![]() |
Ngoài ra, Thaco còn hỗ trợ 30 xe tiêm chủng vắc xin cơ động do công ty sản xuất. Đây là mẫu xe được thiết kế linh hoạt với cabin kép có 6 chỗ ngồi, thuận tiện cho cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ xét nghiệm nhanh và tiêm chủng tại chỗ ở những địa bàn nhỏ hẹp mà dân cư đông. Sau khi hết dịch, số xe này sẽ được Thaco thu hồi lại để cải tạo sử dụng vào mục đích khác, chi phí khấu hao mỗi xe là 400 triệu đồng.
![]() |
Thaco là Tập đoàn công nghiệp đa ngành với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam. Song song với việc tập trung sản xuất kinh doanh để tạo dựng giá trị thương hiệu phát triển bền vững, Thaco luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội với giá trị tài trợ trong 5 năm gần đây hơn 2.000 tỷ đồng.
![]() |
Từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Thaco nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất kinh doanh bị giảm sút do giãn cách xã hội, khó khăn về giao nhận, vận chuyển.
![]() |
Ngay từ khi dịch xuất hiện, Thaco đã xây dựng chương trình “Chung tay và đồng hành” cùng cả nước trong khả năng của mình, đồng thời nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì cùng phát triển sản xuất kinh doanh. Thaco đã hỗ trợ vật tư y tế cùng các sản phẩm hỗ trợ phòng chống dịch trong cả nước với kinh phí hơn 1000 tỷ đồng bao gồm 3,8 triệu bộ kit test nhanh Covid-19, 63 xe chuyên dụng vận chuyển vắc xin, 63 xe tiêm chủng lưu động, 60 xe cứu thương, 1 xe chụp X-Quang và xét nghiệm lưu động và điều động hỗ trợ 81 xe tiêm chủng cơ động cùng nhiều vật tư, trang thiết bị y tế cho các đơn vị tuyến đầu chống dịch.
![]() |
Đặc biệt, Thaco cũng đã trao tặng bồn chứa ô xy, bộ van điều áp cho Bệnh viện Thủ Đức, Quận 6 và hệ thống oxy lỏng trung tâm cho bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị y tế tại đây điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Ngoài ra, để hỗ trợ học sinh có thể tiếp cận chương trình giáo dục trong tình hình dạy và học online như hiện nay, Thaco đã trao tặng cho ngành giáo dục tỉnh Trà Vinh 1.000 smart tivi. Với món quà đặc biệt này, Thaco mong muốn sẽ tạo điều kiện cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn.
“Với nguyên tắc “sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất”, Thaco cam kết đồng hành cùng chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch và tạo môi trường làm việc an toàn nhất để người lao động yên tâm công tác. Đồng thời, tiếp tục nâng cao tinh thần và trách nhiệm phòng chống dịch, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn do dịch để duy trì sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho hơn 55 ngàn lao động trong toàn Thaco”, đại diện Thaco cho biết.
Xuân Thạch
" alt=""/>Thaco tặng Hà Nội phương tiện và vật tư y tế chống dịch CovidCả hai tác phẩm như những hành trình dài, dẫn người đọc rảo bước cùng tác giả, cảm nhận nhịp sống Hà Nội qua từng trang văn. Bằng lối kể gần gũi, giàu tư liệu và chiều sâu khảo cứu, Nguyễn Ngọc Tiến tái hiện một Hà Nội vừa chân thực, vừa đậm dấu ấn lịch sử, khiến độc giả như đứng giữa lòng thành phố, nghe Hà Nội kể lại những năm tháng thăng trầm.
Đi ngang Hà Nộivà Đi dọc Hà Nộimang đến thông tin quý giá về lịch sử, văn hóa và đời sống Hà Nội. Từ các địa danh nổi tiếng như Hồ Gươm, Đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc... đến những bước ngoặt chuyển mình qua từng thời kỳ, tác phẩm khắc họa hình ảnh Hà Nội không chỉ qua phố cổ mà còn qua phong tục, thói quen sinh hoạt và ảnh hưởng văn hóa thời Pháp thuộc.
Bên cạnh việc tái hiện những giá trị văn hóa và lịch sử, Đi ngang Hà Nội và Đi dọc Hà Nộilà “tiếng lòng” của tác giả khi phản ánh những trăn trở về sự thay đổi của thành phố Thủ đô. Hà Nội ngày nay đang phát triển nhanh chóng, nhưng điều này cũng khiến những giá trị truyền thống dần bị nhạt phai.
Nguyễn Ngọc Tiến khéo léo gợi mở vấn đề này trong tác phẩm, không phán xét mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng như một lời gửi gắm đến thế hệ hôm nay: Hãy trân trọng những gì thuộc về Hà Nội, từ nét kiến trúc cổ kính đến văn hóa ứng xử của người Hà Nội nuôi dưỡng từ hàng nghìn đời nay.
“Đi ngang Hà Nội và Đi dọc Hà Nộicủa Nguyễn Ngọc Tiến đã mở ra một hướng ghi chép, khảo cứu độc đáo về cuộc sống thường ngày của Hà Nội”, Ban giám khảo giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội (2012) nhận xét.
