầu đại diện phòng Tài nguyên – Môi trường và Thanh tra quận giải thích về việc cấp sổ đỏ tại địa chỉ trên.
Là đơn vị tham mưu cho Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Hoàng Giáp ra văn bản khẳng định: Việc UBND quận xét cấp sổ đỏ cho bà Nguyễn Thị Nhạc và ông Lê Hữu Tiến là đúng theo quy định đại diện Thanh tra quận cho biết, cơ sở để đơn vị xem xét là dựa trên bản đồ năm 1997 của UBND phường Ô Chợ Dừa cung cấp, báo cáo của UBND phường và báo cáo của phòng Tài nguyên – Môi trường thẩm định lại toàn bộ những quy trình cấp sổ đỏ cho gia đình ông Lê Hữu Hùng tại thời điểm cấp là đúng quy định của pháp luật. Từ đó, Thanh tra đã có báo cáo và đưa ra ý kiến tham mưu.
![]() |
Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất (theo hiện trạng sử dụng) lập năm 1997 (bên trái) và Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất (theo hiện trạng sử dụng) lập năm 2006 (bên phải). |
Trong khi đó, liên quan đến phần chữ ký của bà Oanh, ông Nguyễn Mạnh Dũng – Phó phòng Tài nguyên – Môi trường quận Đống Đa cho biết, thời điểm năm 1993-1994, Hà Nội có chủ trương đo vẽ lại toàn bộ các thửa đất các hộ dân sử dụng đề căn cứ cấp sổ đỏ. Theo ông Dũng, năm 1997, bà Oanh có ký vào Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất (theo hiện trạng sử dụng) của ông Lê Hữu Tiến.
“Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2006, UBND phường lấy lại biên bản đó (biên bản năm 1997 – PV). Do vậy có sự hiểu nhầm” – vị Phó phòng Tài nguyên – Môi trường quận Đống Đa nói.
Thanh, kiểm tra rà soát lại toàn bộ hồ sơ
Nêu ý kiến tại buổi làm việc, các hộ dân tại Tổ 18 (cụm dân cư số 5, phường Ô Chợ Dừa) đã bày tỏ nhiều bức xúc, đặc biệt những bất cập khốn khổ trong cuộc sống hàng ngày khi đường ống chung bị huỷ hoại, chèn lấp. Khổ nhất là cảnh hàng ngày, hàng chục con người nơi đây phải lấy xô chậu chứa nước thải, chờ tới cuối ngày mang ra đường chính để đổ.
Ghi nhận những ý kiến phản ánh của người dân, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Trịnh Hữu Tuấn cho biết, về việc thi công hạng mục nhà ở tại số 27A Đê La Thành UBND phường đã có thông báo dừng thi công. Việc này sẽ giao cho các phòng ban liên quan của quận, UBND phường Ô Chợ Dừa chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và thực hiện nghiêm – ông Tuấn nhấn mạnh.
Còn về việc cấp giấy chứng nhận tại địa chỉ trên, ông Tuấn giao cho Thanh tra quận chủ trì với phòng Tài nguyên – Môi trường quận, UBND phường Ô Chợ Dừa kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ báo cáo và tham mưu cho UBND quận ra thông báo trả lời người dân.
![]() |
Ngày 4/5, UBND phường Ô Chợ Dừa đã có thông báo về việc dừng thi công hạng mục nhà ở tại số 27A Đê La Thành. |
Tranh chấp của 12 hộ dân với gia đình ông Lê Hữu Hùng đã kéo dài suốt 2 năm qua. Theo người dân nguồn gốc đất mà gia đình ông Lê Hữu Tiến, bà Nguyễn Thị Nhạc (bố mẹ đẻ của ông Lê Hữu Hùng và các đồng sở hữu hiện nay-PV) tại số 27A Đê La Thành chỉ có diện tích là 86m2 đất, kê khai đóng thuế ổn định từ năm 1962 cho đến thời điểm được cấp sổ đỏ năm 2006.
Nhưng đến năm 2006, trong sổ đỏ cấp cho thửa đất số 27A Đê La Thành lại có tổng diện tích đất là 112,6 m2, gồm phần đất tăng thêm so với diện tích kê khai ban đầu là 26,6m2 thuộc đất lưu không liền kề. Đây cũng là hệ thống cống thoát nước thải và nước mưa của khu dân cư có từ hàng chục năm trước.
Sự việc tranh chấp đang được các cấp chính quyền xem xét giải quyết, thì vào ngày 13/2/2017, hộ ông Lê Hữu Hùng được UBND quận Đống Đa cấp giấy phép xây dựng số 170097/GPXD. Tiếp đó, ngày 15/2/2019, lại cấp giấy phép xây dựng số 190060/GPXD thay thế giấy phép xây dựng trước đó. Dựa trên GPXD mới, gia đình ông Hùng tiếp tục cho xây dựng công trình nhà ở trên phần đất mà các hộ dân cho rằng có hệ thống đường cống thoát nước chung.
“Chúng tôi chỉ mong các cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm, thấu tình đạt lý vấn đề trên để người dân có thể yên tâm sinh sống và phát triển kinh tế” – đại diện các hộ dân bày tỏ.
Hồng Khanh
- Tranh chấp xảy ra trong suốt 2 năm qua liên quan đến hệ thống thoát nước chung của khu dân cư và các hộ dân liền kề.
" alt=""/>Người chết 2 năm vẫn ký xác nhận ranh giới đất: Do hiểu nhầmKhi giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, học sinh luôn lễ phép, kính trọng, chào hỏi và xưng hô đúng phép tắc, thể hiện sự thân thiện nhưng không ngang hàng. Khi phạm lỗi, học sinh phải nghiêm túc nhận lỗi và sửa chữa sai phạm.
Mỗi học sinh trường Tiểu học Ái Mộ B đều tâm niệm “Tập thể lớp là một gia đình” và “Nhà trường là một đại gia đình”, mong muốn và góp phần xây dựng để “gia đình” là điểm tựa, nguồn vui, niềm tin, niềm tự hào cho từng học sinh mỗi ngày đến trường.
Có thể thấy, văn hóa ứng xử là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi học sinh nói riêng và trong môi trường trường học nói chung. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp rất có ích đối với sự phát triển và trưởng thành của học sinh.
Điều đó không chỉ góp phần hạn chế những tệ nạn trong môi trường học đường, xã hội mà còn tăng cường khả năng ứng xử, giao tiếp có chuẩn mực, giúp học sinh được giáo dục toàn diện.
" alt=""/>Nét đẹp văn hóa ứng xử học đường của học sinh Hà Nội