"Xin gửi bộ y tế và lãnh đạo bệnh viện xem xét giờ làm việc cho chúng tôi. Chúng tôi làm việc với thời gian quá dài trong khi đó với thu nhập quá thấp. Xin đơn cử, quy định làm 8h/ngày nhưng hầu như ngày nào chúng tôi cũng làm tới 10h/ ngày trở lên. Trong khi lương năng suất chưa được 3 triệu/tháng. Trong khi cuộc sống chúng tôi còn nhiều khó khăn. Thiết nghĩ liệu có tiếp tục hành nghề hay phải chuyển nghề vì đồng lương không đảm bảo cuộc sống".
Bệnh viện luôn cố gắng chăm lo cho nhân viên
Trao đổi với VietNamNet, một cán bộ tổ chức, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, con số 15% hài lòng toàn diện trong môi trường áp lực, thu nhập giảm là tỉ lệ khá cao.
“Hài lòng ở đây là so với kỳ vọng, ai cũng mong muốn môi trường không vất vả, thu nhập cao. Theo khung Bộ Y tế, hài lòng toàn diện tức là hài lòng tuyệt đối, không còn gì lăn tăn, đáp ứng mọi yêu cầu của người lao động, điều này rất khó. Vì vậy trong bối cảnh bệnh viện khó khăn như thế, hụt thu 2.000 tỷ so với năm trước như thế, áp lực như thế, thu nhập giảm, công việc nặng nhọc, căng thẳng, áp lực dịch Covid-19, áp lực kiểm tra, giám sát, thu nhập giảm một nửa thì con số trên có thể giải thích được”, vị này phân tích.
Ông dẫn chứng, trong năm vừa qua, cả lãnh đạo cao nhất bệnh viện và các trưởng khoa đều hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn, áp lực dịch dã, áp lực trong đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thời gian qua, bệnh viện triển khai chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân toàn diện, bệnh nhân không nằm ghép, hạn chế người nhà nên điều dưỡng kiêm luôn gội đầu, đổ bô trong khi trước đây không phải làm.
Năm 2020, Bạch Mai là cơ sở y tế đầu tiên thực hiện tự chủ, không được cấp kinh phí, lấy thu bù chi để hoạt động nên phải hạch toán thu chi để vận hành bệnh viện. Đây là một áp lực lớn.
“Lãnh đạo bệnh viện đã rất nỗ lực, ưu tiên đẩy chất lượng dịch vụ lên trước một bước để hướng tới sự hài lòng người bệnh. Đáng ra trong bối cảnh như vậy, bệnh viện cần tuyển nhân lực nhiều hơn nhưng bệnh viện không có đủ khả năng chi trả nên nhân viên y tế phải làm nhiều lên, dẫn đến tình trạng một điều dưỡng đang phải chăm sóc nhiều bệnh nhân”, vị cán bộ nói.
Lãnh đạo bệnh viện luôn muốn thay đổi, kiện toàn mọi thứ có thể để nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại hài lòng cao nhất cho người bệnh. Đây là những quyết định sống còn trong cơ chế tự chủ. Tuy nhiên mọi thay đổi không dễ dàng, vì vậy phải có các giải pháp quyết liệt.
Đơn cử, nhiều người dân xếp hàng khám bệnh từ 3-4h sáng nên bệnh viện phải yêu cầu một số bộ phận đi làm từ 5h để đón tiếp. Tuy nhiên nhân viên được làm theo ca, đi sớm về sớm.
Trách nhiệm của người đứng đầu cũng tăng lên. Trước khoa, phòng be bét, lãnh đạo khoa vẫn hoàn thành xuất sắc nhưng giờ theo tinh thần tập thể xuất sắc thì trưởng khoa mới được xuất sắc.
Ngoài ra, bệnh viện rất quyết liệt trong lỗi về tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, nếu có kiến nghị của bệnh nhân, gia đình người bệnh sẽ đưa ra hội đồng kỷ luật. Điều này trước đây không có.
“Đây là áp lực nhưng cũng tạo ra thay đổi tích cực. Có khoa nói nhìn thấy danh sách kỷ luật là toát mồ hôi, nhưng ngay hôm sau khoa đó không ai bảo ai, tinh thần thái độ thay đổi từ đón tiếp đến chăm sóc”, vị cán bộ dẫn chứng.