Không đơn thuần là những trang viết mô tả bề nổi, tác giả đi sâu vào từng chi tiết dung dị, những câu chuyện đời thường và cả những nét văn hóa lặng lẽ ẩn mình trong nhịp sống của thành phố nghìn năm văn hiến. Những tác phẩm ấy không chỉ là bản hòa âm giữa văn chương và lịch sử, mà còn là lời yêu nồng nàn dành cho Hà Nội, khơi dậy trong mỗi người tình yêu và sự trân trọng đối với thành phố thân thương.
Hiến thận cứu người yêu
Nguyễn Thị N và Hoàng Văn H quen nhau trong một lần anh H gặp phải một vụ tai nạn nghiêm trọng. Khi đó N đang là sinh viên tình nguyệntrong một chiến dịch vận động hiến máu cứu người của thành đoàn Hà Nội. Khichứng kiến cảnh anh H bị thương nặng, phải truyền máu gấp, N đã không ngần ngạihiến máu của mình để cứu anh.
Thế rồi tình yêu của hai con người lớn lên ở những miền đấtkhác nhau, (anh ở Thái Nguyên, còn N ở Bắc Ninh) cũng đã được nảy nở. Anh H luônđộng viên, an ủi để N luôn luôn thấy được hạnh phúc và vượt qua những kỳ học camgo của quãng đời sinh viên.
Thế nhưng cuộc đời thật trớ trêu, một năm sau khi N hiến máu,anh lại bị cấp cứu vì viêm cầu thận và phải cắt bỏ. N vì yêu anh và tin tưởngnhững hứa hẹn của gia đình anh H sẽ cho cưới N sau khi hiến thận cho con mình, Nđã không ngần ngại hiến một bên thận của mình để cứu sống anh.
“Lúc đó, em mới chỉ là một cô sinh viên còn ít tuổi, thấyngười yêu bị bệnh nặng thì không suy nghĩ gì cả mà hiến thận. Em cũng chỉ mongngười yêu mình sớm bình phục để chúng em có thể cưới và sống hạnh phúc bênnhau”, N tâm sự.
![]() |
Chị N, người từng hiến thận cho người yêu. |
Đang mong chờ ngày hạnh phúc nhất trong đời sẽ đến, khi anhbình phục, chị và anh sẽ làm đám cưới như lời hứa hẹn của gia đình anh. Thếnhưng ông trời thật khó chiều lòng người, ngày N báo tin mình có bầu, gia đìnhanh H bắt N phải phá bỏ cái thai còn chưa hành hình.
N chia sẻ: “Lúc anh ấy bị thiếu máu, em không ngần ngại màhiến cho anh. Khi anh bị viêm cầu thận, em cũng đạp qua dư luận, bố mẹ để hiếnthận cho anh ấy. Gia đình anh ấy quan tâm, nịnh nọt đủ kiểu. Thế mà khi em cóbầu, thông báo cho họ, họ lại bắt em phá, khi em không phá, họ xua đuổi em nhưtà ma”.
Giặt đồ bệnh viện, bán hàng để mưu sinh
Căn nhà trọ cuối ngõ bỗng vang vọng tiếng cười đùa của cô congái nhỏ. Đó là bé Thỏ, con N. Từ khi bị gia đình anh H chối bỏ trách nhiệm đếnnay, N một mình chống chọi dư luận, cầu cứu bố mẹ đẻ để giữ lại đứa con bé bỏngcủa mình.
N chia sẻ: “Sau khi bị họ xua đuổi, em đau đớn lắm! Còn mộtnăm nữa là ra trường nhưng em phải bảo lưu việc học để sinh con”.
Từ đó, mọi thu nhập chính trong gia đình đều một tay N loliệu. Để có tiền sinh con, nuôi con, buổi sáng N xin đi giặt quần áo bệnh nhântrong bệnh viện, mỗi tháng cũng kiếm được 500 nghìn đồng. Buổi chiều thì mở thêmhàng nước chè, nước vối… để kiếm thêm thu nhập.
Hỏi về việc từ khi sinh con cho đến nay, anh H có từng quantâm, chăm sóc cháu Thỏ lần nào không, N buồn bã: "Từ lúc biết em có bầu anh ấyvà gia đình anh ta đã giấu giiếm để cưới một cô vợ nhà giàu khác. Anh ấy khôngphụ cấp được gì cho gia đình em, cho hai mẹ con em. Giờ con em không biết tươnglai thế nào, mỗi ngày lại càng sụt thêm ký, em lo lắm không biết phải làm gì bâygiờ...".
Năm nay bé Thỏ con chị N đã được hơn 1 tuổi, chị N nhờ bàngoại từ quê lên trông con để ban ngày đi làm còn ban đêm thì đi học lại.
“Em hy vọng học hành xong, có bằng cấp sẽ xin một công việc ổnđịnh để lo cho con em được đàng hoàng hơn. Thương con cònbé không có bố mà bây giờ em không làm được gì”.
Hạnh Thúy (ghi theo lời kể của nhân vật)