Lúc mới sinh ra, thấy con hay thở khò khè, tôi chỉ nghĩ là bị viêm đường hô hấp, nhưng đến lúc con 22 ngày tuổi, thở dồn dập, đưa đi khám thì nhận được kết quả là suy thận mạn giai đoạn cuối luôn rồi”, đứng ngoài hành lang bệnh viện, chị Mai Trần Lan Chi trải lòng.
![]() |
Thanh Tùng bị suy thận mãn giai đoạn cuối bẩm sinh, đến nay, con đã chạy thận ròng rã 15 năm. |
Con trai của chị, Nguyễn Mai Thanh Tùng đang nằm trên giường bệnh để lọc máu. Mắc phải căn bệnh suy thận bẩm sinh, em không thể phát triển bình thường, đến nay chỉ cao khoảng 1m4, nhỏ thó, đen nhẻm. Từ nhỏ Tùng đã phải trải qua những ngày tháng gắn liền với thuốc, kim tiêm, những lần đôi môi khô nứt nhưng vẫn chỉ dám nhấm nháp vài giọt nước cho đỡ khô họng.
Chị Chi nghèn nghẹn: “Mới 3 tuổi, Thanh Tùng đã phải chạy thận lần đầu tiên, các bác sĩ ai cũng thương lắm cô ạ. Đến nay con đã trải qua 15 năm ròng rã, tần suất lọc máu cũng tăng lên, hiện nay là 3 lần/tuần rồi.
Lọc máu được vài năm thì con bị thêm bệnh động kinh, rồi suy tim. Cùng với thuốc điều trị suy thận thì con cũng phải uống thuốc để ổn định bệnh động kinh và suy tim liên tục".
Chị nhớ lại, có lần vì con ngán thuốc quá nên giấu mẹ bỏ đi, khi đang trên đường đi chạy thận, thấy tay chân con quéo lại, chị hốt hoảng dừng xe, thật may là con chưa ngã ra đường.
Cũng đã vài lần bác sĩ lắc đầu sợ không cứu được. Như dịp Tết vừa rồi, Tùng bỗng dưng lăn đùng ra giữa nhà, đưa vào viện để cấp cứu, bác sĩ bảo gia đình chuẩn bị tinh thần, con bị tim to, tràn dịch phổi. May mà con vượt qua được.
![]() |
![]() |
Bị điếc hoàn toàn sau đợt biến chứng hồi Tết vừa qua, cậu bé trầm mặc trong thế giới bệnh tật. |
Thế nhưng, trải qua thập tử nhất sinh, đôi tai của Tùng hoàn toàn mất đi thính giác. Em không còn nghe được bất cứ âm thanh gì. Bởi mắc bệnh từ nhỏ nên em không được đi học, giờ đây Tùng chỉ có thể đoán sự việc thông qua khẩu hình của mẹ.
Có những lần đoán mãi không ra, cậu bé bất lực vùi đầu vào gối, u uất trong thế giới của riêng mình. Kỳ lạ là dù con bệnh tật, khổ sở vùng vẫy để thoát ra như thế, nhưng chúng tôi chưa từng bắt gặp chị Chi khóc như những mẹ khác.
Chị buồn bã tâm sự: “Thằng bé sinh ra đã bệnh, tôi cũng đã khóc hết nước mắt rồi. Vợ chồng tôi ly hôn khi Tùng mới 5 tuổi, một mình nuôi 3 đứa con nhiều năm trời, tôi phải thức từ 2 rưỡi sáng để nấu xôi, chiều đưa con đi chạy thận về, tôi tiếp tục chuẩn bị đồ đến tận khuya. Cố gắng lắm mới có tiền cho con chạy thận, nào dám dành thời gian để khóc hả cô”.
Vài năm trước, mẹ con chị gặp được người đàn ông làm tài xế xe tải thương xót cho hoàn cảnh nên ngỏ ý cùng chăm lo cho Tùng. Ấy thế nhưng, mấy năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gánh xôi của chị thưa thớt người mua, mà công việc của anh cũng bị cắt giảm, mới đây còn phải nghỉ hẳn.
![]() |
Nhìn bề ngoài, chẳng ai nghĩ đứa nhỏ này đã 18 tuổi |
Chị Chi từng hứa với con trai sẽ cố gắng bán thật nhiều xôi để có tiền mua máy trợ thính cho con, nhưng giờ đây tiền để cho con được chữa bệnh cũng đã khó xoay sở. Chỉ vài tháng, số nợ phải vay mượn của gia đình chị cũng đã khoảng 50 triệu đồng, trong đó có 10 triệu vay lãi nóng. Trong khi đó, hai bên nội ngoại đều nghèo. Cha đẻ của Tùng hỗ trợ mỗi tháng 2 triệu, chừng ấy tiền chưa đủ viện phí chạy thận chứ không nói đến thuốc ngoài.
