Búp bê được đặt vào ghế trẻ em và thắt dây an toàn khiến nhiều người nhầm tưởng là một em bé (Ảnh: C.P).
Sau khi mua sắm và trở lại xe, cô McQuillen đã rất sốc khi nhìn thấy một đám đông đang vây quanh chiếc xe của mình và sự xuất hiện của 2 sĩ quan cảnh sát. Khi đến gần, cô càng sốc hơn khi phát hiện ra cửa kính bên ghế phụ phía trước đã bị đập vỡ, khiến mảnh thủy tinh vương vãi đầy bên trong xe.
Cảnh sát sau đó đã giải thích với McQuillen rằng họ nhận được thông báo của người dân về một tình huống trẻ em bị mắc kẹt trong xe ô tô, buộc họ phải đập cửa để giải cứu. McQuillen đã rất bất ngờ khi con gái vẫn luôn đi cạnh cô và trong xe không còn trẻ em nào khác.
"Khi họ nói rằng có một em bé sơ sinh bị bỏ lại trong xe, lúc đó tôi đã phải thốt lên rằng: 'Đó là một con búp bê'. Tôi thật không thể tin được chuyện đã xảy ra", McQuillen cho biết. "Tôi biết rằng con búp bê trông rất giống thật, nhưng vẫn không nghĩ rằng mọi chuyện lại đến mức này".
Việc búp bê của cô bé Darci bị nhầm lẫn là một em bé sơ sinh cũng là điều khá dễ hiểu, khi đây là một con búp bê "reborn", là loại búp bê được làm thủ công rất được yêu thích, với hình dáng giống hệt những em bé sơ sinh. Việc nhìn thấy một búp bê "reborn" được đặt trong ghế trẻ em và cài dây an toàn bên trong xe hoàn toàn có thể bị hiểu nhầm là một em bé bị mắc kẹt trong xe.
Được biết, chú búp bê này là món quà mà cô bé Darci vừa được tặng vào dịp Giáng sinh vừa qua.
Cửa kính bên ghế phụ bị đập vỡ, khiến kính rơi vãi vào bên trong xe (Ảnh: Terry Blackburn).
"Trước khi rời đi, tôi đã không biết rằng Darci đã đặt búp bê vào ghế ngồi cho trẻ em và cài dây an toàn", McQuillen cho biết. "Mà cho dù như vậy, cô bé cũng chỉ muốn chơi đùa và tôi không nghĩ rằng chuyện này lại nghiêm trọng đến vậy".
Cảnh sát giải thích với McQuillen rằng một người qua đường đã nhìn thấy em bé bị mắc kẹt trong xe nên lập tức gọi điện nhờ cảnh sát để giúp đỡ. Khi đến nơi, họ không thấy em bé cử động nên đã phải có hành động can thiệp nhằm giải cứu em bé trong xe.
"Tôi hiểu được lý do tại sao cảnh sát lại có hành động như vậy. Là một người mẹ, tôi sẽ rất tức giận nếu họ không có hành động gì để giải cứu một em bé mắc kẹt trong xe", McQuillen cho biết. "Nhưng điều này khiến tôi cảm thấy bối rối và bẽ mặt trước đám đông".
Cô McQuillen và con gái Darci, cùng búp bê của cô bé (Ảnh: Terry Blackburn).
Cảnh sát sau đó đã xin lỗi McQuillen vì sự nhầm lẫn của mình, đồng thời chi trả toàn bộ hóa đơn cho việc sửa cửa kính bị họ phá vỡ.
"Thật tốt khi có người báo cảnh sát khi họ nhìn thấy một tình huống nguy hiểm với trẻ em. Trong tình huống này, chúng tôi thà hành động nhầm lẫn, còn hơn là bỏ lỡ một cơ hội để cứu mạng một em bé", phát ngôn viên của cảnh sát hạt North Yorkshire cho biết.
Trên thực tế, tình trạng cha mẹ để quên trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bên trong xe rồi khóa cửa rời đi đã từng được ghi nhận rất nhiều trên thế giới, trong đó có không ít trường hợp những đứa trẻ đã bị tử vong vì mắc kẹt một thời gian dài trong xe.
