
 |
Giờ học sáng 21/4. Ảnh: Lê Dương |
Theo ghi nhận của VietNamNet, các trường học trên địa bàn Thanh Hóa đều đã dọn vệ sinh trường lớp, thực hiện các biện pháp phòng dịch, sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19.
 |
Phun thuốc khử trùng chiều 20/4 |
Bà Nguyễn Thị Lệ, Hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiến Thành (TP Thanh Hóa), cho biết giáo viên nhà trường cùng với học sinh đã chia thành các nhóm làm vệ sinh toàn bộ sân trường, hành lang và phòng học.
Trường đã tổng vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn, chuẩn bị xà phòng, vòi nước rửa tay… trên mỗi lớp có một lọ thuốc rửa tay khô. Đồng thời nhà trường cũng thông báo cho phụ huynh, hướng dẫn cho họ việc chuẩn bị cho con đến trường đảm bảo an toàn.
Khi học sinh đến trường sẽ phải đo thân nhiệt, khai báo y tế.
 |
Lau dọn phòng học |
Nhà trường cũng đã lên phương án chỉ học chính khóa, việc học thêm chỉ khi nào Sở GD-ĐT cho phép mới dạy. Các giáo viên sẽ triển khai ôn tập bằng hình thức học online.
“Những ngày vừa qua, nhà trường khá bận rộn để chuẩn bị cho việc học sinh học học trực tuyến và trên truyền hình. Khi vừa hoàn tất chương trình thì có thông báo đi học trở lại.
 |
Học sinh Thanh Hóa cùng với nhà trường dọn dẹp vệ sinh trước ngày đi học |
Theo quy định, khi đi học trở lại, học sinh phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành tế như khử khuẩn phòng học, kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn...
Tuy nhiên, theo bà Lệ, khó khăn nhất là yêu cầu ngồi cách nhau 2 mét. "Việc sắp xếp lại vị trí ngồi là tương đối khó khăn, bởi các phòng học không có đủ diện tích”, bà Lệ chia sẻ.
 |
Các em học sinh khu vực miền núi trước khi vào trường được đo thân nhiệt và rửa khuẩn |
Bà Lệ cũng nhận định ngày đầu học sinh đi học sẽ thực sự khó khăn trong công tác phòng chống dịch Covid-19, bởi các em rất hiếu động nên kiểm soát việc đeo khẩu trang trong suốt các tiết học là rất vất vả.
 |
Các chiến sĩ biên phòng phối hợp với nhà trường kiểm soát tình hình dịch bệnh cho các em học sinh |
Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng Thanh Hóa không phải là địa phương cho học sinh đi học sớm nhất cả nước, nhưng cơ bản cũng là sớm.
 |
Việc sắp xếp chỗ ngồi đảm bảo khoảng cách quy định 2m cho các em gặp nhiều khó khăn |
Theo ông Quyền, Thanh Hóa là tỉnh thực hiện rất tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nên cơ bản kiểm soát được, do đó không có bệnh nhân lây lan trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, hệ thống Y tế đáp ứng tốt, từ cấp ủy chính quyền cũng vào cuộc. Hiện nay dịch bệnh đã được kiểm soát. Trung ương cũng đã xếp Thanh Hóa vào nhóm tỉnh có nguy cơ thấp, do đó lãnh đạo tỉnh quyết định cho học sinh đi học trở lại.
“Việc cho học sinh đi học là thiết yếu, dần dần cho hoạt động xã hội từng bước trở lại. Tất nhiên phải có kiểm soát. Riêng đối với các cháu tiểu học, mẫu giáo dự kiến nếu không có gì thay đổi thì hết kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 sẽ cho đi học trở lại”, ông Quyền cho biết.
 |
Giờ ra chơi các em vẫn đeo khẩu trang theo hướng dẫn của ngành Y tế |
Sau khoảng thời gian thực hiện cách ly xã hội, từ ngày hôm qua (20/4), hai địa phương có nguy cơ lây nhiễm thấp đã bắt đầu cho học sinh đi học trở lại là Cà Mau và Thái Bình.
Về vấn đề học sinh đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho rằng, đây là việc cần được tính toán, xem xét rất kỹ dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.
Ông Độ gợi ý, các địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao theo khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ, cần xem xét, cân nhắc; các địa phương nguy cơ thấp có thể xem xét đề xuất UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại.
“Học sinh đi học phải an toàn, trường học có an toàn mới cho học sinh đi học. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau. Cũng không nhất thiết phải xếp lịch học cả tuần mà có thể xếp học 3 buổi/tuần, đan xen thực hiện dạy học trực tiếp và trực tuyến. Ở mỗi lớp học cũng có thể tách đôi số lượng học sinh để bố trí giảng dạy; kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến…”, Thứ trưởng Độ nhấn mạnh.
Ông Độ cũng lưu ý, trên tinh thần nội dung dạy học đã tinh giản, các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng thời gian và chương trình đã tinh giản. Đồng thời tổ chức dạy học và ôn tập sao cho phù hợp, quyết tâm để có thể hoàn thành chương trình trước 15/7, đặc biệt với học sinh khối 12.
