
Sau khi phát hiện sự việc, anh Huỳnh Thắng (Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) tỏ ra vô cùng thất vọng về chất lượng phục vụ tại khách sạn Kim Liên.
"Tôi đã từng nghe nói khách sạn Kim Liên là một trong những khách sạn có tiếng và có thâm niên tại Hà Nội. Nhưng khi đến ở đây tôi đã thất vọng hoàn toàn" - anh Thắng cho hay.
![]() |
Nước sinh hoạt trong khách sạn Kim Liên chuyển mầu vàng bất thường và có nhiều lắng cặn |
Theo anh Thắng được biết, trong đợt công tác dài ngày tại Hà Nội anh đã đặt phòng tại khách Kim Liên (Số 5+7 Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội) từ ngày 13/4, và được nhân viên hướng dẫn nhận phòng 9120. Cũng do đặc thù công việc khá bận nên anh cũng chỉ về ngủ vào ban đêm.
Vào đêm ngày 14/4 khi xong công việc anh về phòng 9120 để tắm giặt và nghỉ ngơi. Anh Thắng có bơm nước vào bồn để chuẩn bị tắm. Tuy nhiên khi nước đầy, anh Thắng bước chân vào bồn và định thả người xuống nước thì anh bỗng giật mình phát hiện, nước trong bồn tắm có mầu vàng bất thường.
![]() |
![]() Trên thành bồn tắm có xuất hiện những mảng bám màu đen rất bẩn. |
"Tôi vội vàng bước ra khỏi bồn tắm, quan sát thật kỹ trong bồn thì thấy mầu nước vàng khác thường và dưới đáy bồn tắm có nhiều lắng cặn, trên thành bồn xuất hiện những mảng bám màu đen. May là tôi chưa kịp tắm." - Vị khách của khách sạn Kim Liên bức xúc nói.
Sau đó, anh Huỳnh Thắng đã phản ánh tới nhân viên của khách sạn Kim Liên và được đề nghị đổi phòng. Để cho chắc ăn vị khách này đã qua phòng đối diện kiểm tra xem nước sinh hoạt có vấn đề gì không và rồi anh đã phải quyết định chuyển sang khách sạn khác vì nước trong bồn tắm vẫn như trong phòng 9120.
Một số nhân viện của khách sạn Kim Liên cho rằng, sở dĩ nước sinh hoạt tại đây có hiện tượng như vậy là do đường ống nước đã quá lâu năm.
![]() |
Ngoài ra, anh Thắng còn phàn nàn về nhiều chất lượng dịch vụ tại đây đã xuống cấp, trên mép bồn tắm có những vệt đen như nấm mốc lâu ngày, cửa nhà WC thì đã hỏng không đóng được, tủ đựng quần áo đung đưa đổ nghiêng vào trong tường...
Khách sạn Kim Liên có lịch sử lâu đời ở Hà Nội, vị trí rất đắc địa khi toạ lạc trên khu đất 3,5ha trên phố Đào Duy Anh (Đống Đa). Khách sạn hiện có 9 toà nhà, 437 phòng và 5 nhà hàng. Năm 2014, doanh thu của khách sạn đạt 127 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 13,5 tỷ đồng. Tuy vậy, lô đất nơi khách sạn tọa lạc không thuộc sở hữu của họ mà là đất thuê dài hạn. Tháng 9/2014 UBND TP Hà Nội đã có quyết định cho Công ty du lịch Kim Liên thuê 3,5ha đất với hạn thuê đất 50 năm kể từ năm 1993. Như vậy, thời hạn thuê đất còn tới năm 2043. Sau khi chi trên 1.000 tỷ để sở hữu 52,43% vốn tại Công ty CP Du lịch Kim Liên (Khách sạn Kim Liên), ngày 27/01/2016, Ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) – Chủ tịch Tập đoàn Thaigroup đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Kim Liên. Tập đoàn Thaigroup (tiền thân là Xuân Thành Group) đã và đang đầu tư dài hạn vào ngành sản xuất (Xi măng, Phân bón, Thủy điện) đồng thời cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực giáo dục (trường quốc tế Nhật Bản tại Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) và du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp (khách sạn Park Hyatt Hà Nội; Khu nghỉ dưỡng phức hợp Enclave Phú Quốc quy mô 352ha). Việc tham gia vào khách sạn Kim Liên nằm trong chiến lược dài hạn của Tập đoàn. |
Theo Người tiêu dùng
Kinh hoàng giun sán lúc nhúc trong nước sinh hoạt ở Hà Nội" alt=""/>Choáng với nước sinh hoạt 'siêu bẩn' trong khách sạn Kim Liên
![]() |
Những cô bé, cậu bé vừa thực hiện thí nghiệm "mắng" lọ cơm |
Bài tập mà cô Dung giao cho những cô cậu học sinh lớp mình làm chủ nhiệm như sau: lấy cơm (ấm nóng, từ cùng một nồi, cùng thời điểm) đưa vào 2 lọ sạch giống nhau, được đậy nắp kín. Sau đó, mỗi lọ để ở một góc phòng cách xa nhau để không bị lẫn tạp âm của nhau. Một lọ ngày nào cũng được nghe những lời yêu thương, một lọ ngày nào cũng nghe những lời bực dọc - coi như đó là nơi trút giận mỗi ngày. Khi nói, học sinh không được mở nắp lọ, và các em chụp ảnh lại sau mỗi tuần.