"Mấy lần thằng bé hỏi mẹ mua máy trợ thính chưa mà tôi phải giả vờ không nghe để trốn tránh, hoặc khất lần với con. Vì con bị điếc hoàn toàn, nên cái máy rẻ nhất cũng hơn 15 triệu đồng, tôi không vay nổi nữa rồi, nhìn con dần rơi vào trầm cảm mà tôi không biết phải làm sao. Tội nghiệp lắm”, chị Chi xót xa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Hệ thống cân bằng điện tử hoạt động ra sao?
Hệ thống cân bằng điện tử, thường được viết tắt bằng cụm từ ESC hoặc ESP, là một thuật ngữ chung được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô.
Hệ thống ESC/ESP sẽ phân tích các thông tin đầu vào như tốc độ xe, góc lái, độ lệch thân xe và tốc độ từng bánh xe riêng lẻ... nhận được từ các cảm biến khác nhau.
Nếu thông tin đầu vào cho thấy người lái xe đang mất khả năng điều khiển hướng của xe, khiến xe không đi theo hướng mà người lái mong muốn. Lúc đó, hệ thống cân bằng điện tử sẽ can thiệp vào hệ thống phanh để đưa xe trở lại hướng đi ban đầu.
Các trường hợp mất kiểm soát hướng phổ biến nhất là bánh xe bị bó cứng khi phanh do xe không trang bị phanh ABS, vào cua nhưng đầu xe bị trượt ra phía bên ngoài thường gặp ở xe dẫn động bánh trước (Understeer) và vào cua nhưng đuôi xe trượt ra ngoài thường gặp với xe dẫn động bánh sau (Oversteer).
Hệ thống cân bằng điện tử ESP/ESC đơn giản chỉ là kiểm soát phanh, những phiên bản cao cấp hơn của hệ thống này sẽ cho phép giảm mô-men xoắn của động cơ để loại bỏ công suất dư thừa đưa tới bánh dẫn động, giúp kiểm soát xe tốt hơn.
Ngoài cụm từ viết tắt ESC/ESP, hệ thống cân bằng điện tử cũng được các nhà sản xuất ô tô đặt bằng những tên gọi khác như DSC (BMW), VSA (Honda/Acura), VSC (Toyota/Lexus), VDC (Nissan/Infiniti/Alfa Romeo), DSTC (Volvo), MSP (Maserati), PSM (Porsche), StabiliTrak (GM) hay AdvanceTrac (Ford/Lincoln).
Hệ thống kiểm soát lực kéo có gì khác biệt?
Khi nói đến hệ thống kiểm soát lực kéo thường ký hiệu là TCS, nhiều người sẽ hay nghĩ nó giống như hệ thống cân bằng điện tử vì biểu tượng trên bảng đồng hồ chỉ là một.
Nhưng thực chất không phải vậy, khi so sánh giữa hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử, TCS là một hệ thống đơn giản hơn nhiều.
Nếu hệ thống ABS có chức năng kiểm soát độ bám đường của bánh xe khi phanh thì hệ thống TCS sẽ có cơ chế hoạt động ngược lại để kiểm soát độ bám đường của các bánh khi tăng tốc, hạn chế và ngăn chặn tối đa tình trạng trượt bánh trong quá trình di chuyển.
Bởi vì hệ thống kiểm soát lực kéo TCS ở mức cơ bản hơn so với hệ thống cân bằng điện tử ESC nên nhiều mẫu xe đời cũ đều đã được trang bị ngay cả khi chưa có hệ thống ESC. Hiện tại, một chiếc xe đã trang bị hệ thống ESC thì chắc chắn hệ thống TCS cũng sẽ có mặt. Còn ngược lại thì không.
Ưu và nhược điểm của hệ thống TCS và ESC
Hãy xem xét những ưu điểm chính của hệ thống TCS và ESC:
- Duy trì việc kiểm soát phương tiện
- Phòng ngừa tai nạn
- Giảm mức độ nghiêm trọng khi tai nạn xảy ra
- Hạn chế thiệt hại tài sản
- Cứu mạng người đi bộ và đi xe đạp nhờ khả năng tránh né tốt hơn
- Giảm hao mòn lốp xe
Các hệ thống này có rất ít nhược điểm:
- Đôi khi hệ thống này có thể cản trở khi lái xe địa hình
- Trang bị làm tăng giá xe
Tại Mỹ, tất cả ô tô mới bán kể từ năm 2012 đều phải được trang bị ESC tiêu chuẩn. Dữ liệu của Cơ quan quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), đã chỉ ra rằng hệ thống ESC đã cứu sống hàng nghìn người tại Mỹ mỗi năm và nó thường được ca ngợi là tiến bộ lớn nhất về phương diện an toàn dành cho xe ô tô chỉ sau dây đai an toàn 3 điểm và vùng chịu lực.
Tuy nhiên, các hệ thống này không thể vượt qua các định luật vật lý và chỉ là tính năng hỗ trợ cho người điều khiển. Vì vậy, việc lái xe an toàn trước hết là trách nhiệm của tài xế.