Theo Dân trí
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiếc xe hạng sang hiệu Mercedes-Benz không hiểu vì lý do gì đã mất lái, "tông gục" cột điện và hộ lan trên đèo rồi lao xuống vực sâu 5 mét. Sự việc xảy ra ngay trước mắt một đoàn xe phân khối lớn.
" alt=""/>Cảnh sát phá cửa giải cứu em bé mắc kẹt trong ô tô và cái kết không ai ngờAn toàn an ninh mạng sẽ tạo ra niềm tin số Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Để làm tốt việc này, chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM, phải xây dựng được một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh.
Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100% các dịch vụ này. Đây là niềm tự hào Việt Nam bởi rất ít nước trên thế giới có thể làm được.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) khẳng định, sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, niềm tin số sẽ trở thành yếu tố quyết định cho sự di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó được sử dụng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia.
Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng nguồn mở. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp ATANM Việt Nam.
Các doanh nghiệp ATANM phải hợp tác chặt chẽ ngay từ đầu với các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ ICT để các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống ICT được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Chúng ta phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia về an toàn an ninh mạng làm nòng cốt. Riêng về lĩnh vực ATANM, các chuyên gia giỏi và nền công nghiệp là yếu tố quan trọng ngang nhau.
Ngoài doanh nghiệp và công cụ, cần phải có các cá nhân xuất sắc. Vì công cụ chỉ xử lý được các lỗ hổng đã biết. Những lỗ hổng chưa biết chỉ có các chuyên gia mới xử lý được.
![]() |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam phải bảo vệ được chủ quyền và sự thịnh vượng quốc gia trên không gian mạng. |
Các doanh nghiệp ATTT phải có cách tiệp cận mới để phổ cập ATANM tới mọi cá nhân tổ chức. Đó có thể là việc các sản phẩm ATANM được phát triển dưới dạng các nền tảng (platform). Cũng có thể là khi dịch vụ ATANM được cung cấp như một dịch vụ cơ bản miễn phí để phổ cập và thu phí dịch vụ nâng cao… Và công khai giá cơ bản của các sản phẩm ATANM.
Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp ATANM có những cách tiếp cận mới cả về công nghệ và marketing, để sớm phổ cập sản phẩm dịch vụ ATANM tới mọi người và mọi tổ chức.
Việt Nam cũng cần tham gia, đóng góp tích cực hơn cho các hoạt động an toàn, an ninh mạng quốc tế. Tạo ra một không gian mạng Việt Nam an toàn, chia sẻ thông tin, tổ chức các sự kiện khu vực và quốc tế, đóng góp cho thị trường quốc tế. Phát triển các doanh nghiệp ATTT lớn mạnh, sản phẩm ATTT chất lượng cao là phương pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này.
Ở góc độ của đơn vị chủ trì tổ chức hội thảo và triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA nhấn mạnh, năng lực bảo đảm an toàn thông tin của đất nước được dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ.
“Qua phần trình bày và tọa đàm tại hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam truyền đi thông điệp: Sản phẩm, dịch vụ giải pháp Make in Vietnam sẵn sàng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho chuyển đổi số quốc gia”, ông Hưng nhận định.
Thế giới đang đầu tư ngày một lớn cho an ninh mạng
Theo ông Nguyễn Sơn Hải - Giám đốc công ty An ninh mạng Viettel, vấn đề ATTT là nguy cơ mà các cơ quan, tổ chức phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi số.
Thời gian qua đã liên tục có các vụ tấn công mạng lớn trên toàn cầu. Năm 2017, có 5.1 Petabytes dữ liệu big data bị lộ. Năm 2019, công ty năng lượng Anh đã bị phising lừa đảo 243.000 USD. Năm 2020 có 2.3 triệu bản ghi của Antheus (Brazil) bị lộ lọt. Trong năm nay, cũng có tới 500.000 thông tin tài khoản Zoom bị rao bán trên mạng.
