![]() |
Xavi trở lại Barca trên cương vị mới - HLV trưởng |
Cụ thể, trong 5 triệu euro tiền bồi thường cho Al-Sadd thì Xavi ‘gánh’ cho Barca 50% để tình hình mau chóng được giải quyết.
Cựu tiền vệ lừng danh một thời bóng đá thế giới, được kỳ vọng có thể đưa Barca trở lại đúng nơi CLB thuộc về, dù sẽ vô cùng khó khăn bởi đội hạn chế cả về người lẫn eo hẹp tiền bạc.
Xavi đã bắt tay vào những công việc đầu tiên cùng đội và sẽ có trận ra mắt vào 20/11 tới khi Barca tiếp Espanyol trên sân nhà.
Theo tờ AS, tân thuyền trưởng Xavi đã đưa ra 10 quy tắc yêu cầu toàn đội tuân thủ mà bắt đầu chính là việc tất cả phải tới sân tập 90 phút trước khi buổi tập bắt đầu.
![]() |
Đội trưởng mẫu mực một thời của Barca, bên cạnh đàn em Messi. Xavi thừa nhận, 'thật đau lòng khi thấy Messi khoác áo đội khác' |
Nguồn tin cũng cho biết thêm, các cầu thủ Barca được yêu cầu ăn sáng tại đại bản doanh, việc đóng phạt được áp dụng lại và các kỳ nghỉ giữa mùa giải sẽ không được khuyến khích…
Chia sẻ trước truyền thông trong ngày ra mắt, Xavi thừa nhận, Barca cần phải lấy lại thói quen chiến thắng. Và để có thể tái hiện nó, cựu đội trưởng cần sự nghiêm túc, nỗ lực từ tất cả mọi người.
Sergio Aguero từng bày tỏ sự ngạc nhiên và cho thấy sự khác biệt lớn giữa Barca và Man City mà anh từng chơi: “Tại Man City, chúng tôi thường tới trước buổi tập 90 phút. Còn ở Barca, tất cả chỉ có mặt trước 30 phút.
Tôi phát hiện ra và nghĩ mình thử đến sớm 1 tiếng để tập gym hay gì đó. Tuy nhiên, khi đến thì đèn cũng chưa được bật…”.
L.H
Xavi Hernandez chính thức có buổi huấn luyện Barca trong ngày hôm nay, bắt đầu cuộc hành trình gầy dựng lại đội bóng trải qua quá nhiều tổn thương, đổ nát...
" alt=""/>Xavi đưa ra 10 quy tắc mới, sao Barca xanh mặtCác chuyên gia tham gia đánh giá Kỹ năng nghề Quốc gia
Tuy nhiên, công tác này hiện vẫn còn một số hạn chế về năng lực và quy mô đánh giá thấp, các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chậm được xây dựng, cập nhật theo yêu cầu; số lượng các nghề có ngân hàng đề thi và số lượng các tổ chức đánh giá còn thấp; khó khăn trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ đánh giá viên.
Để công tác này đạt hiệu quả, ông Trường cho rằng, cần đề xuất quy định Khung năng lực quốc gia, doanh nghiệp phải công nhận kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động được cấp chứng chỉ, từ đó thúc đẩy việc tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh ở các cấp độ doanh nghiệp, ngành và quốc gia.
Bên cạnh đó, đề xuất thí điểm và thành lập các Hội đồng ngành có sự tham gia của các bên liên quan với đội ngũ chuyên nghiệp, ổn định cho hệ thống; cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành hệ thống.
Ngoài ra, cần khuyến khích ngành công nghiệp tham gia mạnh mẽ vào công tác phát triển kỹ năng nghề quốc gia và đánh giá cấp, công nhận chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.
Đề xuất đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với các trường trọng điểm, các trường tự chủ cho người học tốt nghiệp ra trường và coi kết quả đánh giá là thước đo chất lượng đào tạo nhà trường, làm cơ sở đặt hàng đào tạo đối với nghề do nhà nước đặt hàng bằng ngân sách nhà nước.
Tính đến hiện tại, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia của Việt Nam có năm bậc trình độ kỹ năng nghề. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề.
Trường Giang
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.Hồ Chí Minh sẽ tổ chức kỳ thi tay nghề từ ngày 15/12 đến ngày 21/12. Riêng nghề chăm sóc sắc đẹp sẽ tổ chức vào ngày 5/12.
" alt=""/>Thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho 8 nghềĐổi mới công nghệ là tất yếu
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Các chính sách này được triển khai thông qua các công cụ thuế; các chương trình hỗ trợ cụ thể và các giải pháp tài chính như: trích lập Quỹ KH&CN, hỗ trợ tín dụng với lãi suất thấp và bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay phục vụ đổi mới công nghệ.… Trong đó, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được phê duyệt từ năm 2011 là một trong các giải pháp hiệu quả do Bộ KH&CN triển khai.
