Nhưng nếu có thể tạo ra thiết bị với màn hình gập, uốn cong được để thu gọn khi trong trạng thái chờ, thì hiệu quả của việc tối ưu kích thước smartphone sẽ tiến gần đến mức lý tưởng. Từ đó màn hình không viền thực sự chỉ giống như biện pháp “chữa cháy” ở thời điểm hiện tại.
Dòng lịch sử của smartphone đã chứng kiến bước tiến chậm rãi nhưng đủ vững chắc để cho thấy công nghệ di động hoàn toàn có thể chạm đến đích cuối cùng: thiết bị có màn hình gập được.
![]() |
Năm 2013, Samsung và LG đồng loạt giới thiệu Galaxy Round và G Flex với màn hình được bo cong về phía trước ở hai cạnh trái, phải và trên, dưới. Tuy chỉ xuất hiện giới hạn ở một số thị trường, nhưng bộ đôi điện thoại mang hơi hướng “ý tưởng” (concept) đã phần nào phá vỡ suy nghĩ truyền thống về màn hình của thiết bị điện tử: màn hình phẳng, không thể bẻ cong được.
Sự xuất hiện của Galaxy Note Edge trong năm 2014 với màn hình cong tràn chiếm gần như toàn bộ cạnh trái máy tiếp tục mang đến hy vọng về khả năng thương mại hóa của smartphone với màn hình cong, thậm chí có thể bẻ cong hay gập lại được.
Từ đó đến nay thì Samsung vẫn liên tục cho ra mắt Galaxy S6 Edge, S7 Edge... cho thấy sự hoàn chỉnh dần từng bước của màn hình cong tràn cạnh. Với LG, nhà sản xuất này tiếp tục giới thiệu phiên bản nâng G Flex 2 được nâng cấp độ bền màn hình.
G Flex 2 có màn hình và toàn bộ thân máy cong. Trong thử nghiệm đặt máy nằm úp xuống và ấn mạnh để màn hình “phẳng” ra thì máy vẫn khôi phục lại hình dáng ban đầu. Điều này cho thấy một màn hình có thể bị bẻ cong rồi khôi phục lại hình dáng thẳng.
![]() |
Song song với các mẫu điện thoại màn hình cong, các hãng công nghệ cũng đã lần lượt chế tạo thành công màn hình dẻo có thể cuộn tròn được như LG với nguyên mẫu màn hình OLED 18 inch có tấm nền được bao phủ bởi lớp vật liệu polyamide thay cho nhựa giúp màn hình dẻo và mỏng hơn. Hãng FlexEnable (Anh) cũng từng chế tạo màn hình 4,7 inch dày chỉ 1/100 inch...
" alt=""/>Điện thoại màn hình không viền chỉ để 'chữa cháy'?Theo đó, người bán hàng trên Zalo có thể dễ dàng quản lý hệ thống xuyên suốt từ khâu lưu kho, hoàn thiện đơn hàng, đóng gói, vận chuyển sản phẩm thông qua dịch vụ của Boxme - Shipchung. Điều này giúp giảm thiểu thời gian vận hành, hậu cần, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả bán hàng cùng lợi nhuận cho người bán.
Các chủ bán hàng trên Zalo Shop khi sử dụng dịch vụ giao hàng và thu tiền của Shipchung đồng bộ trực tiếp trên Zalo Shop sẽ được giảm giá 30% phí vận chuyển trong tháng 3 và tháng 4/2018 và được giảm 10% phí vận chuyển với tất cả đơn hàng sau đó. Ngoài ra, BoxMe sẽ cung cấp giải pháp hoàn thiện về hoàn tất đơn hàng bao gồm kho chứa hàng, đóng gói, giao hàng và thu tiền nếu các chủ cửa hàng trên Zalo có nhu cầu.
" alt=""/>BoxMe và Shipchung giảm giá 30% phí vận chuyển cho người bán hàng Zalo shopHoạt động truyền hình trực tiếp gameplay trên Twitch (hay nói nôm na là streaming) đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới bởi tính tương tác cao và phương thức thực hiện tương đối đơn gian. Thế nhưng các game thủ ở Đức đang có nguy cơ bị gây khó dễ trong hoạt động streaming tại quê nhà. Mới đây, cơ quan quản lý truyền hình của CHLB Đức đã phân loại việc stream game lên Twitch là một loại hình “dịch vụ phát sóng”. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả những game thủ tham gia streaming buộc phải xin cấp “giấy phép phát sóng” tương đương một kênh truyền hình với giá từ 1000 EUR đến 10000 EUR (tùy theo quy mô khán giả).
Kể cả khi đã sở hữu được giấy phép, game thủ Đức sẽ còn phải tuân thủ những quy định quản lý phát sóng tương tự như truyền hình mặt đất truyền thống. Các quy định trên bao gồm lệnh cấm lên sóng những nội dung bạo lực trước 10 giờ tối, cũng như các chương trình stream game buộc phải thông qua sự kiểm duyệt của Ủy ban Bảo vệ Tuổi trẻ CHLB Đức. Với từng đấy điều kiện, hầu hết các streamer ở Đức dễ dàng bị loại ngay từ vòng gửi xe vì các game được coi là nổi trội trên Twitch đều gần như có yếu tố bạo lực. Cùng với đó, những streamer tiếp tục phát sóng trên Twitch mà không tuân thủ các quy định trên thì sẽ bị coi là vi phạm hình sự và có thể bị bỏ tù.
Ngay sau khi những quyết định này được ban bố, cộng đồng game tại Đức đã có phản ứng trái chiều khi cho rằng các quy định trên quá cứng nhắc và gò bó so với phương thức hoạt động streaming thông thường. Đáp lại những thắc mắc của game thủ, các cơ quan quản lý tại Đức cho biết sẽ cân nhắc việc điều chỉnh lại một số đề mục được coi là lỗi thời và có thể gây hiểu nhầm theo những nghĩa khác nhau. Cho đến khi những điều luật này được thay đổi thì các quy định quản lý streaming sẽ vẫn có hiệu lực. Ngay lúc này, nhiều streamer đã bắt đầu nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng yêu cầu phải đăng ký “giấy phép phát sóng” trước ngày 30/04/2017. Game4V sẽ tiếp tục cập nhật những diễn biến mới xung quanh câu chuyện đầy hy hữu này tại Đức.
Theo Game4V
" alt=""/>Bị gắn mác “dịch vụ phát sóng”, các streamer Đức có nguy cơ buộc phải xin “giấy phép phát sóng”