Sau đó, ông Paul được biết đây là triệu chứng của ung thư giai đoạn cuối. Ông nhận được tin có một người hiến tạng phù hợp giúp ông có cơ hội ghép thận. Điều này khiến ông bố hai con hy vọng sẽ có một cuộc sống mới. Gia đình còn lên kế hoạch kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của ông vào năm tới.
Tuy nhiên, hơn một tuần sau, ông Paul qua đời vào ngày 26/4 ở tuổi 59 mà chưa kịp tiến hành phẫu thuật.
Hai ngày trước khi mất, ông Paul làm lễ cưới với vợ là Theresa trong vườn nhà với sự chứng kiến của hai người con là Spencer, 29 tuổi và Sophie, 26 tuổi. Theo một người bạn của gia đình, cặp đôi đã ở bên nhau gần 30 năm nhưng chưa bao giờ cảm thấy cần phải kết hôn.
Theo The Sun, ông Paul làm nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Dundee trong 13 năm. Ông đã giúp khoảng 600 người đối phó với tâm trạng chán nản, lo lắng và ý nghĩ tự tử.
Dù đau đớn vì bệnh tật, ông Paul vẫn tiếp tục hỗ trợ mọi người và chỉ dừng lại 4 tuần trước khi qua đời do sụt cân và cần được giúp đỡ để đi lại. Một người đồng nghiệp tên Callum Troup dành nhiều lời ca ngợi ông: “Ông ấy rất chuyên nghiệp, ăn mặc chỉnh tề và có khiếu hài hước tuyệt vời”.
Trước khi trở thành chuyên gia sức khỏe tâm thần, ông Paul từng làm nhiều công việc tại dịch vụ lưu trú, hội thảo kỹ năng việc làm, vườn cộng đồng và cửa hàng từ thiện. Ông Paul thích cắm trại, đi bộ, chụp ảnh, lái xe máy, hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt và thường đến xem các trận đấu cùng con trai mình. Ông cũng thích thổi kèn túi. Những chiếc kèn được ông đặt mua tới sau khi ông mất.
Mới đây, những người bạn đã lập quỹ để giúp đỡ vợ của ông Paul giải quyết các vấn đề tài chính. Một người bạn kể: “Paul rất quan tâm tới mọi người. Chắc hẳn, ông ấy hy vọng rằng giờ đây chúng tôi có thể chăm sóc những người ông ấy yêu thương nhất”. Phil Duncan, người từng làm việc với ông Paul, cho biết: "Sự giúp đỡ của ông ấy đã thay đổi cuộc sống của nhiều người".
TS. Đặng Hoàng Giang chia sẻ khi nói về chủ đề trong cuốn sách mới của mình.
![]() |
TS. Đặng Hoàng Giang trong buổi giao lưu ra mắt cuốn sách "Thiện, Ác và Smartphone". Ảnh: Nguyễn Thảo |
Anh nói khi viết sách, mình đã thay đổi bản thân khá nhiều trong việc kiểm soát sự giận dữ, nên cư xử như thế nào với những bất công, nên có chiến lược đáp trả cái ác ra sao.
“Chúng ta quên mất mình đã tàn ác như thế nào”
Theo nghiên cứu của TS Giang, trong lịch sử loài người, mỗi xã hội khác nhau đều có những kỹ thuật kinh điển khác nhau để làm nhục những kẻ mà người ta cho là phạm chuẩn: Từ giễu phố, cạo đầu, xăm mặt, đóng dấu lên cơ thể… đến tấn công trên mạng và lưu lại vĩnh viễn.
Sự khác nhau về kỹ thuật làm nhục công cộng giữa thời đó và bây giờ là ở chỗ, trước đây nó chỉ nằm trong một cộng đồng nhỏ, còn bây giờ, nó rộng rãi và toàn cầu hơn.
“Chúng ta tưởng rằng bây giờ mình văn minh hơn nhưng thực ra với tác động của mạng xã hội, nó đã khích lệ, chạm vào những cái xấu xí ở bên trong mình. Với công nghệ ấy, chúng ta đã quay ngược trở lại, sự bất nhân còn khủng khiếp hơn cái thời mà người ta lôi những cô gái chửa hoang ra chợ để đánh đòn. Trong khi đó, chúng ta lại rất hỉ hả, sung sướng trong chuyện cô bảo mẫu Thiên Lý bị phạt tù, lôi đó ra làm trò đùa trên mạng mà chúng ta không biết được đằng sau là số phận một cô gái 19 tuổi. Rồi đến tối, chúng ta xoa tay đi ngủ và quên mất là mình đã tàn ác như thế nào".
“Công nghệ - sự tách biệt giữa mình và nạn nhân, sự ẩn danh làm chúng ta quên mất người kia là một con người và nó làm cho chúng ta không kiềm chế những yếu tố xấu xí trong mình”.
![]() |
Buổi giao lưu diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp sáng ngày 4/3. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Mạng xã hội không nên là công cụ kiểm soát con người
Chia sẻ một số câu chuyện mà chính mình là đối tượng nhận “gạch đá” của cư dân mạng, TS. Giang bày tỏ một băn khoăn khác.