Hình ảnh sản phẩm giảm cân chứa chất cấm độc hại (Ảnh: Cục An toàn thực phẩm).
Mẫu sản phẩm được lấy tại nhà thuốc Nhật Tân, 115 Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Hàm lượng chất cấm phát hiện được gồm: Sibutramine: 6,67 mg/g (3,04 mg/g) và Phenolphthalein: 6,89 mg/g (3,13 mg/viên).
Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, trong thời gian các cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin và hình ảnh cơ quan này cung cấp.
Trong trường hợp phát hiện sản phẩm này lưu hành trên thị trường đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, việc phát hiện chất cấm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải hiếm gặp. Trong đó, 2 nhóm sản phẩm dễ gặp có chất cấm nhất là sản phẩm được quảng cáo hỗ trợ giảm cân (chất sibutramine) và sản phẩm tăng cường sinh lý (chất sildenafil).
Chất sibutramine có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, có nhiều độc tính và tác dụng phụ, nguy cơ biến cố về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim cho nên cả Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và cơ quan dược phẩm châu Âu đã ngừng sử dụng từ năm 2010.
Còn phenolphthalein là chất chỉ thị màu, thường dùng để đo độ pH, bị FDA cấm lưu hành từ năm 1999 vì nguy cơ gây hại cho hệ tiêu hóa, tim mạch...
Trước đó vào tháng 4, Cục An toàn thực phẩm cũng nhận được thông tin báo cáo từ Bệnh viện Bạch Mai, về trường hợp ngộ độc liên quan sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân. Cơ quan chức năng phát hiện thực phẩm này chứa chất cấm độc hại.
Bệnh nhân này sau khi sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân mua trên mạng xã hội xuất hiện triệu chứng ngộ độc, phải nhập viện điều trị.
Kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm nêu trên có chứa sibutramine là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, các trường hợp phải nhập viện vì sử dụng thực phẩm giảm cân không phải là cá biệt.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên (Ảnh: Minh Nhật).
Trung tâm từng tiếp nhận người phụ nữ 37 tuổi ở Hà Nội trong tình trạng hôn mê, co giật sau 4 ngày uống cafe giảm cân. Cơ quan chức năng sau đó xác định trong loại thực phẩm bổ sung cafe giảm cân bệnh nhân uống có chất cấm sibutramine và phenolphthalein nguy hại.
TS Nguyên cho biết, bệnh nhân này sử dụng cafe giảm cân đến ngày thứ 4 thì xuất hiện cảm giác khó thở, lạnh toát, háo nước, thân nhiệt hạ thấp đột ngột, phải bật quạt sưởi và đắp chăn bông vẫn thấy lạnh, rồi rơi vào trạng thái bất tỉnh, co giật toàn thân, sùi bọt mép, tiểu tiện không tự chủ.
"Sibutramine đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong tân dược, thực phẩm chức năng vì những tác dụng nguy hiểm tới sức khỏe người dùng, đặc biệt làm tăng nguy cơ biến cố về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim", TS Nguyên thông tin.
Theo chuyên gia này, giảm cân để làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mọi người, nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, chị em không nên tin vào những lời quảng cáo có tác dụng giảm cân như "thần dược", tìm đến các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc và chất lượng trên thị trường để nhận hậu quả đối với sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
" alt=""/>Phát hiện chất cấm hại cho tim mạch trong thực phẩm giảm cânVirus viêm gan B, C làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính trong suốt thời gian diễn biến từ viêm gan cho đến xơ gan. Biến chứng ung thư thường xảy ra trong vòng 10 năm sau khi bị xơ gan.
PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS. (Ảnh: Thu Hương).
Theo ước tính, hiện Việt Nam có khoảng 6,6 triệu người mắc viêm gan B và 900.000 người nhiễm viêm gan C mạn tính.
Đặc biệt với người nhiễm HIV, rất nhiều người đồng nhiễm viêm gan C. Theo ước tính, có trên 50.000 người nhiễm HIV mắc viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, hiện có rất ít người được tiếp cận với điều trị viêm gan C do bảo hiểm y tế chi trả.
Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, người có hành vi nguy cơ cao đồng nhiễm HIV và mắc viêm gan virus C là khá phổ biến. Người đồng nhiễm HIV và viêm gan virus C, có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc bệnh lý gan mất bù cao hơn so với người chỉ nhiễm viêm gan C.
Theo thống kê, năm 2018, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C mạn tính ở người nhiễm HIV khoảng 30% (22-44%), ở người tiêm chích ma túy từ 40 - 90%. .
Trong khi đó, thuốc điều trị viêm gan C giá thành đắt đỏ. Với sự hỗ trợ từ Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS trong năm 2021- 2022, có hơn 16.000 người nhiễm HIV đồng nhiễm viêm gan C đang điều trị methadone tại 36 tỉnh/thành phố, được điều trị viêm gan virus C.
Kết quả đến hết ngày 30/11/2022, trong số người bệnh hoàn thành điều trị đã thực hiện xét nghiệm tải lượng virus viêm gan C lần 2 (là xét nghiệm cần thiết để đánh giá kết quả điều trị viêm gan C) thì tỷ lệ khỏi điều trị viêm gan C là 96,6%.
Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS đánh giá, việc lồng ghép điều trị viêm gan C tại các cơ sở y tế điều trị người nhiễm HIV là khả thi, hiệu quả. Không có sự khác biệt về tỷ lệ khỏi điều trị viêm gan C giữa cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
TS.BS Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, nhiễm viêm gan C là mối đe dọa lớn đối với sự sống còn của bệnh nhân HIV. Bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan C có tiến triển nhanh hơn đến xơ gan và các biến chứng của nó so với bệnh nhân đơn nhiễm viêm gan C.