![]() |
Toàn cảnh diễn đàn. |
Với các chính sách, giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước cùng sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh trên cơ sở đổi mới công nghệ. Ví dụ như, Tập đoàn Sao Mai đã làm chủ công nghệ tinh luyện phụ phẩm mỡ cá tra thành các loại dầu thực phẩm và dầu công nghiệp, giúp tăng thêm 800 tỷ giá trị sản phẩm mỗi năm; Doanh nghiệp Lương Quới chuyển giao thành công quy trình tách tinh dầu dừa tinh khiết đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp tăng giá trị sản phẩm gấp 4 lần, hiện có năng lực tiêu thụ tận dụng tới 6 triệu lít nước dừa từ khoảng 12 triệu quả dừa do các doanh nghiệp khác không có khả năng sử dụng…
Tại Gia Lai, đã có một số điểm sáng như: Doanh nghiệp Vĩnh Hiệp, Trường Sinh và nhiều doanh nghiệp tiềm năng khác. Những thành quả này là minh chứng cụ thể và thuyết phục về vai trò, tác động mạnh mẽ mà công nghệ có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng nhìn nhận rằng, hoạt động đổi mới công nghệ vẫn chưa thành hoạt động phổ biến, đặc biệt tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của công nghệ còn chưa đầy đủ; các công nghệ đang sử dụng có tuổi đời lớn; thiếu nguồn lực cho đổi mới công nghệ; thiếu thông tin về các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước…
![]() |
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ tại diễn đàn. |
Đây cũng là các nội dung được trao đổi tại Diễn đàn với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban, ngành từ trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước. Các diễn giả đã tập trung trao đổi các công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam đặc biệt là các công nghệ phục vụ phát triển bền vững. Đồng thời đóng góp ý kiến để huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm đẩy mạnh, phổ biến và đổi mới công nghệ trong cộng đồng doanh nghiệp.
Phiên thảo luận thứ nhất tại Diễn đàn với chủ đề “Cập nhật xu hướng và nhu cầu công nghệ phục vụ phát triển bền vững”.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, các công nghệ mới không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm với các tính năng ưu việt với chi phí cạnh tranh, mà còn tạo ra các mô hình kinh doanh chưa từng xuất hiện. Ví dụ như tạo ra doanh nghiệp vận chuyển có quy mô tầm cỡ thế giới mà không cần sở hữu phương tiện vận chuyển như Uber, Grab; tạo ra doanh nghiệp cho thuê phòng quy mô toàn cầu mà không cần xây bất cứ khách sạn nào như Airbnb;... Quan trọng hơn, các công nghệ mới còn giúp chúng ta sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, xử lý triệt để các nguồn rác thải, giảm phát thải nhà kính và hướng tới hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.
“Đối với doanh nghiệp, hoạt động đổi mới công nghệ không còn là một lựa chọn, mà sẽ là hoạt động tất yếu nếu muốn duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đổi mới công nghệ không chỉ mang tới hiệu quả vượt trội trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự phát triển của địa phương và quốc gia”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho hay.
Để hoạt động đầu tư công nghệ có hiệu quả, bước đầu tiên và quan trọng nhất là lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực của doanh nghiệp, tiềm năng phát triển của địa phương và góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
![]() |
Phiên thảo luận thứ nhất tại Diễn đàn với chủ đề “Cập nhật xu hướng và nhu cầu công nghệ phục vụ phát triển bền vững”. |
Ông Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) cho rằng, vị trí công nghệ chưa được doanh nghiệp coi trọng, chỉ đứng sau thị trường, tài chính và nhân lực nên Việt Nam cần sử dụng công nghệ đến từ các nước phát triển. Đồng thời, kinh tế Việt Nam tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm công nghệ để tối ưu hóa nguyên liệu đầu vào, phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn khẳng định, không thể phủ nhận được vai trò của công nghệ đối với phát triển doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cắt giảm chi phí, tạo ra sản phẩm độc đáo đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp đặt ra nhiệm vụ đổi mới công nghệ là vấn đề sống còn. Đổi mới công nghệ phải gắn với phát triển bền vững, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi trình độ và năng lực công nghệ còn thấp cần có công nghệ phù hợp và thể chế phù hợp. Quan trọng hơn cả là đổi mới công nghệ phải gắn với phát triển bền vững, giúp cuộc sống con người tốt hơn.
Là người từng có nhiều năm hợp tác cùng các doanh nghiệp, PGS. Dương Minh Hải (ĐH Quốc gia Singapore) dẫn ví dụ từ quốc gia này các doanh nghiệp luôn sẵn sàng đổi mới công nghệ. Khi các nhà khoa học viết dự án nghiên cứu phải có doanh nghiệp hỗ trợ. Để làm được điều này, vấn đề nhà khoa học đặt ra phải trùng với sự quan tâm của doanh nghiệp. Nếu nghiên cứu đó giải được bài toán cho những khó khăn họ đang gặp phải thì việc cấp kinh phí không còn là chuyện khó khăn. Điều doanh nghiệp cần là làm sao đơn giản hóa trong sản xuất, nâng hiệu suất đầu tư.
Thu Hiền
- Từ kết quả của Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia cho thấy, nhiều chính sách ban hành đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ.
" alt=""/>Đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh