1. Bỏ qua những phần mềm bảo mật
Có nhiều người “kinh nghiệm đầy mình” đến mức sẵn sàng dùng một chiếc máy tính có nối mạng mà không cần bất cứ một phần mềm bảo mật nào. Họ cho rằng, chỉ cần lưu ý với những trang web, đượng link mà họ bấm vào, email mà họ mở ra… sẽ giúp họ không cho bất cứ một con virus nào xâm nhập máy tính.
Đây là một quan niệm hết sức sai lầm vì những kẻ tấn công mạng ngày nay tinh vi và khốn khéo hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Hãy dùng ít nhất một phần mềm bảo mật, kể cả đó là một phần mềm miễn phí với số tính năng hạn chế, nó cũng sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được đáng kể những rắc rối về sau.
2. Không bao giờ sao lưu dữ liệu
Điều đáng buồn cười là tất cả những người thừa nhận việc họ không bao giờ sao lưu dữ liệu trên máy tính thường bào chữa bằng câu: “Tôi biết việc này là không tốt nhưng…”.
Nhưng hãy nhớ, tất cả những chiếc ổ cứng đều có thể “toi” bất cứ lúc nào và mang theo vô số những tài liệu quan trọng của bạn. Tại sao cứ trì hoãn việc bảo vệ chính mình?
3. Chủ quan với dữ liệu sao lưu
Một tên trộm đột nhập vào nhà bạn và khoắng mất chiếc laptop. “Xót đứt ruột” nhưng điều bạn cảm thấy bớt lo lắng là số dữ liệu của mình vừa được sao lưu ra chiếc ổ cứng di động tối hôm qua. Nhưng khi tìm đến chỗ dữ liệu sao lưu ấy thì bạn mới phát hiện ra rằng chính chiếc ổ cứng đó cũng đã bị tên trộm mang theo vì nó được đặt gần chỗ chiếc laptop.
Tình huống giả định này cho thấy, hãy luôn sao lưu dữ liệu ở nhiều chỗ khác nhau, để chúng cách xa chiếc máy tính vừa được sao lưu và chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất.
4. Trả lời thư rác
Vì sao những kẻ phát tán thư rác vẫn có cơ hội tiếp tục công việc của mình? Bởi trên thế giới vẫn có một lượng người “vừa đủ” gửi thư phản hồi và mang lại lợi nhuận cho kẻ gửi. Hãy nhớ kể cả khi bạn bấm vào liên kết "remove me" (gỡ khỏi danh sách người nhận quảng cáo) cũng được tính là thư rác đó đã có người phản hồi.
5. Đi lại với chiếc laptop vẫn hoạt động
Mang một chiếc laptop đang hoạt động từ bếp lên phòng khách? Không vấn đề gì. Mang chiếc laptop chưa được “shut down” từ văn phòng về nhà? Một việc làm tồi tệ.
Hãy nhớ việc rung lắc của sự di chuyển, lên xuống cầu thang… có thể khiến ổ cứng của chiếc máy tính chết “bất đắc kỳ tử” hay chiếc laptop có thể bị nóng quá mức khi bị bọc kín trong túi đựng.
" alt=""/>Những thói quen công nghệ nên bỏ"Gia đình" Mju cao cấp được bổ sung thêm phiên bản 7050 với cảm biến CCD 14 Megapixel, ống kính góc rộng 28mm zoom quang 7x. Màn hình của Mju 7050 có kích thước 3 inch nhưng độ phân giải chỉ dừng lại ở 230.000 điểm ảnh. Máy sở hữu 6 bộ lọc ảnh tĩnh và 4 bộ lọc video giúp tạo ra những tác phẩm với hiệu ứng đặc biệt về màu sắc, góc nhìn và độ nét... Ngoài ra, máy còn được trang bị cơ chế chống rung cảm biến và tính năng ghi phim HD định dạng MPEG-4 AVC.
Dòng bình dân FE có sự bổ sung của 4 phiên bản mới là FE-48, FE-4050, FE-5040 (hình trên) và FE-5050. Trong đợt ra mắt lần này, Olympus đã "tút" lại vẻ bề ngoài cho các máy và tăng cường thêm một số tính năng nhằm thu hút sự chú ý của cả người dùng tầm trung. Bốn máy đều có màn hình LCD 2,7 inch. Cơ chế ổn định ảnh điện tử theo phương pháp nâng ISO được tích hợp sẵn trên model tầm thấp FE-48 và FE-5040.
" alt=""/>7 máy ảnh du lịch mới của OlympusNikon đã chạy đà cho Photokina 2010 khá hoàn hảo khi vừa trình làng model DSLR gây "sốt" D7000 cùng bộ hai ống kính mới và đèn fash. Đầu tiên là một phiên bản cập nhập của ống kính chuyên nghiệp 200mm F2 VR. Vẫn duy trì việc xây dựng như người tiền nhiệm của nó, AF-S Nikkor 200mm F2G ED VR II sở hữu công nghệ chống rung mới nhất của Nikon, Vibration Reduction (VR II).
Ngoài ra, ống kính này còn được trang bị lớp tinh thể nano giúp chống mờ và lóa. AF-S Nikkor 200mm F2G ED VR II có giá 5.999 USD và có mặt trên thị trường vào tháng sau.
" alt=""/>Nikon ra 2 ống fix và đèn flash mới