Vì thế, WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ Cục Phòng chống HIV/AIDS giải quyết bệnh viêm gan C trong nhóm dân số chính và những người nhiễm HIV để đạt được mục tiêu quốc gia và toàn cầu về loại trừ viêm gan virus vào năm 2030.
" alt=""/>Nguy cơ ung thư gan ở nhóm người nhiễm HIV vì virus viêm gan CCụ thể, bà Nguyễn Thị Mỹ Nhân, chủ hộ kinh doanh nha khoa Mỹ Nhân (139 Liên Tỉnh 5, phường 5, quận 8) bị xử phạt 29 triệu đồng vì 2 vi phạm: Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh theo quy định; Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.
Ngoài bị phạt tiền, cơ sở vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh thời hạn 3 tháng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn cơ sở thời hạn 2 tháng.
Ông Lê Tuấn Thanh, chủ hộ kinh doanh nha khoa Bình Dân Sài Gòn (315 Bùi Minh Trực, phường 6, quận 8) bị phạt 2 triệu đồng vì lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định.
Công ty TNHH nha khoa Sài Gòn S.T (338 Tỉnh lộ 43, khu phố 4, phường Tam Phú, TP Thủ Đức) bị phạt 12 triệu đồng vì các lỗi: Hoạt động có biển hiệu nhưng không đủ các thông tin cơ bản; Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh theo quy định.
Nhiều cơ sở nha khoa bị Thanh tra Sở Y tế TPHCM xử phạt (Ảnh minh họa: NK).
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Nha khoa Athena (97 phố Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bị phạt 49 triệu đồng, do có vi phạm tại địa điểm kinh doanh địa chỉ 347 đường số 7, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân (TPHCM).
Các sai phạm tại cơ sở này là không niêm yết giá dịch vụ khám, chữa bệnh; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện. Ngoài bị phạt tiền, cơ sở cũng bị buộc tháo dỡ các quảng cáo sai phạm.
Trước đó, khi Thanh tra Sở Y tế TPHCM công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính khoảng thời gian từ cuối tháng 8 đến ngày 11/9, cũng có hàng loạt cơ sở nha khoa nằm trong danh sách.
Theo kế hoạch năm 2024, Sở Y tế TPHCM sẽ triển khai kiểm tra toàn diện tất cả các phòng khám răng hàm mặt tư nhân trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện không tuân thủ các quy định pháp luật.
Sở Y tế kêu gọi người dân lựa chọn các phòng khám nha khoa uy tín, có giấy phép hoạt động. Người dân có thể tra cứu thông tin các cơ sở khám chữa bệnh và người hành nghề trên ứng dụng tra cứu https://thongtin.medinet.org.vn/ để biết thông tin chính xác về người đang điều trị cho mình.
Nhiều bác sĩ phòng khám đa khoa Tháng Tám bị xử phạt
Trong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần nhất của Thanh tra Sở Y tế TPHCM, các cá nhân tại phòng khám đa khoa Tháng Tám (74 Cách Mạng Tháng Tám, phường Võ Thị Sáu, quận 3) gồm bác sĩ Nguyễn Văn Bá Vương, Trần Văn Hiển bị phạt 15 triệu đồng và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh 2 tháng, vì kê đơn thuốc không phù hợp với chẩn đoán và mức độ bệnh;
Bác sĩ Y Hồng Diệu cũng bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh 2 tháng vì không tuân thủ quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đối với người làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh;
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu Nguyễn Thị Bích Liên của phòng khám Tháng Tám bị xử phạt 35 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh thời hạn 23 tháng vì khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Riêng công ty TNHH phòng khám đa khoa Tháng Tám tại địa chỉ nêu trên bị xử phạt 57 triệu đồng, bị buộc tháo gỡ các quảng cáo sai phạm.
Ngoài ra, trong danh sách xử phạt thời gian từ tháng 9 đến nay của Thanh tra Sở Y tế TPHCM (lĩnh vực khám chữa bệnh và dược - mỹ phẩm - thiết bị y tế) còn có:
Công ty TNHH thương mại dịch vụ thẩm mỹ Yody Phương Anh (86-88 Đường 19, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân) bị phạt 170 triệu đồng; bị đình chỉ hoạt động sản xuất mỹ phẩm cho đến khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định của pháp luật nhưng không quá 24 tháng; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm sai phạm.
Bà Trần Thị Hoa, nhân viên công ty TNHH phòng khám chuyên khoa Viện thẩm mỹ quốc tế MT Korea (số 5, đường số 6, phường 10, quận Gò Vấp) bị phạt 35 triệu đồng;
Công ty TNHH phòng khám chuyên khoa Trọng Nghĩa (2F Lý Thường Kiệt, phường 12, quận 5) bị phạt 16 triệu đồng;
Ông Trần Nguyên Kha, chủ hộ kinh doanh Mỹ Nhân 2 (177/27 Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10) bị phạt 92 triệu đồng; bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của cơ sở thời hạn 18 tháng; buộc tháo gỡ các quảng cáo sai phạm;
Công ty TNHH Bệnh viện Phương Đông (79 Thành Thái, phường 14, quận 10) bị phạt 8 triệu đồng, vì người hành nghề không đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh theo quy định...
" alt=""/>Thanh tra Sở Y tế TPHCM tiếp tục xử phạt hàng loạt cơ sở nha khoa