Phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2016 của Học viện Công nghệ BCVT ngày 15/7, TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện cho biết, nửa đầu năm nay, Học viện đã duy trì ổn định mọi mặt hoạt động, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong các công tác đào tạo bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng như các hoạt động quản lý, hỗ trợ đào tạo, tổ chức cán bộ…
Trong bối cảnh tái cơ cấu, điều chỉnh lại mô hình tổ chức hoạt động, Học viện đã chủ động xây dựng cơ chế, kiện toàn bộ máy tổ chức, đã trình và được phê duyệt nhưng cơ chế căn bản (Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thí điểm tự chủ của Học viện; Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện); đồng thời cơ bản hoàn thành việc ổn định và kiện toàn tổ chức cũng như thành lập các đơn vị mới, xây dựng mở rộng cơ chế tự chủ để tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc hoạt động.
![]() |
Riêng về đào tạo dài hạn, Học viện đã thực hiện tốt công tác đào tạo theo kế hoạch học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 và các hoạt động chuẩn bị cho học kỳ 1 năm học 2016 - 2017.
Cụ thể, cùng với việc triển khai xây dựng, giao nhiệm vụ giảng dạy theo học kỳ tới từng giảng viên, với tổng khối lượng giảng dạy quy đổi của giảng viên cơ hữu đạt khoảng 70.000 giờ giảng, trong 6 tháng đầu năm 2016, Học viện cũng đã thực hiện nghiêm việc theo dõi, quản lý giảng dạy, dự giờ đúng quy trình, giảm thiểu được hiện tượng giảng viên, sinh viên đi muộn về sớm hoặc tự ý đổi giờ học. Đồng thời ,thực hiện tốt việc xây dựng, quản lý ngân hàng đề thi, tổ chức các kỳ thi và chấm thi theo quy trình đảm bảo chặt chẽ; triển khai các đợt, kế hoạch thực tập, làm đồ án/ khóa luận, luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên theo tiến trình và kế hoạch đào tạo…
Tính đến 30/6/2016, tổng số học viên, sinh viên đang có mặt, học tập tại Học viện là 14.754 học viên, sinh viên, bao gồm 15.501 sinh viên chính quy, 86 nghiên cứu sinh, 570 học viên cao học, 101 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 1.236 sinh viên hệ đào tạo từ xa và 250 sinh viên cao đẳng nghề. Đặc biệt, đến nay về cơ bản, Học viện đã tổ chức chuyển đổi công tác đào tạo từ niên chế sang tín chỉ thành công.
Về tuyển sinh năm 2016, Học viện đã hoàn thành công tác đăng ký và được Bộ GD&ĐT phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016, trong đó có 25 chỉ tiêu nghiên cứu sinh, 280 chỉ tiêu Thạc sỹ, 3.000 chỉ tiêu đại học chính quy, 100 chỉ tiêu liên thông chính quy, 200 chỉ tiêu văn bằng 2...
Đến nay, Học viện đã hoàn thành tổ chức thi tuyển sinh, nhập học Thạc sĩ đợt 1/2016; xét tuyển được 5 ứng viên nghiên cứu sinh; 82 sinh viên hệ giáo dục từ xa. Công tác tổ chức thi, xét tuyển được thực hiện đúng quy định, không xảy ra sai sót. Việc tuyển sinh các hệ Cao đẳng nghề, Liên thông, Vừa học vừa làm và Giáo dục từ xa đang được trường tiếp tục triển khai theo kế hoạch đến hết tháng 12/2016.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho rằng Học viện cần thực hiện hết sức nghiêm túc việc đánh giá, tổng kết năm học 2015 - 2016. “Học viện cần có những đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện các mặt hoạt động của trường đã được đề ra từ đầu năm học, xem những gì đã làm được, những gì chưa làm được một cách hết sức rõ ràng. Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm của năm học trước, có định hướng, mục tiêu cho năm học sau; làm sao để chất lượng các mặt hoạt động của trường phải tăng dần, nhích dần qua từng năm”, Thứ trưởng đề nghị.