![]() |
Những con số thống kê "biết nói" về tình hình an ninh mạng Việt Nam. |
Tại Việt Nam trong năm qua, có 3 triệu cuộc tấn công từ chối dịch vụ được ghi nhận bởi hệ thống giám sát an ninh mạng của Viettel. Có khoảng 156 tổ chức và 306 website của các tổ chức chính phủ bị tấn công. Có 4 chiến dịch tấn công phising lớn vào tất cả các ngân hàng với khoảng 26.000 người dùng ngân hàng bị ảnh hưởng.
Vị chuyên gia này cho rằng, ATTT chính là rào cản lớn cho chuyển đổi số. Nếu không chuẩn bị tốt, chúng ta sẽ e dè và không dám đưa thông tin lên mạng. Do vậy, ATTT phải đi cùng với chuyển đổi số, ATTT phải là ưu tiên hàng đầu, ATTT phải là một phần trong chuyển đổi số và ATTT phải nhúng vào chuyển đổi số.
![]() |
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang tích cực đầu tư hơn cho vấn đề an ninh mạng. |
Theo báo cáo của Ban An ninh mạng McKinsey, các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ đang đầu tư rất lớn cho ngành ATTT. Quy mô thị trường ANM toàn cầu năm 2019 đạt khoảng 168 tỷ USD.
Dù ngân sách suy giảm do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều cơ quan, tổ chức vẫn giữ nguyên mức đầu tư cho ATTT. Do tác động của Covid-19, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang làm việc trên môi trường online. Chính bởi vậy, Covid-19 sẽ tạo ra những động lực mạnh mẽ và thúc đẩy thị trường an ninh mạng.
Tỷ trọng đầu tư cho ATTT được dự báo sẽ còn tăng lên. Quy mô thị trường ANM dự đoán sẽ tăng lên 215 tỷ USD chỉ trong vòng 2 năm tới.
Đại diện tập đoàn CMC cho rằng, các giải pháp công nghệ được đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất là các giải pháp an ninh mạng về network, 5G và các giải pháp an ninh mạng nội bộ của doanh nghiệp, cùng với đó là các giải pháp về tự động hóa. Bên cạnh đó, so với trước đây, vấn đề bảo vệ danh tính người dùng đang ngày càng được xem trọng.
Việt Nam sẽ tự chủ về an toàn, an ninh mạng
Ông Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, tự chủ công nghệ về sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT sẽ là giải pháp căn cơ để đảm bảo ATANM Việt Nam.
Phát triển hệ sinh thái ATANM Việt Nam là tiền đề để phát triển nền công nghiệp ATANM Việt Nam. Tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATTT trong 5 năm qua đang tăng lên trông thấy. Năm 2015, nước ta chỉ có khoảng 5% sản phẩm nội địa ATTT, đến nay, tỷ lệ này đã đạt 91% và hướng tới 100% vào năm 2021.
![]() |
Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa về ATTT so với sản phẩm nước ngoài đã tăng từ 18% từ năm 2015 lên 39% năm 2019, dự kiến đến cuối năm sẽ là 45%. Doanh thu về ATTT năm 2020 dự kiến đạt 1.900 tỷ đồng. Những kết quả này đã cho thấy sự lớn mạnh của một hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ ATANM Make in Vietnam.
Thời gian tới, định hướng của Bộ TT&TT là tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường ATANM trong nước với trọng tâm là hệ sinh thái các sản phẩm ATANM Việt Nam. Đây sẽ là những tiền đề căn bản để biến Việt Nam trở thành một cường quốc về an ninh mạng.