Bước đầu, những thay đổi đã có chuyển biến rất tích cực, tỉ lệ hài lòng của người bệnh tăng lên, rất nhiều thư khen.
“Mong muốn lớn nhất của bệnh viện là toàn thể nhân viên cứ cùng đồng hành, đặt hài lòng của người bệnh lên trước hết thì càng ngày sẽ càng có đông bệnh nhân. Bệnh nhân chính là khách hàng, có khách hàng sẽ có thu nhập. Còn các nút thắt về cơ chế tài chính sẽ kiến nghị để Chính Phủ, Bộ Y tế tháo gỡ”, ông nói tiếp
Theo ông, câu chuyện thu nhập của nhân viên y tế sẽ được giải quyết nếu bệnh viện được thu đủ 7/7 yếu tố cấu thành giá (hiện nay mới thu 4/7).
Hiện tại, nói bệnh viện tự chủ nhưng cơ chế tài chính chưa đồng bộ. Tự chủ nhưng 80% bệnh nhân có bảo hiểm y tế, theo Nghị quyết 33, phải thu đúng giá bảo hiểm y tế. Còn dịch vụ tự nguyện, quy định cho phép bệnh viện xây dựng giá theo khung Bộ Y tế, nhưng từ khi thí điểm vào ngày 17/2/2020 đến nay vẫn chưa có khung, trong khi còn 10 tháng nữa là kết thúc thí điểm tự chủ.
Vị cán bộ cho biết thêm, trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, năm 2020 bệnh viện vẫn dành 140 tỷ đồng chia đều cho 4.300 nhân viên để hỗ trợ thu nhập cho anh em.
Gần 1.300 người chưa được vào biên chế, vừa qua đã được mức lương bậc 3-4 và được hưởng toàn bộ phụ cấp như người có biên chế, trong khi trước đây chỉ được hưởng 85% lương bậc 1.
Ông cũng cho biết, trước đây chỉ có lãnh đao khoa mới được tổ chức sinh nhật nhưng hiện nay, tất cả nhân viên đều được nhận tin nhắn chúc mừng của lãnh đạo, kèm 300.000 đồng. Dịp 8/3, nam giới cũng được nhận 500.000 đồng.
“Lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai luôn coi bệnh nhân là khách hàng của bệnh viện, nhân viên là khách hàng của giám đốc nên luôn cố gắng làm sao để nhân viên được hài lòng nhất và nỗ lực để đạt được sự hài lòng đó. Trước khi triển khai bất kỳ chính sách nào, bệnh viện luôn truyền thông trước với nhân viên, có khảo sát để điều chỉnh cho phù hợp”, vị cán bộ thông tin.
Vị cán bộ cho biết, mỗi chính sách mới rất khó để vừa lòng tất cả mọi người. Nếu có vài ý kiến không hài lòng nhưng chính sách đó nếu thay đổi là cần thiết thì cần quyết liệt làm. Không phải vì vài cá nhân mà dừng thay đổi.
Thúy Hạnh
Nhiều bác sĩ chia sẻ, họ quyết định nghỉ việc không phải do thu nhập giảm mà do mô hình quản lý có nhiều thay đổi không hợp lý.
" alt=""/>Chỉ 15% nhân viên bệnh viện Bạch Mai hài lòng toàn diện, bệnh viện nói gì?>> Đà Nẵng mưa cực to, ngập chưa từng có
Xót xa hàng chục xế hộp ngập chìm trong nước ở Đà Nẵng
Đà Nẵng “thất thủ”, ngập nặng chưa từng thấy
Mưa lớn liên tiếp tại Đà Nẵng trong những ngày vừa qua khiến cho loạt nhà dân thất thủ, nhiều tuyến phố trung tâm bị ngập sâu trong biển nước; hàng trăm xe ô tô bị nước nhấn chìm, hư hỏng; hầm chui được lắp máy bơm khủng vẫn tái ngập úng….
