HLV Park Chung Gun (trái) từng giúp xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (phải) giành 1 HCV và 1 HCB ở Olympic 2016 (Ảnh: NVCC).
Trong hơn 10 năm gắn bó, ông đưa học trò Hoàng Xuân Vinh đoạt 1 HCV, 1 HCB Olympic 2016, giúp Phạm Quang Huy đoạt 1 HCV Asiad (đều là những tấm HCV đầu tiên trong lịch sử bắn súng ở sân chơi lớn).
Gần nhất, tại Olympic Paris 2024, ông giúp bắn súng Việt Nam có 2 vé tham dự gồm xạ thủ Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền.
Sau khi ông Park Chung Gun rời đi, Cục TDTT sẽ gấp rút tìm chuyên gia mới cho đội bắn súng. Chia sẻ với Dân trí, Cục trưởng Đặng Hà Việt khẳng định phía Cục TDTT đang làm việc với Liên đoàn bắn súng Hàn Quốc để tìm người phù hợp thay thế ông Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt Nam.
"Phía Cục TDTT đã chỉ đạo Liên đoàn bắn súng Việt Nam làm việc với phía Hàn Quốc để tìm một chuyên gia khác thay thế ông Park Chung Gun", ông Đặng Hà Việt khẳng định.
Tạm thời trước khi tìm kiếm chuyên gia mới, bộ đôi xạ thủ lão luyện gồm nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh và nhà vô địch SEA Games Trần Quốc Cường sẽ giữ vai trò đồng HLV đội tuyển bắn súng Việt Nam, phụ trách nội dung súng ngắn hơi.
Đáng chú ý, trong tờ trình đề xuất ký hợp đồng với chuyên gia Park Chung Gun trước đó, Cục TDTT giao cho chuyên gia Hàn Quốc các mục tiêu: 3 HCV SEA Games 33, 2 HCV Asiad 20, 2 suất tham dự và 1 HCV Olympic 2028.
Ông Park Chung Gun từng khẳng định với Dân trínhững mục tiêu nói trên là chưa hợp lý và thiếu tính thực tế, bởi bắn súng là môn thể thao không thể đảm bảo được kết quả ngay cả khi tất cả mọi người, trong đó có Cục TDTT và đội tuyển bắn súng Việt Nam cùng nhau hợp tác, đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Sau khi chia tay chuyên gia Park Chung Gun, chưa rõ Cục TDTT có điều chỉnh mục tiêu cho đội tuyển bắn súng Việt Nam trong thời gian tới hay không.
" alt=""/>Hé lộ người thay thế HLV Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt NamMôn thi lướt sóng tại Olympic Paris 2024 được tổ chức ở Tahiti, hòn đảo cách thủ đô của Pháp gần 15.000 km. Bờ biển tại đây nổi tiếng bậc nhất thế giới với những con sóng lớn và đẹp. Nó được coi là một trong những địa điểm đẹp nhất và phù hợp nhất để tổ chức lướt sóng.'
Jack Robinson tưởng như chết đuối tại Olympic Paris 2024 (Ảnh: Getty).
Nhưng điều đó cũng có nghĩa nguy cơ xảy ra tai nạn dành cho các VĐV là lớn hơn, nhất là khi thời gian qua, điều kiện thời tiết không ủng hộ khiến ban tổ chức phải hủy vòng loại môn lướt sóng của nữ.
Trong khi đó, nội dung thi của nam vẫn diễn ra và nó đã suýt trở thành thảm họa khi Jack Robinson dính tai nạn. VĐV này đã chìm nghỉm giữa những con sóng lớn và bị đuối nước. Rất may đội cứu hộ kịp thời có mặt dùng mô tô nước để đưa VĐV 26 tuổi trở về bờ.
"Tôi đã có một số lần bị loại khá tệ nhưng chưa bao giờ rơi vào tình huống như vừa qua. Mọi môn thể thao khác đều diễn ra trong sân đấu hoặc sân vận động. Còn chúng tôi thì đang ở trong đại dương. Đó là sân thi đấu nguy hiểm nhất trên hành tinh này.
Những con sóng rất mạnh. Nó không liên quan đến bất kỳ môn thể thao nào khác. Cảm giác như một trận tuyết lở ập xuống đầu bạn trên núi. Thật nguy hiểm và điên rồ", Robinson nói thêm về nỗi sợ hãi tưởng như chết đuối của mình.
Robinson kết thúc phần thi với số điểm 13,94, đánh bại số điểm 9,07 của VĐV số một thế giới John Florence. Anh dự kiến sẽ đối đầu với người đồng hương Ethan Ewing ở vòng tứ kết nhưng phần thi đã bị hoãn lại do điều kiện thời tiết quá nguy hiểm.
Đây chỉ là lần thứ hai môn lướt sóng xuất hiện tại Thế vận hội, sau lần ra mắt đầu tiên tại Olympic Tokyo 2020.
" alt=""/>VĐV Australia suýt chết đuối trong phần thi lướt sóng ở Olympic