Xây dựng nền công nghiệp ATANM Việt Nam hùng mạnh
“Phát triển và làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia”, là một trong những nhiệm vụ cụ thể Bộ TT&TT được Chính phủ giao, theo Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
![]() |
Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng "Make in Việt Nam" đã có những bước phát triển rõ nét thời gian qua. |
Quan điểm coi an toàn, an ninh mạng (ATANM) là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số được Bộ TT&TT xác định rõ. Chỉ thị 01 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020 đã nêu: “Hệ sinh thái các sản phẩm ATANM phải do chính doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và làm chủ để phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia. Lực lượng ATANM có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng”.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh, sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Bộ trưởng cũng chỉ rõ, trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng là trên vai các doanh nghiệp ATANM. Đây cũng là trách nhiệm của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam. “Muốn làm tốt việc này thì chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM. Chúng ta phải xây dựng một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
![]() |
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã chia sẻ về kết quả phát triển Hệ sinh thái ATANM “Make in Việt Nam” trong thời gian vừa qua.
Ông Phúc cho biết, Bộ TT&TT quan điểm rằng: Tự chủ công nghệ, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATANM là giải pháp căn cơ để bảo đảm ATANM Việt Nam. Phát triển hệ sinh thái ATANM Việt Nam chính là tiền đề phát triển nền công nghiệp ATANM Việt Nam. Và mỗi cơ quan, doanh nghiệp đều có ít nhất một doanh nghiệp, tổ chức ATANM chuyên nghiệp trong nước để bảo đảm ATANM cho mình.
Trên quan điểm đó, từ cuối năm 2019 đến nay, Bộ TT&TT đã tập trung thực hiện 4 hành động lớn để phát triển Hệ sinh thái ATANM “Make in Việt Nam”, bao gồm: Thúc đẩy hoạt động của Liên minh phát triển Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam; Xây dựng, ban hành các tiêu chí kỹ thuật, tổ chức đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ ATANM; Thúc đẩy nhu cầu thị trường ATANM Việt Nam; Truyền thông, giới thiệu sản phẩm cho hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam.
Với việc triển khai hàng loạt nội dung công việc theo 4 nhóm hành động trên, đến nay hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam” đã có những bước phát triển mạnh mẽ, rõ nét. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ chủng loại sản phẩm nội địa tăng nhanh; tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa so với nước ngoài cũng tăng và sự tăng trưởng doanh thu sản phẩm an toàn thông tin nội địa cũng tăng.
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin, hiện tại, tỷ lệ chủng loại sản phẩm an toàn thông tin nội địa đã đạt 91%, tăng gần 1,7 lần so với năm 2019 và tăng hơn 18 lần so với năm 2015.
Biểu đồ tỷ lệ doanh thu sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa so với nước ngoài. |
Cùng với đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm ATANM nội địa so với nước ngoài đã tăng từ 18% năm 2015 lên 39% vào năm 2019 và hiện nay đã đạt 45%. Tỷ lệ này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Thống kê của Cục An toàn thông tin cho thấy, bên cạnh sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm, doanh thu an toàn thông tin cũng đã liên tục trong những năm gần đây: tăng từ hơn 400 tỷ đồng năm 2016 lên mức 1.490 tỷ đồng năm 2019 và dự kiến sẽ đạt khoảng 1.900 tỷ đồng trong năm 2020.
“Doanh thu an toàn thông tin năm 2020 đã tăng tới trên 50%. Kết quả này phần nào cho thấy hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam phát triển mạnh”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam” đạt 100% vào 2021
Trong chia sẻ tại phiên toàn thể của Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2020, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cũng thông tin với các đại biểu về các hoạt động sẽ được Bộ TT&TT tập trung triển khai trong thời gian tới để đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái sản phẩm ATANM “Make in Việt Nam”.
Trước hết, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách. Cụ thể, Bộ sẽ xây dựng Đề án phát triển ngành công nghiệp ATANM; đồng thời xây dựng, hoàn thiện dự thảo Quyết định về mua sắm máy móc, thiết bị bảo đảm an toàn thông tin để thúc đẩy nhu cầu sử dụng các sản phẩm ATANM trong nước.
Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy để nâng tỷ lệ chủng loại sản phẩm ATANM nội địa lên đạt 100% trong năm 2021, Cục An toàn thông tin cũng đặt mục tiêu đưa giá trị thị trường ATANM năm 2021 tăng khoảng 30% so với năm 2020.