Ông Độ cũng cho biết, Bộ sẽ phối hợp với ngành y tế để bổ sung các biện pháp mới như đeo khẩu trang khi đi học, trong lớp học; chia nhỏ các lớp, học theo ca, bảo đảm khoảng cách an toàn cho học sinh trong lớp học.
Lê Dương

Hà Nội dự kiến cho học sinh trở lại trường đầu tháng 5
- Theo dự tính của UBND TP Hà Nội, nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tốt lên, nửa đầu tháng 5 học sinh sẽ đi học trở lại.
" alt=""/>Học sinh THCS, THPT ở Thanh Hóa hôm nay đi học lại
Tại bệnh viện, người mẹ vừa chăm con, vừa gạt nước mắt khóc nấc lên: “Nhìn con thế này tôi cũng nát hết cả ruột gan. Nó mà có mệnh hệ gì tôi chẳng thiết sống nữa chú ạ”.Đó là hoàn cảnh đáng thương của em Quách Thành Trung ( sinh năm 2011), ở thôn Hiền Quang, xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình bị mắc bệnh viêm não Nhật Bản đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
 |
Mắc bệnh viêm não Nhật Bản, sự sống của Trung đang rất mong manh |
Theo chị Quách Thị Vị ( SN 1975) mẹ của em Trung cho biết, từ nhỏ Trung là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, em thích chơi thể thao nên sức khỏe rất tốt, ít khi bị ốm đau bệnh tật. Nhưng bất hạnh lại bất ngờ ập đến với em vào cái ngày định mệnh.
“Tôi nhớ hôm đó là những ngày nắng nóng đỉnh điểm, cháu Trung đi học về kêu đau đầu, buồn nôn, đến tối thì sốt cao co giật. Lo lắng điều chẳng lành, vợ chồng tôi vội vàng đưa cháu đi lên bệnh viện tỉnh khám. Ở đây các bác sĩ giới thiệu chuyển cháu lên tuyến trung ương. Đến bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ khám kết luận cháu bị viêm não Nhật Bản ”chị Vị gạt nước mắt kể lại.
Cầm tờ kết quả xét nghiệm của con và được bác sĩ giải thích về bệnh tình, vợ chồng chị Vị như ngất lịm bởi họ sống ở vùng quê, chưa tiếp cận với y học hiện đại, chưa nghe đến bệnh đó bao giờ và không nghĩ là con mình bị nặng như thế
Em Trung nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật. Sau một thời gian điều trị ở viện Nhi, vừa qua, em được chuyển sang Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tiếp tục điều trị.
  |
Căn bệnh nguy hiểm có thể lấy đi tính mạng em bất cứ lúc nào |
Nhìn đứa con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, chặng đường tương lai ở phía trước phải nằm bất động, người mẹ nghèo bất lực chỉ biết cầu trời khấn phật. Phận làm mẹ như chị Vị càng thêm lo hơn, bởi hiện giờ gia đình chị không thể vay mượn thêm ở đâu ra tiền cho con điều trị những ngày tiếp theo.
Được biết, vợ chồng chị Vị có 3 người con, Trung là con trai út còn hai chị gái đã lập gia đình. Quanh năm, một mình chị Vị tảo tần làm lụng vất vả nhưng chỉ đủ lo bữa ăn hằng ngày cho gia đình, nuôi các con ăn học. Chồng chị, anh Quách Văn Huỳnh (SN1973) đã nhiều năm nay không đi làm thuê được công việc gì kiếm ra tiền vì sức khỏe yếu. Cuối năm 2018, anh Huỳnh phải nhập viện phẫu thuật cắt sỏi mật. Số tiền khi đó chị Vị đi vay cho chồng chữa bệnh đến nay vẫn chưa trả hết nợ thì đến lượt con trai gặp nạn.
 |
Bệnh trọng, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn, Trung đang rất cần được giúp đỡ |
Trung có bảo hiểm y tế nhưng để trị tốt nhất cho em cần phải dùng đến nhiều loại thuốc ngoài, mỗi ngày bình quân vài trăm nghìn đồng đó là chưa kể tiền sữa, ăn uống hằng ngày ở bệnh viên. Để có tiền đưa con đi viện trong những ngày vừa qua, chị Vị phải đi vay mượn khắp nơi, số tiền bây giờ đã dần cạn kiệt nhưng gia đình chị vẫn cố gắng, hi vọng còn nước còn tát.
Gạt những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má, chị Vị nấc lên: “Bằng mọi giá, vợ chồng tôi phải cứu lấy con rồi sau này dù có đi kéo cày trả nợ cùng chấp nhận. Nhìn con như vậy người làm mẹ nào cầm được lòng. Các cô, các bác xin cứu giúp cháu !.." .
Em Trung còn có cơ hội khỏe mạnh trở lại, em còn cả một tương lai dài phía trước nhưng với tình cảnh lúc này, gia đình em cần lắm sự giúp đỡ từ phía các tấm lòng hảo tâm, bạn đọc xa gần.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Quách Thị Vị, ở thôn Hiền Quang, xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.SDT:0347209261 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.136 (Em Quách Thành Trung) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt=""/>Mẹ nghèo khóc nghẹn xin cứu con trai bị viêm não Nhật Bản