
Xem lời giải đề Toán vòng 2 TẠI ĐÂY
Xem lời giải đề Toán điều kiện TẠI ĐÂY
Năm nay, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm tuyển 305 chỉ tiêu lớp 10 hệ chuyên gồm các lớp Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh...
Theo thống kê đến, trường nhận được 4.860 hồ sơ đăng ký thi vào lớp 10, trong đó tỷ lệ chọi của khối chuyên Toán là 1/9,4.
![]() |
Tỷ lệ chọi vào các khối chuyên của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm năm 2020. |
Để đạt điều kiện dự thi, thí sinh phải có hạnh kiểm tốt, và học lực cả năm của các lớp cấp THCS đạt từ loại khá trở lên, tốt nghiệp THCS từ khá trở lên, có điểm trung bình môn thi chuyên của năm lớp 9 đạt từ 7 điểm trở lên.
Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển phải có đủ điều kiện dự tuyển, dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi và các bài thi có điểm lớn hơn 2 điểm.
Điểm xét tuyển theo từng lớp chuyên (gồm Toán + Văn + Môn chuyên x 2) xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Kết quả thi được công bố trước ngày 14/8 trên website của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm.
Thanh Hùng - Thúy Nga
Học sinh dự thi vào lớp 10 Chuyên Sư phạm Hà Nội năm 2021 vừa hoàn thành bài thi môn Toán điều kiện. Đề thi được đánh giá cơ bản, quen thuộc.
" alt=""/>Đề thi chuyên Toán Chuyên Sư phạm 2020Được đặt tên là Henneguya salminicola, sinh vật nhỏ bé sở hữu các bào tử trông giống như tế bào tinh trùng với hai đuôi và các con mắt giống sinh vật ngoài hành tinh khi quan sát dưới kính hiển vi.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, H. salminicola có nguồn gốc từ loài sứa trong họ myxozoa và qua thời gian, có thể hàng ngàn năm đã dần dần tự loại bỏ những đặc điểm mà hầu hết các sinh vật đang sử dụng để duy trì sự sống.
Trang Live Science dẫn lời giáo sư Dorothée Huchon, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Tel Aviv (Israel) cho biết: "H. salminicola đã mất mô, các tế bào thần kinh, cơ và mọi thứ. Sau hàng ngàn năm, chúng cũng mất cả bộ gen ty thể, một trong những thành phần của ADN chi phối quá trình hô hấp. Và hiện chúng tôi phát hiện, chúng đã mất khả năng thở".
Ông Huchon nói thêm, mặc dù H. salminicola có cấu trúc tương tự như ty thể nhưng chúng không có khả năng chuyển hóa oxy. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa thể lý giải được tại sao loài sinh vật này có thể tồn tại mà không cần thở, mặc dù một số ý kiến cho rằng chúng đang sử dụng năng lượng thu lấy trực tiếp từ các sinh vật biển khác là vật chủ ký sinh của chúng.
Giáo sư Huchon lưu ý, lâu nay giới khoa học tin rằng, các động vật luôn là sinh vật đa bào với rất nhiều gen tiến hóa ngày càng phức tạp hơn. Tuy nhiên, H. salminicola lại phát triển theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Chúng tiến hóa trở thành gần như đơn bào.
H. salminicola hiện được coi là vấn đề lớn đối với các ngư dân vì sinh vật giống như bào tử tí hon này tạo ra các đốm trắng khó coi trong thịt cá, khiến họ không thể bán cá ra thị trường.
Tuấn Anh
" alt=""/>Phát hiện sinh vật biển lạ như ngoài hành tinh, không cần thở vẫn sốngTrao đổi với VietNamNet,PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, cho hay, sứ mệnh của các trường đại học địa phương là đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ấy. Khi có nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp phát huy sức mạnh và làm cho nền kinh tế của địa phương đi lên.
