Người Việt ngày càng ưu tiên cho các thanh toán kỹ thuật số, khi 63% người cho hay sẽ mua sắm nhiều hơn tại các cửa hàng chấp nhận loại hình giao dịch này. Sự sẵn sàng này của người Việt chỉ đứng sau Malaysia trên toàn khu vực.
Ba lý do hàng đầu để người dân trở nên quen thuộc và thoải mái với những công nghệ này là nhờ sự tiện lợi, dễ truy cập và quyền riêng tư.
Mặc dù hầu hết người tham gia khảo sát đều ủng hộ các phương thức giao dịch hiện đại, song nhiều ý kiến cũng thừa nhận doanh nghiệp hiện nay đang gặp một số rào cản khi triển khai thanh toán điện tử. Hơn một phần tư (27%) trong tổng số người trả lời cho rằng các doanh nghiệp địa phương chưa sẵn sàng sử dụng thanh toán kỹ thuật số do hạn chế về Internet và thiếu thiết bị.
Người khảo sát từ Việt Nam (30%) đứng thứ hai trên toàn khu vực khi nêu lên quan ngại này, trong khi người dân các nước phát triển hơn như Malaysia (21%) và Singapore (20%) ít lo lắng hơn về nền tảng công nghệ trang bị cho doanh nghiệp.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đã được thúc đẩy tại Việt Nam và toàn khu vực kể từ khi đại dịch Covid xảy ra, khiến nhiều khu vực bị hạn chế đi lại, chính phủ khuyến khích các hình thức giao dịch không tiếp xúc.
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) Nguyễn Quang Minh cho biết, thanh toán qua ví điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2021 là 80,43% về số lượng và 71,86% về giá trị. Riêng trong quý 1/2022, số lượng giao dịch trực tuyến trên hệ thống Napas tăng 89%, với giá trị tăng 123% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, giao dịch rút tiền mặt qua máy rút tiền tự động (ATM) giảm 9,6% về số lượng và 8,8% về giá trị.
Theo ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), quy mô giao dịch qua các nền tảng số của Vietcombank trong quý I-2022 tăng trưởng 62,5% về số lượng và gần 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng đạt khoảng 1,5 triệu giao dịch trực tuyến/ngày. Phương thức thanh toán bằng mã QR tăng hơn 2 lần.
Đối với giao dịch thẻ nội địa, doanh số rút tiền mặt giảm đồng thời doanh số thanh toán thẻ tăng 25%; tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ trực tuyến đạt 36%...
Không chỉ người dân khu vực thành thị có thu nhập cao ưu tiên cho các giao dịch số. Người có thu nhập thấp và doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng tiếp cận gần hơn với các nền tảng thanh toán hiện đại.
Trả lời ICTnews trước đây, ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập, Phó chủ tịch Ví MoMo – cho hay có sự dịch chuyển và gia tăng rõ rệt các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua MoMo của người dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp. Đồng thời ghi nhận mức tăng mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ và các hộ kinh doanh sử dụng giải pháp thanh toán của ví này.
Những dịch vụ thiết yếu phục vụ cho đời sống có sự tăng trưởng mạnh như chuyển tiền, mua sắm online, thanh toán điện nước, dịch vụ tài chính, giải trí tại nhà…
Các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng về lượng người dùng mới có thể không đột phá trong năm nay, song giá trị các giao dịch không tiền mặt dự kiến cao hơn năm ngoái.
Hải Đăng
Nhờ trùng vào dịp lễ Tết và mở cửa du lịch, số lượng giao dịch - chủ yếu là thanh toán kỹ thuật số - tăng trưởng mạnh trong hai tháng đầu năm 2022.
" alt=""/>Người thu nhập thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ dần tiếp cận với thanh toán kỹ thuật sốThúy Hạnh
Trưa 21/7, Hà Nội công bố thêm 14 ca Covid-19 tại 7 quận, huyện, trong đó có 9 ca phát hiện ngoài cộng đồng.
" alt=""/>Thêm 36 ca tử vong do CovidTrong thời gian qua, nhiều trường hợp lái xe tự ý dừng đỗ phương tiện trên cao tốc để làm việc riêng như ăn uống, đi vệ sinh, ngắm cảnh,... gây nguy hiểm và khiến dư luận bức xúc. Không những thế, việc dừng đỗ xe vô tội vạ trên cao tốc còn vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt nghiêm.
Điều 26, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: "Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết."
Theo đó, phương tiện chỉ được dừng trong 2 trường hợp:
- Xe bị hư hỏng;
- Người trên xe cần được cứu hộ y tế khẩn cấp.
![]() |
Trong trường hợp xe bị hư hỏng hoặc người trên xe cần được cứu hộ y tế khẩn cấp, lái xe phải chuyển làn để dừng đỗ trên làn đường khẩn cấp, đồng thời bật đèn cảnh báo và sử dụng các vật phản quang đặt phía trước theo hướng xe di chuyển tới. |
Trường hợp cố tình dừng xe trên cao tốc với mục đích khác mà không thuộc 2 trường hợp trên, lái xe có thể bị cảnh sát giao thông xử lý với mức phạt rất cao.
Theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định sẽ bị phạt nặng từ 10-12 triệu đồng kể từ ngày 1/1/2022 thay vì mức 3-5 triệu đồng như trước đây.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 2-4 tháng, mức tước quyền sử dụng GPLX vẫn giữ nguyên như Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với hành vi chạy quá tốc độ, tài xế rất dễ bị CSGT xử lý với mức phạt nặng. Tuy vậy, nhiều lái xe lại tỏ ra thờ ơ và không để ý đến giới hạn tốc độ tối thiểu, cố tình đi "rùa bò" trên đường.
" alt=""/>Hai trường hợp lái xe được phép dừng đỗ trên đường cao tốc