Một số tuyến phố chính như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi… nước đã ngập sâu. Tại phường Hòa Thuận Tây (quận Hải Châu) do tiếp nhận trữ lượng nước khổng lồ từ Sân bay Đà Nẵng chảy ra, nhiều tuyến đường bị ngập sâu từ 30cm đến 1m, nhiều đường kiệt ngập sâu hơn 1m, đặc biệt là kiệt 640 Trưng Nữ Vương bị ngập sâu đến 1,8m. Đặc biệt tại khu vực đường Hàm Nghi, mưa xối xả khiến hồ nước tràn bờ.
![]() |
Hàng loạt nhà dân bị “thất thủ” trong biển nước. Người dân Đà Nẵng cho biết: “Ở đây mấy chục năm mà chưa khi nào bị ngập như thế này” (Ảnh: Cao Thái). |
Nhiều người dân ở đường Lý Tự Trong cho biết, mấy chục năm nay đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh ngập nhà khủng khiếp như thế này.“Tôi sống ở Đà Nẵng hơn 40 năm, năm nay mới thấy nước ngập ngõ, tràn vào nhà” – một người dân cho hay.
Thống kê Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng, mưa lớn những ngày qua khiến Đà Nẵng có 37 khu vực ngập úng nặng, ngập sâu nhất là khu vực các đường Hải Hồ, Lý Tự Trọng, Đống Đa, Ông Ích Khiêm, Thanh Thủy (phường Thanh Bình và Thuận Phước, quận Hải Châu); tổ 33, 34 và 35 phường Hòa Thuận Tây (quận Hải Châu); trước cổng Khu công nghiệp Hòa Khánh; ngã ba đường Nguyễn Đức Thuận - Võ Nguyên Giáp…
Theo lãnh đạo công ty này, đơn vị huy động lực lượng tham gia khơi thông cống thoát nước, vệ sinh tại các cửa thu nước, vận hành hết công suất các trạm bơm chống ngập, mở hết các cửa phai tại các hồ điều tiết. Tuy nhiên, lượng mưa quá lớn, vượt quá tần suất thiết kế của hệ thống thoát nước nên gây ngập úng nhiều khu vực trên địa bàn thành phố.
Phát triển đô thị tuỳ tiện, không kiểm soát cốt nền
Trao đổi với PV VietNamNet về việc Đà Nẵng bị “thất thủ” trong biển nước, KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng đây là vấn đề rất lớn cần nhìn nhận trên nhiều phương diện.
![]() |
Khu vực cửa ngõ vào sân bay Đà Nẵng (Ảnh: Cao Thái). |
“Mỗi một đô thị được hình thành lên phải nương vào địa hình tự nhiên. Thường các đô thị ven biển người ta cứ nghĩ rằng nước đổ ra biển là hết làm sao mà ngập. Nhưng ở đây có một vấn đề là chúng ta đã phát triển một cách bừa bãi tất cả những đường ven biển, khu ven biển đã trở thành các resort. Khi xây dựng resort thì người ta tính cao độ của họ để làm sao cho các dự án ven biển đó không bị ngập tức là họ không quan tâm đến cốt nền chung của cả đô thị” – ông Tùng phân tích.
Ông Tùng cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: Khi quy hoạch thiếu sự kết nối giữa các dự án. Các đô thị hiện hữu, các đô thị cũ trước đây không bao giờ ngập nhưng khi phát triển một cách tuỳ tiện thậm chí là phá vỡ quy hoạch, trong khi đó hệ thống thoát nước của đô thị hiện hữu thường tính không phải đổ ra biển mà là đổ ra sông trải qua quá trình rồi mới ra biển. Nhưng hiện nay những dòng sông như sông Hàn (Đà Nẵng) cũng đang bị khai thác quá mức xây dựng lấn chiếm khai thác quá mức ảnh hưởng đến sự lưu thoát của dòng chảy.
![]() |
Phố Nguyễn Văn Linh trước cửa ngõ vào sân bay Đà Nẵng nước ngập sâu (Ảnh: Cao Thái). |
Cùng với đó là hệ thống cống thoát nước trong đô thị không kiểm soát được tức là cốt nền đô thị không kiểm soát được nên cốt để thoát nước cũng không kiểm soát được.
“Việc phân lô, bán nền, xây dựng các dự án chạy theo chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân” – vị Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam đặt vấn đề.
