Nhóm tài xế 4 bánh càng chịu ảnh hưởng hơn bởi giá nhiên liệu. Anh Ng., tài xế đối tác của be, cho hay trước đây để đổ đầy bình xăng, anh chi khoảng 1,2 triệu đồng, trong khi hiện nay phải trả 1,5-1,6 triệu. Điều này khiến anh phải tính toán rất kỹ khi nhận cuốc xe.
Giá xăng tăng không phải là nguyên nhân chủ yếu, song góp phần khiến nguồn cung tài xế không dồi dào như trước.
Chị Vân, nhân viên một công ty công nghệ tại Quận 7 (TP.HCM), cho biết việc đặt xe công nghệ, nhất là xe 4 bánh, ngày càng khó. Từ khu vực đường Phạm Văn Nghị, chị hầu như rất khó gọi xe đi sân bay hay ra trung tâm thành phố.
Không riêng xe ô tô, việc đặt cuốc xe hai bánh cũng không hề suôn sẻ. Chị Uyên, nhân viên văn phòng ở Quận 1 (TP.HCM), thường xuyên gặp tình trạng tài xế huỷ cuốc gọi đồ ăn vào giờ trưa. Do đó, chị phải chuyển từ việc đặt trên một ứng dụng phổ biến sang một nền tảng khác chuyên biệt về đồ ăn.
Tài xế Tr. cho biết, việc chạy xe ở các khung giờ cao điểm vừa mệt mỏi, mất thời gian, lại không được thưởng thêm khiến anh ít nhận cuốc hơn. Theo anh, hiện nay chỉ khi chạy vào khu vực trung tâm như Quận 1 và Quận 3 vào giờ cao điểm, ứng dụng mới tăng giá hành khách.
Dĩ nhiên việc cân đối giá cả không hề dễ dàng đối với các nền tảng gọi xe. Ông Phùng Tuấn Đức, CEO Gojek Việt Nam, cho hay tâm lý chung của tài xế vẫn muốn thu nhập tăng, song nếu tăng giá vô tội vạ sẽ khiến khách hàng e dè hơn khi gọi xe. Khi khách hàng rời ứng dụng, chắc chắn cả tài xế lẫn nền tảng vận hành đều bị ảnh hưởng.
Do đó, để thu hút tài xế, các nền tảng thường chọn cách thưởng thêm cho những người hoạt động tích cực, vì vậy những lái xe càng hiệu quả càng có thu nhập cao.
Ông Tuấn Đức thừa nhận trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc cân đối giá cước để bảo đảm quyền lợi 3 bên chính là bài toán không hề dễ dàng.
CEO Gojek Việt Nam cho biết tài xế trên nền tảng này vẫn duy trì ở mức ổn định. Riêng với nhóm đối tác xe 4 bánh, có một số nguyên nhân khiến họ rời ứng dụng như: nhiều người đã trả xong chi phí trả góp xe nên bắt đầu làm công việc khác, việc phải đăng ký kinh doanh bằng xe biển vàng cũng khiến nhiều người e dè.
Dù thu nhập giảm so với trước, song anh Tr. cho hay vẫn tiếp tục hành nghề. Anh đã bỏ công việc vận hành máy ở xưởng sản xuất bao bì để chọn nghề tự do thời gian và ít ảnh hưởng sức khoẻ hơn. Đến nay, thu nhập chính của gia đình vẫn từ tiệm bánh của vợ anh, để vợ chồng cùng nhau nuôi hai con đang tuổi ăn học.
“Nghề này tự do nên tôi có thể giúp gia đình việc này việc kia bất kỳ lúc nào, khi có thời gian thì có thể “cày” nhiều hơn để kiếm thêm”, anh tâm sự.
Hải Đăng
Giá xăng tăng cao khiến áp lực của tài xế ngày càng nhiều hơn. Các hãng gọi xe tìm mọi cách giữ chân tài xế bằng các chương trình hỗ trợ, giảm chiết khấu khi khó có thể tăng giá dịch vụ.
" alt=""/>Thu nhập giảm, tài xế công nghệ hoạt động cầm chừngNgoài ra, TP cũng thực hiện mẫu gộp tại các vùng vàng, vùng xanh. Dự kiến số mẫu phải lấy ở cùng cam, vùng đỏ là 2 triệu đến hết ngày 25/8. Riêng ngày 23/8, TP đã lấy được khoảng 170.000 mẫu test nhanh, trong đó có 6.000 mẫu cho kết quả dương tính.
Tính đến 6h ngày 25/8, TP có 185.367 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó có 184.931 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 436 người nhập cảnh.
Hiện TP đang điều trị 36.829 bệnh nhân, trong đó có 2.147 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.609 F0 nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 24/8, TP có 2.071 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện cộng dồn từ 1/1 đến nay là 93.289 bệnh nhân.
Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 45.206 người, trong đó có 23.197 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 22.009 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 15.392 người.
Tú Anh
Theo UBND TP.HCM, chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 giữa y tế công lập và tư nhân rất khác biệt, bởi vậy việc để ngân sách Nhà nước chi trả khiến y tế tư nhân gặp một số khó khăn.
" alt=""/>TP.HCM lấy 500.000 mẫu xét nghiệm CovidTheo thông tin từ Thanh tra Bộ TT&TT, trong đợt giám sát, kiểm tra khóa Sim kích hoạt sẵn vào 2 ngày 23-24/11 vừa qua, ba Đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ TT&TT đã trực tiếp kiểm tra đồng thời việc khóa Sim kích hoạt sẵn tại 3 doanh nghiệp viễn thông di động lớn gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tổng Công ty viễn thông MobiFone. 5 Doanh nghiệp viễn thông cùng cử các cán bộ kỹ thuật để thực hiện giám sát, kiểm tra chéo việc khóa Sim.
