Những thông điệp này cũng được nhà trường chia sẻ trên trang Facebook. Nhiều phụ huynh và học sinh ủng hộ điều này. "Cảm ơn thầy đã cho học sinh một quãng thời gian nhiều kỷ niệm và niềm vui", một người dùng mạng xã hội viết.
Liên quan đến chủ đề này, mới đây, chia sẻ với VietNamNet, nhiều thầy cô giáo, trong đó có hiệu trưởng nhiều trường cũng cho rằng, thực tế không nhất thiết phải giao cho trẻ bài tập vào ngày Tết.
Thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) cho hay: “Nhìn từ góc độ người lớn, trong kì nghỉ, chúng ta cũng không ai muốn cơ quan giao thêm bất cứ việc gì, để có một kỳ nghỉ trọn vẹn. Học sinh cũng vậy, các em nên được nghỉ đúng nghĩa”.
Vì vậy, thầy Tùng cho rằng không cần thiết phải giao một loạt các bài tập về nhà một cách nặng nề, cứng nhắc ở nhiều môn cho học sinh những ngày Tết.
“Chỉ cần trong thời gian học tập theo quy định, các học sinh chăm chỉ học tập, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao một cách tập trung là đủ để phát triển các năng lực và phẩm chất cần có”, ông Tùng nói.
Theo thầy Tùng, kể cả trong trường hợp học sinh quên một phần kiến thức cũng là chuyện bình thường ở lứa tuổi này. Nếu các em quên, thầy cô hoàn toàn có thể hỗ trợ lại vào thời điểm sau Tết. Đa phần lúc này, các thầy cô đều dành một quỹ thời gian nhỏ để khởi động lại việc học tập của học sinh đi theo đúng guồng học tập đã định hình.
Thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Hà Nội), cho rằng nên để các học trò được nghỉ Tết đúng nghĩa.
“Tết là dịp học trò được nghỉ ngơi, đoàn viên bên gia đình. Trong cả năm học, về cơ bản, các em đã thực hiện các hoạt động học tập, giáo dục và rất cần thời gian được nghỉ ngơi ấm cúng bên gia đình dịp Tết đến, xuân về. Đây cũng là dịp các em cần được trải nghiệm các hoạt động đón Tết cổ truyền. Bởi vậy, không nên giao nhiều bài tập để ngày nào các em cũng phải làm bài tập hoặc phải làm bài tập nhiều trước, sau Tết.
Việc này cũng không phù hợp với tâm lý của học trò. Vì vậy, thay vì giao bài tập nhiều, thầy cô hãy giao nhiệm vụ cho các em. Chẳng hạn giao những nhiệm vụ về tìm hiểu phong tục tập quán ngày Tết, những việc làm của học trò cùng gia đình đón Tết… Bên cạnh đó, thầy cô cũng có thể giao những nhiệm vụ gắn với học tập, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng, chẳng hạn dọn dẹp góc học tập, ôn tập nhẹ nhàng những kiến thức của các môn học tuần đầu tiên”.
Theo thầy Cường, thầy cô cũng cần lưu ý thêm cho học trò qua những buổi trao đổi trước khi nghỉ Tết. Thông qua đó, thầy cô có thể giáo dục, căn dặn, lưu ý các em về đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh thực phẩm…
“Giáo viên cũng có thể giáo dục để khi nghỉ Tết các em thực hành như chào hỏi, chúc Tết hay những việc làm tốt đầu năm... Từ đó, các em gìn giữ được những truyền thống tốt đẹp”, thầy Cường nói.
Ông Jussi Halla-Aho - Chủ tịch Quốc hội Phần Lan thể hiện sự quan tâm sâu sắc về cách Tân Thời Đại áp dụng giáo dục Phần Lan vào giảng dạy, những khó khăn khi triển khai và những kế hoạch trong thời gian sắp tới.
Thay mặt Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại, bà Phạm Thị Lam - Chủ tịch Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đã chia sẻ về những thành tựu và nỗ lực trong việc áp dụng và phát triển mô hình giáo dục Phần Lan tại Hà Nội.
Ông Jussi Halla-Aho:Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại đã áp dụng phương pháp giáo dục Phần Lan với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam như thế nào?
Bà Phạm Thị Lam:Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã thông qua Nghị định số 86/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, Chính phủ cho phép sử dụng chương trình giáo dục nước ngoài tích hợp vào chương trình giáo dục Việt Nam với tỷ lệ lên đến 70%. Tại Tân Thời Đại, chúng tôi đã xây dựng chương trình tích hợp với một lộ trình phân bổ chương trình nhập khẩu từ Phần Lan tuỳ theo mức độ cần thiết của từng độ tuổi, chẳng hạn ở bậc Mầm non là 35%; bậc Tiểu học là 40% và tăng dần theo năng lực của giáo viên trong tương lai. Quá trình thực hiện bắt đầu từ vận dụng sâu sắc bộ phương pháp giáo dục Phần Lan trên chương trình giáo dục Việt Nam tạo nên chương trình nhà trường hiện đại, bảo đảm các mục tiêu đầu ra.
Tân Thời Đại may mắn khi thực hiện phương pháp giáo dục Phần Lan trùng với thời điểm Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam triển khai chương trình cải cách giáo dục 2018, với điểm cốt lõi là chuyển đổi từ dạy kiến thức sang phát triển năng lực của học sinh. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực giáo viên. Trong quá trình nghiên cứu phương pháp giáo dục của các quốc gia, tôi nhận ra rằng điểm nổi trội nhất của giáo viên Phần Lan là kỹ thuật xử lý tình huống trong lớp học. Hợp tác với giáo dục Phần Lan giúp chúng tôi vượt qua thách thức lớn nhất, đó là cách giáo viên tiếp cận phương pháp giảng dạy.