Lời cảnh báo không chỉ với Đà Nẵng
Nêu lên vấn đề ngập lụt tại Đà Nẵng, ông Tùng cho rằng đây cũng là vấn đề của nhiều đô thị Việt Nam hiện nay. “Khánh Hoà cũng thế. Khánh Hoà đã bị cảnh báo từ lâu rồi. Xây dựng cao ốc, resort ven biển rất nhiều thậm chí trên núi cũng làm resort ngăn ra để làm hồ đến khi có sự cố hồ bục ra tạo thành áp lực nước rất lớn kéo theo đất đá nhấn chìm cả một xóm. Về vấn đề này nếu truy đến cùng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự” – ông Tùng nói.
KTS Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, quy hoạch hiện nay chúng ta chưa tính dài hạn. “Vấn đề đô thị Việt Nam hiện nay vẫn còn ngổn ngang đã quy hoạch nhưng không thực hiện theo quy hoạch là rất dở” – ông Thông thẳng thắn nhìn nhận.
Ông Thông cũng cho rằng, cần phải nhìn rộng trong vấn đề đô thị ở Việt Nam hiện nay chứ không phải chỉ ở Đà Nẵng hay một vài đô thị nào.
“Ở đô thị nào cũng vậy, về nguyên tắc khi đô thị hoá xây dựng nhiều thì phải tạo sự cân bằng tức là phải tạo một khoảng trũng chứa nước người ta gọi là cân bằng nước khi làm quy hoạch. Đó là nguyên tắc. Đang có hồ ao mà anh lấp đi, đang có dòng chảy liên thông mà bị ngắt đoạn là anh đã không tạo sự thoát đi một cách tự nhiên thì ngập lụt là chắc chắn. Thứ hai là hệ thống cống, rãnh thoát nước. Quy hoạch cống thoát nước phải tốt thậm chí trong trường hợp cần thiết nếu không có hồ chứa thì phải bơm cưỡng bức ra những dòng sông lớn. Đây cũng là vấn đề kỹ thuật mà rất tốn kém cho nên nhiều khi ta không làm hết được” – KTS Quốc Thông phân tích.
![]() |
Hàng trăm xe ô tô bị nước nhấn chìm, hư hỏng. (Ảnh: Xế hộp bị nước lũ nhấn chìm trong hầm xe chung cư cao cấp Hoàng Anh Gia Lai Lakeview/ Cao Thái). |
Theo KTS Phạm Thanh Tùng, ở đây chúng ta không thể chống lại được thiên nhiên. Phải thích ứng với thiên nhiên mà muốn thích ứng với thiên nhiên ông Tùng cho rằng trong phát triển đô thị phải nắm rõ địa hình thuỷ văn cấu trúc của đô thị đó.
“Chúng ta phải luôn luôn đề phòng biến đổi khí hậu hiện rất phức tạp cho nên phải có nhiều kịch bản. Kịch bản ngày hôm nay nhưng phải tính được cả ngày mai. Mà để làm được điều đó thì phải có tư duy quản lý đô thị của chính quyền thành phố không phải tư duy nhiệm kỳ. 5 năm nay không lụt nhưng đến năm thứ 6 lụt thì lại thay một ông khác rồi. Đó là bài học nhãn tiền Hà Nội cũng vậy thôi” - vị Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói.
Về giải pháp để hạn chế xảy ra ngập lụt sau những trận mưa lớn, vị này cho rằng, vấn đề ở đây là phải tăng cường công tác quản lý đô thị trách nhiệm của chính quyền đô thị trước nhân dân.
“Phải có tầm nhìn dự án. Ở Đà Nẵng nếu sông Hàn khai thác tốt, hệ thống cống trong thành phố tốt thì chẳng bao giờ ngập cả. Khánh Hoà cũng thế làm gì có chuyện để hồ trên núi vỡ để sạt lở đất cả. Đó là tác hại của việc phát triển nóng, phát triển không theo quy hoạch, tầm nhìn ngắn hạn của công tác quản lý đô thị” – ông Tùng nhận định.