![]() |
Ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh thanh tra Bộ TT&TT báo cáo tiến độ thực hiện khi Bộ trưởng Trương Minh Tuấn (bên phải) kiểm tra đột xuất công tác giám sát, khóa Sim kích hoạt sẵn tại VinaPhone chiều 23/11. |
Công tác kiểm tra giám sát được đồng loạt thực hiện từ 1h30 sáng ngày 23/11. Kiểm tra khóa Sim được thực hiện trên HLR, Hệ thống quản lý thuê bao. Trước khi triển khai, các doanh nghiệp đã có các cuộc họp bàn để thống nhất cách thức, biện pháp kiểm tra kỹ thuật.
Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp viễn thông di động thực hiện giám sát nhau. Việc khóa sim sẽ làm sụt giảm doanh thu, lợi nhuận, cũng như số lượng thuê bao không chính chủ đang tồn trên kênh, chỉ cần một doanh nghiệp không nghiêm túc, thiếu trung thực, các doanh nghiệp khác sẽ bị thiệt hại. Do vậy các cán bộ kỹ thuật, kinh doanh của các doanh nghiệp đã thực hiện các thao thác kiểm tra trên hệ thống tổng đài hết sức kỹ càng, cẩn thận, việc tranh luận diễn ra hết sức quyết liệt nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp.
Trước thời điểm kiểm tra, VinaPhone báo cáo chưa thực hiện khóa Sim trên hệ thống mạng IN và phải tiếp tục khóa tài khoản. Đối với mạng Viettel, MobiFone, đến thời điểm 24h ngày 23/11, các cán bộ kỹ thuật đã tiếp tục xác định được một số tham số phần vô tuyến đối với các Sim nằm trong diện phải khóa của hai mạng này chưa bị khóa. Trong quá trình giám sát, có mạng do năng lực hệ thống, khi can thiệp vào tổng đài giờ cao điểm sẽ dẫn tới quá tải, do vậy đã phải có các biện pháp khắc phục đảm bảo an toàn mạng, đồng thời tiến độ kiểm tra vẫn phải tiếp tục để đồng bộ với các mạng khác. Để việc khóa Sim kích hoạt được hoàn toàn triệt để, các doanh nghiệp cũng đã thống nhất cần phải khóa toàn bộ các tham số, những vấn đề còn tồn tại cũng đã được xác định.
Việc giám sát khóa sim tại cả 3 doanh nghiệp cơ bản kết thúc vào 6h30 phút ngày 24/11.
Đoàn giám sát Bộ TT&TT cũng đã kết xuất 5 tài khoản có số thuê bao đăng ký lại nhiều nhất trong vòng 15 ngày vừa qua trước khi thực hiện khóa sim của mỗi mạng. Quá trình này nhằm phục vụ việc kiểm tra lại việc đăng ký thông tin có được doanh nghiệp viễn thông thực hiện nghiêm túc hay không.
Trước đó, ngày 5/11, cả 5 nhà mạng di động đã thống kê được có khoảng hơn 12 triệu Sim kích hoạt sẵn thuộc diện "sim rác". Trong 2 ngày 23-24/11, các doanh nghiệp đã thực hiện khóa được khoảng 10,746 triệu Sim, ngoài ra có 785.159 Sim đã được chủ thuê bao đăng ký lại thông tin, những Sim nào đã nhận được thông báo nhưng không đi đăng ký lại thông tin sẽ đều bị khóa, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp | Đã Khóa | Đăng ký lại | Thuê bao tự hủy |
MobiFone | 3,291 triệu | 222.286 | 270.181 |
VinaPhone | 3,774 triệu | 438.137 |
|
Viettel | 3,681 triệu | 124.736 |
|
Trường hợp một số Sim đã đến tay người sử dụng nhưng thuộc danh sách các Sim sẽ bị khoá, trong thời gian 15 ngày, doanh nghiệp đã nhắn tin thông báo đề nghị khách hàng đến cửa hàng chính của nhà mạng để xác nhận và đăng ký lại thông tin. Nếu khách hàng không đến đăng ký lại, Sim sẽ bị khóa, cắt dịch vụ.
Việc khóa sim lần này được thực hiện đối với các Sim được kích hoạt sẵn trong khoảng thời gian từ 1/4 đến 30/9/2016, chưa khóa đối với các Sim được kích hoạt sau ngày 1/10/2016 do vậy người sử dụng vẫn có thể mua được sim rác, tuy nhiên hoạt động giao dịch, mua bán sim đã giảm hẳn. Việc rà soát, thu hồi sim kích hoạt trong tháng 10/2016 sẽ được tiếp tục thực hiện nhằm từng bước loại dần sim rác.Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng đã trực tiếp đi kiểm tra đột xuất việc khóa sim của các doanh nghiệp và yêu cầu: “Cục viễn thông, Thanh tra Bộ TT&TT và thường xuyên kiểm tra công tác xử lý Sim đăng ký sai quy định, các doanh nghiệp viễn thông cũng cần thường xuyên kiểm tra lẫn nhau chứ không chỉ làm theo từng đợt thanh tra. Tôi có thể kiểm tra đột xuất vào bất cứ thời điểm nào, nếu đơn vị nào xảy ra sai phạm, tôi sẽ xử lý người đứng đầu đơn vị đó, nhất là đối với các đơn vị trực thuộc ngành TT&TT".
H.P." alt=""/>Để dẹp 'Sim rác', cần ý thức trách nhiệm của nhà mạng