Ông Jussi Halla-Aho: Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại gặp những khó khăn, thách thức gì khi áp dụng chương trình giáo dục Phần Lan?
Bà Phạm Thị Lam: Trải qua 6 năm, khó khăn lớn nhất của Tân Thời Đại là một mình bước trên hành trình cô đơn. Trong suốt 6 năm đó, chúng tôi vẫn gắn với cái tên "Hệ thống trường học Phần Lan đầu tiên tại Hà Nội”. Chúng tôi không ngừng nỗ lực mở rộng và chuyển giao chương trình giáo dục cho các trường liên kết. Mỗi khi có ai đó thực hiện giáo dục Phần Lan, chúng tôi đều rất vui mừng và mong muốn được kết nối để phát triển rộng rãi hơn.
Khó khăn thứ hai là việc đưa nền giáo dục Phần Lan, một hệ thống giáo dục được coi là cao cấp, đến với các vùng ven. Tại đây, phụ huynh trẻ, có tư duy và tầm nhìn, nhưng lại eo hẹp về kinh tế, buộc chúng tôi phải nỗ lực gấp bội.
Khó khăn thứ ba là khoảng cách về trình độ, năng lực giữa giáo viên Việt Nam và Phần Lan, đòi hỏi chúng tôi phải đầu tư thời gian và chi phí nhiều hơn cho việc điều chỉnh tư duy và nâng cao năng lực cho giáo viên. Chúng tôi may mắn có cơ hội làm việc với những người Phần Lan giàu lòng nhân ái. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng chúng tôi tin tưởng vào con đường mình đã chọn và sẽ tiếp tục bước đi mạnh mẽ.
Ông Jussi Halla-Aho: Bà mong muốn gì về tương lai của Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại?
Bà Phạm Thị Lam: Hiện tại, chúng tôi không ngừng mở rộng cấp học từ mầm non tới THPT; kết nối du học phổ thông và đại học; đồng thời, quy mô các trường học cũng đang được mở rộng gấp ba lần. Vì vậy, Tân Thời Đại mong muốn tiếp tục hợp tác với các tổ chức Phần Lan trên cả giáo dục và các lĩnh vực khác. Chúng tôi đang thúc đẩy dự án quan trọng có tên là Làng Giáo dục Phần Lan tại Hà Nội và mong muốn tìm kiếm những đối tác Phần Lan để xây dựng giấc mơ này.
Ông Jussi Halla-Aho: Tôi ấn tượng với trường Tân Thời Đại. Tham quan trường và các lớp học ở đây mang lại cho tôi cảm giác thân thuộc như một ngôi trường Phần Lan. Tôi cảm ơn sự tin tưởng mà các bạn đã dành cho giáo dục Phần Lan. Nền giáo dục của chúng tôi có nhiều ưu điểm nhưng vẫn chưa thực sự hoàn hảo. Chính sự hợp tác chặt chẽ với Tân Thời Đại sẽ giúp chúng tôi tiến bộ hơn, và do đó, mối quan hệ hợp tác của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Năm 2019, Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại ký kết hợp tác với Fun Academy, trở thành đơn vị đầu tiên đưa Giáo dục Phần Lan về Việt Nam tại Hà Nội. Hiện tại, Hệ thống trường học Tân Thời Đại có 5 cơ sở Mầm non, 1 trường Tiểu học và 1 trường THCS trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại Hotline: 089 809 5599 Website: tanthoidai.edu.vn |
(Nguồn: Tân Thời Đại)
" alt=""/>Những thành tựu của mô hình giáo dục Phần Lan tại trường Tân Thời ĐạiLà thí sinh có thành tích nổi bật ngay từ vòng đầu, Ngọc Duy đã để lại ấn tượng mạnh mẽ với lối tư duy sắc bén cùng những hiểu biết của bạn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Duy luôn bình tĩnh, tự tin và dấn thân với những câu hỏi và chủ đề hóc búa của trí tuệ nhân tạo. Những câu trả lời Duy đưa ra đã vượt xa tưởng tượng của hội đồng về một học sinh trung học.
Các thành viên ban giám khảo, hội đồng cố vấn cũng đánh giá cao khả năng của Ngọc Duy khi bạn thể hiện xuất sắc trong phần thuyết trình với những câu chữ sâu sắc, mạch lạc.
“Tham gia cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023, em không chỉ được nêu ra những ý tưởng của mình mà còn được trao đổi với những bộ óc mang tư tưởng lớn. Các giáo sư đã mở ra cho em nhiều góc nhìn mới từ những câu hỏi bất ngờ. Điều này giúp em mở mang rất nhiều và cũng giúp em học được nhiều kiến thức mới”, Duy chia sẻ.
Cậu học sinh Vĩnh Phúc cũng chia sẻ thêm, “Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023 thực sự đã đem lại những trải nghiệm khác biệt và độc đáo y như cái tên của nó. Cuộc thi không đơn thuần là trả lời những câu hỏi có sẵn trên giấy mà đưa ra những câu hỏi mở chúng em đề cao khả năng tìm kiếm, tự học tự tìm hiểu; từ đó kích thích sự sáng tạo cũng như tăng cường tư duy để đưa ra được những lý giải và cách thức triển khai ý tưởng của bản thân, vượt qua những thách thức hiện có. Qua cuộc thi lần này, em càng có nhiều tự tin và quyết tâm hiện thực hóa những ý tưởng của mình trong tương lai”.
Thế Định
" alt=""/>Nam sinh Vĩnh Phúc xuất sắc đạt quán quân cuộc thi Trí tuệ nhân tạo