Thế nhưng khi gặp cô Nguyễn Thị Bảo, người phụ nữ gầy hom hem, yếu ớt, rồi nghe câu chuyện của cô, chúng tôi chẳng thể nào cầm lòng.
![]() |
Người phụ nữ đơn độc, đói khát dẫn đến suy kiệt nặng. |
Trước đợt nhập viện điều trị kéo dài này, khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021 vừa kết thúc, cô Bảo bị ngất trên đường đi bán vé số, được người dân đưa vào bệnh viện. Khi ấy, bác sĩ chẩn đoán cô bị suy kiệt do lao lực, sau khi điều trị và theo dõi 3 ngày thì được xuất viện về nhà tĩnh dưỡng.
Đến ngày 17/4, cô tái nhập viện nhưng lần này bệnh nặng hơn. Các bác sĩ chẩn đoán cô bị sốc nhiễm trùng, suy hô hấp, viêm phổi, suy kiệt nặng, phải thở máy và điều trị đến nay. Bởi không có bảo hiểm y tế nên chi phí điều trị dự kiến của cô khoảng 30 triệu đồng.
Khi chúng tôi hỏi thăm cô tiền viện phí, cô ngơ ngẩn rồi thều thào nói: “Từ lúc nhập viện, tôi phải ứng trước của đại lý vé số 4 triệu đồng, giờ mà bảo đóng tiếp thì tôi thua rồi, không còn nơi nào để vay mượn nữa”.
![]() |
Bác sĩ chẩn đoán cô bị sốc nhiễm trùng, suy hô hấp, viêm phổi, suy kiệt nặng. |
Cô Bảo sinh năm 1954 tại Kon Tum. Cha mẹ mất sớm, khi mới 13 tuổi, cô lưu lạc vào Sài Gòn. Không được học hành, cũng chẳng xinh đẹp thướt tha, cô phải xin vào làm phục vụ, rửa bát cho các nhà hàng, để được người ta bao ăn, ở.
Cô giãi bày: “Gần 40 năm chỉ có chuyển từ nhà hàng này đến nhà hàng khác, nhưng lúc ấy không phải lo đến chuyện ăn, ở nên cuộc sống không tính là khổ cực. Hơn 10 năm trước, tôi thấy công việc tuy ổn định, nhưng lương thấp nên không dành dụm được bao nhiêu, hơn nữa, tuổi càng cao, tay chân cũng chậm chạp, thường làm hỏng, làm đổ, tiền lương lại phải đền bù cho chủ.
Tôi quyết định xin nghỉ, mướn một phòng trọ nho nhỏ rồi dùng số vốn ít ỏi đi bán vé số, hi vọng có thể tích cóp được chút ít cho sau này. Ngày trước còn đi được nhiều nên thu nhập cũng đủ sống. 2 năm nay, dịch bệnh, sức khỏe giảm sút nên tôi chỉ quanh quẩn ở một khu. Mỗi ngày lời được vài chục nghìn đồng nên phải chi tiêu tằn tiện”.
![]() |
Đôi mắt người phụ nữ bất hạnh luôn đỏ hoe, u uất. Hoàn cảnh của cô chỉ có thể chờ mong vào tình thương của cộng đồng. |
Cô Bảo tâm sự, thời điểm đáng sợ nhất của cô là mỗi khi đến hẹn đóng tiền trọ. Với thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng mỗi tháng, sau khi trừ tiền mướn phòng trọ, cô cũng chỉ còn khoảng 1 triệu đồng để chi tiêu sinh hoạt cá nhân, đào ở đâu ra tiền để mua bảo hiểm y tế, hay đi khám bệnh định kỳ.
Khoảng nửa tháng nay, ở Khoa Hồi sức tích cực chống độc, ai cũng thấu hiểu cho hoàn cảnh của cô nên thương tình, thường giúp đỡ cho bịch bỉm, giấy lau… Nhưng trong giai đoạn dịch bệnh, chẳng ai dư dả để chi trả giúp cô khoản viện phí lớn đến thế.
Thông qua bài viết, mong các bạn đọc hảo tâm chia sẻ, giúp đỡ để cô Bảo có cơ hội gặp được những tổ chức, cá nhân giúp đỡ viện phí điều trị. Sự chung tay của mỗi một người là thêm niềm hi vọng để cô vượt qua giai đoạn khó khăn này.
K. Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Liên hệ với bác sĩ C. qua điện thoại, người này từ chối trao đổi với lý do "có việc bận". Bác sĩ này hiện tạm dừng công tác chuyên môn tại khoa Y học hạt nhân, chuyển về phòng tổ chức để tường trình.
Trong hôm nay, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM sẽ có thông tin chính thức về vụ việc.
Trước đó, chị N.T.K.T (21 tuổi, quận Bình Tân) đã gửi đơn đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM và Sở Y tế TP tố cáo bác sĩ N.Q.C có hành vi xâm hại tình dục. Chị T. có mẹ là bệnh nhân ung thư nặng, phải điều trị tại nhiều bệnh viện lớn ở TP.HCM.
Trong quá trình điều trị ung thư, chị K.T quen biết bác sĩ N.Q.C., làm tại Khoa Y học hạt nhân (Bệnh viện Ung bướu TP). Người này được cho là đã cho chị một hộp thuốc ung thư chữa bệnh cho mẹ và có hành vi xâm hại T.
Ngay sau đó, Thanh tra Sở Y tế đã làm việc với ông N.Q.C và yêu cầu giải trình các nội dung trong đơn tố cáo. Bác sĩ này không thừa nhận hành vi xâm hại tình dục. Ông chỉ thừa nhận có tư vấn và cho tặng thuốc tại nhà.
Trao đổi với VietNamNet,lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khẳng định quan điểm không bao che nếu nhân viên sai phạm. Do vụ việc liên quan đến uy tín của bệnh viện và ngành y tế TP.HCM, bệnh viện mong muốn được minh bạch và rõ ràng.