Năm 2019, tỷ lệ đầu tư cho an toàn thông tin chiếm khoảng 5% tổng mức đầu tư cho CNTT. Đến 2020, Bộ TT&TT đang đẩy tỷ lệ này lên 10%. "Chúng tôi cũng sẽ có những thúc đẩy để tăng tỷ lệ chi cho ATANM năm 2021 tăng 3-4 lần so với năm 2020", đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Tiếp tục hỗ trợ đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp nội địa, thời gian tới Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin sẽ xây dựng Hệ thống đánh giá, kiểm định an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể đánh giá khoảng 300-500 phiên bản sản phẩm an toàn thông tin trong giai đoạn 2021-2025. Việc này được nhận định sẽ rút ngắn đáng kể thời gian đánh giá, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp ATANM Việt Nam.
Ngoài ra, thời gian tới, Cục An toàn thông tin cũng sẽ hỗ trợ đánh giá, công bố, khuyến nghị sử dụng sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin nội địa. Đồng thời, tổ chức các Chiến dịch truyền thông Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Make in Việt Nam.
Trọng Đạt - Vân Anh
Xem toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng TẠI ĐÂY
Phát triển các sản phẩm phần cứng, phần mềm sử dụng công nghệ mở, đó là cách Việt Nam thể hiện thiện chí của mình để tạo ra niềm tin số về các sản phẩm Make in Vietnam.
" alt=""/>Sứ mệnh của ATANM Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạngTheo tiết lộ mới nhất của Đương kim Á quân Chung kết Thế giới 2020 vào sáng qua (29/11), Team SoloMid đã có cơ hội chiêu mộ SofM nhưng chuyện đã không thành.
Vì đang trong kỳ nghỉ tiền mùa giải 2021 nên SofM đã trả lời trực tiếp nhiều câu hỏi của fan hâm mộ trên tài khoản Facebook cá nhân
Chi tiết câu chuyện chưa được tuyển thủ Việt Nam tiết lộ. Nhưng nếu mọi thứ được thông qua, có lẽ SofM sẽ gia nhập đội tuyển giàu thành tích nhất LCS và trở thành đồng đội của SwordArt - hỗ trợ nhận lời chơi cho TSM với bản hợp đồng kỷ lục trị giá 6 triệu USD.
Khi được fan hâm mộ hỏi rằng thích thi đấu ở châu Âu hay Bắc Mỹ hơn, tuyển thủ 22 tuổi đã chọn LCS vì cảm thấy “qua đó có thể thanh thản hưởng thụ” sau khi nói chuyện với SwordArt.
Nhưng đó chỉ là những gì xảy ra trong quá khứ và fan hâm mộ TSM hay LCS không nên đặt quá nhiều kỳ vọng.
SofM được hỏi có dự định quay lại VCS - giải đấu LMHTlớn nhất Việt Nam, nơi đã nuôi dưỡng tài năng của anh trước khi sang LPL du đấu vào mùa hè năm 2016 - anh đáp, “hết hợp đồng vừa rồi có nghĩ qua rồi.”
Theo trang cơ sở dữ liệu của Riot Games, SofM đã hết giao kèo với Suningvào ngày 17/11 vừa qua. Chưa rõ tuyển thủ đi rừng sinh năm 1998 có muốn gia hạn hợp đồng với Suning hay không.
Ở những diễn biến liên quan, SofM đang được đồn đoán sắp trở thành đồng đội của hai siêu sao đẳng cấp thế giới khác là đường trên Nuguri cùng đường giữa Doinb trong màu áo FunPlus Phoenix vào mùa 2021.
Tuy nhiên, gần một tuần lễ đã trôi qua và các bên liên quan vẫn giữ thái độ im lặng và không đưa ra bất cứ bình luận nào.
Hai câu hỏi khác được SofM hồi đáp
Chịu
" alt=""/>LMHT: SofM từng ‘loay hoay liên hệ với TSM’ và đã nghĩ đến chuyện quay lại VCS