KTS Nguyễn Quốc Thông cũng cho rằng: “Vấn đề cơ bản là do con người. Từ việc ngập lụt tại nhiều thành phố, đô thị hiện nay tôi cho rằng cần nhìn nhận lại vấn đề về quy hoạch. Một là quy hoạch có nhưng do trình độ nên không tính hết được. Điều thứ 2 quan trọng hơn là có quy hoạch nhưng lại không thực hiện theo đúng quy hoạch. Lấy ví dụ như việc lấp ao hồ đáng lý ra phải tạo ra ở một khu vực khác ao hồ chứa nước lớn hơn nhưng ở đây chỉ có lấp đi nên không tạo ra sự cân bằng. Nếu anh ngăn chặn tuần hoàn của nước không để chỗ bù lại thì việc ngập là đương nhiên đô thị nào cũng vậy”.
“Ở đây chúng ta không thể chống lại được thiên nhiên. Chúng ta phải thích ứng với thiên nhiên mà muốn thích ứng với thiên nhiên thì trong phát triển đô thị phải nắm rõ địa hình thuỷ văn cấu trúc của đô thị đó. Chúng ta phải luôn luôn đề phòng biến đổi khí hậu hiện rất phức tạp cho nên phải có nhiều kịch bản. Kịch bản ngày hôm nay nhưng phải tính được cả ngày mai. Mà để làm được điều đó thì phải có tư duy quản lý đô thị của chính quyền thành phố không phải tư duy nhiệm kỳ” (KTS Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam). |
Hồng Khanh
Kỳ họp thứ 9 HĐND Đà Nẵng dự kiến khai mạc vào sáng mai đã tạm hoãn lại để TP tập trung chống ngập.
" alt=""/>Mổ xẻ việc ngập lụt kinh hoàng khiến Đà Nẵng thất thủBệnh nhân nằm trong xe cấp cứu chờ nhập viện ở TP Ahmedabad
“Chúng tôi đã gõ cửa ít nhất 15 bệnh viện, tìm trên mạng và qua tất cả các mối quen biết để có một nơi chữa bệnh cho mẹ”, con gái của bà Oberoi, Vandana Paliwal, cho biết.
Cuối cùng, họ cũng có được một giường bệnh cho bà Oberoi sau nhiều ngày cố gắng. Nhưng khi đó, mọi chuyện đã quá muộn. Vài giờ sau khi nhập viện, bà Oberoi qua đời vào lúc nửa đêm.
“Tất cả những gì tôi có thể nói là người Ấn Độ không chết vì Covid-19. Họ không giữ được mạng sống vì không được điều trị kịp thời. Có một sự khác biệt lớn. Tôi đã mất cha và bây giờ mất mẹ”, Paliwal nói.
Dù gia đình dư giả, Paliwal cho biết họ đã phải vật lộn để tìm bệnh viện cho mẹ cô. “Hãy tưởng tượng hoàn cảnh của người nghèo”, cô nói thêm.
“Mọi người xếp hàng dài ở khắp mọi nơi - tại các phòng khám, bệnh viện, phòng thí nghiệm, cửa hàng thuốc… Ngay cả khi bạn có tiền, không có gì đảm bảo bạn sẽ được điều trị”.
Sau khi bà Oberoi được xét nghiệm SARS-CoV-2, kết quả đã bị trì hoãn. Ba ngày sau, bà mới nhận được thông báo dương tính khi tình trạng ngày càng xấu đi.
“Phòng thí nghiệm đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các yêu cầu xét nghiệm từ hàng nghìn bệnh nhân. Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn tính. Sự chậm trễ đã giết chết bà ấy”, Paliwai kể.
Paliwal cho rằng hệ thống y tế của đất nước đã hoàn toàn sụp đổ trong đợt dịch thứ 2. Các khu chợ đen vô lương tâm đã mọc lên như nấm với các loại thuốc và bình oxy được bán cho các gia đình tuyệt vọng có giá gấp 10 lần bình thường.
Trong khi đó, những ca tử vong vẫn tiếp tục gia tăng.
“Tôi nhìn thấy 6-7 thi thể được hỏa táng cùng lúc trong vội vàng khi chúng tôi có mặt tại khu vực đó để thực hiện các nghi thức vĩnh biệt mẹ”, Paliwal nói.
An Yên(Theo Aljazeera)
Những người bệnh nguy kịch phải chờ đợi 3 tiếng mới được tiếp oxy nhưng cũng không thể chuyển sang bệnh viện khác.
" alt=""/>Kết buồn của bệnh nhân Ấn Độ đi 15 nơi vẫn chưa được nhập viện