Việc bảo dưỡng xe cũng rất quan trọng và các bộ phận của hệ thống treo và lốp bị mòn cũng có thể gây mất khả năng kiểm soát và khiến các hệ thống an toàn này hoạt động không còn hiệu quả, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tăng lên.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nguyên nhân thứ hai,tại một số đơn vị sự nghiệp y tế được giao tự chủ kinh phí chi thường xuyên, do giá dịch vụ y tế cho người có thẻ Bảo hiểm y tế thấp vì chưa tính đủ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế, nên nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị thấp. Mặt khác, trong các năm gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội nên số lượng bệnh nhân giảm, dẫn đến nguồn thu giảm đi. Từ đó, thu nhập nhân viên y tế giảm mạnh, thâm chí nhiều đơn vị chậm chi trả lương cho nhân viên y tế. Đây cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến việc nhân viên y tế xin nghỉ việc hoặc bỏ việc tìm cơ hội việc làm với mức thu nhập cao hơn.
Thứ ba,chính sách thu hút nhân viên y tế chưa đủ mạnh, chưa thực sự tạo được động lực để giữ chân cán bộ y tế và tạo sức hút để đội ngũ cán bộ viên chức y tế trẻ, có trình độ và năng lực làm việc tại địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế. “Họ đều có nỗi lo về bảo đảm cuộc sống gia đình, bảo đảm điều kiện sống tối thiểu về ăn mặc ở trong lúc giá cả leo thang nên khi mức thu nhập đối với nhân viên y tế công lập thấp, công việc lại quả tải dẫn đến tình trạng xin thôi việc, nghỉ việc tăng”, báo cáo nêu.
Thứ tư, sự phát triển mạnh mẽ của Hệ thống các bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa tư nhân với môi trường làm việc thuân lợi, hiện đại, thân thiện đã thu hút lượng lớn y bác sĩ. Các cơ sở y tế tư nhân sẵn sàng đưa ra mức thu nhập cao để thu hút nhân viên y tế, trong khi các cơ sở y tế công lập lại không có cơ chế để giữ
Thứ năm, do áp lực công việc cao.Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay, cán bộ, viên chức y tế phải chịu cường độ làm việc lớn, hầu như không có ngày nghỉ, đặc biệt là tại địa phương có dân số lớn như TP.HCM và một số tỉnh phía Nam. Mặt khác, do phải làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm, có nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, động lực làm việc của viên chức ngành y tế.
Thứ sáu,do ảnh hưởng của các vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế trong thời gian qua, dẫn đến điều kiện môi trường làm việc của viên chức y tế bị ảnh hưởng. Đó là thiếu thiết bị hiện đại để triển khai các kỹ thuật cao, thiếu thuốc, thậm chí thiếu cả các vật tư tiêu hao, các dụng cụ, trang thiết bị thông thường kể cả thiếu thiết bị bảo hộ cần thiết đã làm hạn chế việc phát huy trình độ, năng lực chuyên môn nên viên chức y tế có xu hướng dịch chuyển sang các cơ sở y tế tư nhân.
Thứ bảy,do môi trường làm việc đặc thù của ngành y tế, cán bộ viên chức y tế phải thường xuyên chứng kiến sự ốm yếu, đau đớn của người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân tử vong mà mình không thể cứu chữa được. Đồng thời, họ phải chịu áp lực rất lớn từ người nhà bệnh nhân, thậm chí một số nhân viên y tế còn chịu những hành động đe doạ, bạo lực cả về thể chất và tinh thần gây tâm lý hoang mang, lo sợ.
Ngoài ra, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng đưa ra các nguyên nhân khác. Đó là viên chức y tế xin nghỉ việc vì lý do gia đình, do công tác xa nhà, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thu nhập thấp nên xin thôi việc để về chăm sóc gia đình. Mặt khác, một số cán bộ, viên chức y tế do sức khỏe không đảm bảo nên tự nguyện viết đơn xin nghỉ việc để chữa bệnh.
“Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ y tế vẫn phải lo lắng cho người thân, gia đình, nhiều cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh trong khi người thân gia đình cũng đang ở các khu cách ly cần được chăm sóc, có trường hợp người thân trong gia đình mất không thể về được cũng tạo nên tâm lý cho cán bộ, nhân viên y tế”, Công đoàn Y tế nhấn mạnh.
Đến ngày 30/6/2022, có 3.756 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành xin thôi việc, bỏ việc. Trong số đó có 1.190 bác sĩ, 1.177 điều dưỡng, 267 kỹ thuật y và 1.126 viên chức y tế khác. Một số tỉnh, thành có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP.HCM (874), Hà Nội (360), Đồng Nai (360), Bình Dương (166), An Giang (146), Đà Nẵng (127), Cần Thơ (111). Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, đến ngày 30/6, có 357 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc, trong số đó có 115 bác sĩ, 117 điều dưỡng, 33 kỹ thuật y và 91 viên chức y tế khác. Tính từ đầu năm 2021 đến 6 tháng đầu năm 2022 có tổng số 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc (trong đó có 8.620 viên chức y tế thuộc quyền quản lý của các Sở Y tế các tỉnh, thành; 777 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế). |