Ban đầu, học sinh cười bảo cô "Em làm thí nghiệm này bố mẹ lại bảo em có vấn đề”.
Để rồi, sau khi có kết quả, các em vô cùng ngạc nhiên, không giải thích tại sao lại kì diệu như thế.
![]() |
![]() |
![]() |
Kết quả thí nghiệm của học sinh |
“Sở dĩ, tôi cho học sinh làm thí nghiệm này vì tình cờ đọc được một thí nghiệm "cái cây bị mắng chửi nhiều đã chết" và nghe chia sẻ từ một cô đồng nghiệp về thí nghiệm "bát cơm hạnh phúc".
Kết quả ở đây là thí nghiệm sau 3 tuần. Về xử lý số liệu, không phải học sinh nào cũng có kết quả rõ ràng như vậy, có bạn ra kết quả 2 lọ rất khác nhau, nhưng có bạn kết quả 2 lọ không khác nhau về mặt cảm quan.
Với thí nghiệm này, mục đích chính của tôi là kiểm tra lại những điều mình đã đọc, đã nghe xem có ra kết quả như vậy không” – cô Dung cho biết.
Theo cô Dung, độ tin cậy về khoa học của thí nghiệm này là không khái quát được. Nhưng cô Dung không quá chú ý vấn đề đó.
"Tôi chỉ tập trung vào các trường hợp kết quả rõ ràng để truyền thông điệp tới các em và phụ huynh học sinh. Đó là phụ huynh thấy được ảnh hưởng của ngôn từ đối với con em họ và trở thành những người cha, người mẹ luôn đồng cảm với các con".
![]() |
Cô giáo Trần Thị Dung – giáo viên môn Sinh học của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc - là 1 trong 7 giáo viên xuất sắc trong cả nước giành được học bổng Fulbright TEA để tham dự khóa học trao đổi 6 tuần tại Mỹ vào năm 2021 |
Thí nghiệm này cũng là cách cô Dung tự nhắc mình phương châm khi làm giáo dục: Sự yêu thương và tôn trọng, động viên kịp thời dành cho học sinh.
“Điều này, từ ngày bắt đầu đi dạy, tôi đã đã luôn làm thế. Có những học sinh đã gửi email rất dài cho tôi về tình trạng của em ấy và xin lời khuyên, mong muốn nhận được lời động viên từ cô để có thêm động lực. Cũng có những học sinh cũng gửi email rất dài chỉ để chúc mừng sinh nhật cô vì một tin nhắn thì không nói hết được… Và còn rất nhiều điều khác nữa có thể nói lên sức mạnh của ngôn từ".
Cô Dung còn vui vẻ chia sẻ rằng hàng tháng, cô đều tổ chức sinh nhật cho các bạn trong lớp, tặng các em những quyển sách ý nghĩa. "Tôi cũng mua cây hoa tặng học sinh để các bạn chăm sóc, cho tâm hồn đẹp hơn, yêu đời hơn, giống… cô giáo chúng nó”.
Một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã tiến hành thí nghiệm với hai chậu cây xanh. Cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời. Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại. Những lời nói của các em được ghi lại và sau đó phát đi phát lại bên “tai” của hai cái cây. Những lời mắng chửi cái cây, chính là “bạo lực bằng lời nói”, ví dụ như: “Bạn là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!”, “Bạn không xanh tươi chút nào!”, “Bạn trông giống như sắp héo đến nơi rồi”, “Bạn không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!”... Cái cây được yêu thương, ca ngợi thì được nghe những lời như thế này: “Tôi thích bộ dáng của bạn lắm!”, “Tôi rất vui khi nhìn thấy bạn”, “Bạn thật sự rất đẹp!”, “Thế giới này thay đổi vì bạn”, “Bạn thật tuyệt!”.. Cứ như vậy, thí nghiệm này kéo dài trong 30 ngày. Và kết quả, 30 ngày sau, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
|
Ngân Anh
Từng bị bạn bè can ngăn “Mày tụt hậu là cái chắc” khi muốn quay trở về quê làm một cô giáo trường làng, giờ đây, cô Phượng đang tích cực đi lan tỏa mô hình lớp học xuyên biên giới tới cộng đồng giáo viên trên khắp Việt Nam.
" alt=""/>Cô giáo cho 35 học sinh ‘trút giận’ vào lọ cơm