Tuy nhiên, theo ông Nhĩ, hiện nay sứ mệnh ấy đang bị nhập nhèm, không được xác định rõ. Điều này dẫn tới việc không ít địa phương muốn cắt giảm ngân sách đáng lẽ chi cho giáo dục để dành cho mục đích khác, thậm chí xảy ra tình cảnh “nơi hô hào nhập vào trường trung ương, nơi khác lại muốn nhập vào các trường lân cận”.
“Thực tế, địa phương cũng không nhận thấy các trường đại học này là những đứa con của mình và cần phải chăm lo, vì thế nhiều tỉnh chỉ muốn đẩy về trung ương để không phải chi ngân sách”, ông Nhĩ thẳng thắn.
Trước thực tế này, ông Nhĩ cho rằng cần phải có sự phân cấp rõ ràng, trong đó trường đại học địa phương sẽ chịu trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, từ đó các trường mới xác định được nhu cầu, quy mô đào tạo phù hợp với đầu ra.
Là các trường nằm cách xa trung tâm kinh tế, xã hội lớn, muốn thu hút được sinh viên, ông Nhĩ cho rằng cần phải đào tạo những ngành có tính ứng dụng cao và phù hợp với điều kiện của địa phương. Nếu chỉ sao chép y nguyên các ngành giống như những trường ở khu vực thành phố lớn sẽ rất khó cạnh tranh trong công tác tuyển sinh.
Bên cạnh đó, theo ông Nhĩ, việc phân luồng và định hướng hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông trên địa bàn cũng là điều cần phải chú trọng.
“Khi học sinh không được thông tin đầy đủ, sát sườn về ngành học và nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương, cùng với việc phân luồng không tốt sẽ dẫn tới hệ lụy không thể tuyển sinh được”, ông Nhĩ nói.
Trong khi đó, TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến các trường địa phương rơi vào thế khó.
Trong đó, nhiều ngành đào tạo của các trường đại học chưa hấp dẫn hoặc không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nên khó để thu hút được các thí sinh. Các địa phương cũng chưa có nhiều nghiên cứu tổng thể về nguồn nhân lực, nhu cầu nguồn nhân lực với thị trường của từng vùng để đặt hàng phù hợp.
Để xảy ra tình trạng nợ lương giảng viên, nhân viên kéo dài, theo ông Khuyến, một phần còn do các trường chưa năng động, chỉ trông chờ vào ngân sách địa phương, học phí. Trong khi đó, việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong muốn nên các trường chưa có thêm nguồn thu từ đây, dẫn đến tình trạng khó khăn kéo dài.
Vì thế, ông Khuyến cho rằng, các trường cần năng động tìm kiếm nguồn thu từ các hoạt động khác, chẳng hạn chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, các trường cũng phải linh hoạt trong điều chỉnh chỉ tiêu, dựa theo những biến động về nguồn nhân lực của đại phương để đào tạo cho phù hợp.
“Nếu chỉ thụ động làm theo nhiệm vụ được giao và trông chờ ngân sách hay học phí sẽ rất khó khăn”, ông Khuyến nói.
Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học cũng cho rằng để thu hút thí sinh vào các trường đại học địa phương, cần có sự ưu đãi về học phí.
“Tại nhiều nước, học phí ở các trường địa phương chỉ bằng 1/5-1/6 học phí các trường tại những thành phố lớn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên “được ăn cơm nhà học đại học”. Nhưng tại Việt Nam, chúng ta có xu hướng cao bằng. Vì thế, học sinh mới đổ xô tới theo học tại các trường ở thành phố thay vì chọn các đại học địa phương”.
Vì thế, ông Khuyến cho rằng, địa phương phải cân đối phân bổ ngân sách xứng đáng cho trường đại học. Ngoài ra, chính cộng đồng doanh nghiệp địa phương cũng cần phải có trách nhiệm chung tay hỗ trợ các trường địa phương, bởi đây sẽ là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực để doanh nghiệp sử dụng trong tương lai.