" alt=""/>Học viện Công nghệ BCVT giảm chỉ tiêu tuyển sinh để nâng chất lượngCụ thể, theo PhoneArena, đại gia di động Hàn Quốc đóng góp tới 5 trên tổng số 6 smartphone đứng đầu, trong đó Galaxy Note 5 là con dế Quán quân, kế đến là Samsung Galaxy S6, Samsung Galaxy S6 Edge và Galaxy S7. Gương mặt cuối cùng khép lại Top 5, thật bất ngờ, không phải là iPhone mà lại là tân binh Xiaomi Redmi Note 3.
![]() |
Top 10 smartphone ăn khách nhất nửa đầu năm 2016 theo AnTuTu |
Xếp ở vị trí số 6 là Galaxy S7 Edge. Meizu MX 5 đứng ở vị trí liền sau đó, ngay trên LG G3 (vị trí số 8). Hai cái tên còn lại khá xa lạ với các thị trường quốc tế nhưng lại rất ăn khách ở Trung Quốc - quê nhà của chúng. Đó là LeEco 1s và Meizu Metal.
![]() |
Top 10 tại Mỹ |
Các khu vực khác nhau của thế giới hiển nhiên có những danh sách rất khác nhau về mức độ được yêu thích, trang PhoneArena nhấn mạnh. Chẳng hạn như tại Mỹ, 6 trên tổng số 10 smartphone hiện diện trong Top 10 đều do Samsung sản xuất, dẫn đầu là Galaxy Note 5 và Note 4. Huawei xếp ở vị trí số 3 nhưng không phải với smartphone nào do hãng này tự thiết kế mà là nhờ Nexus 6, smartphone mà Huawei sản xuất theo đơn đặt hàng và thiết kế của Google. Galaxy S6 và S7 lần lượt đứng ở vị trí số 5 và số 6, kế đến là bộ đôi màn hình cong Galaxy S6 Edge và S7 Edge. Khép lại danh sách là OnePlus và Nexus 5X. Các tên tuổi nội địa Trung Quốc gần như vắng bóng hoàn toàn.
![]() |
Top 10 tại Trung Quốc Đại lục |
Trong khi đó, tại Đại lục Trung Quốc, xếp quán quân lại là Xiaomi Redmi Note 3, còn Galaxy S7 bám sát ở vị trí số 2. S7 Edge xếp ở vị trí số 7, bị kẹp giữa hàng loạt tên tuổi nội địa như LeEco 2, Xiaomi 4C, Meizu MX5, Meizu Metal, LeEco 1S, Xiaomi 5...
Tại Đức, thị trường đại diện cho châu Âu, Galaxy S6, S5 và Galaxy S6 Edge chia nhau ba vị trí dẫn đầu, ngoài ra còn có Oneplus 2, LG G3 và Oneplus.
![]() |
Top 10 tại Việt Nam (theo AnTuTu) |
Đáng chú ý, AnTuTu cũng công bố số liệu tại Việt Nam, theo đó Xiaomi Redmi Note 3 dẫn đầu, vượt trên Samsung Galaxy Note 5 và Samsung Galaxy S6. Xếp ở vị trí số 4 là Xiaomi Redmi Note 2, Lenovo A7000, Samsung Galaxy Note 4, HTC One M8, Asus Zenfone 2, Samsung Galaxy J7 và Xiaomi 4.
T.C
" alt=""/>Samsung thống trị Top smartphone được chuộng nhất của AnTuTu
Chương trình KC.01 được thành lập theo Quyết định số 3053/QĐ-BKHCN ngày 30/9/2011 của Bộ KHCN với chủ trương nhằm tạo ra một không gian sáng tạo mới cho lĩnh vực CNTT-TT. Qua quá trình triển khai, Chương trình đã thu hút sự tham gia của hơn 470 nhà khoa học từ 66 viện, trường và doanh nghiệp (trong đó có 245 nhà khoa học tham gia trực tiếp).
TS. Đỗ Văn Lộc cho biết: Với thời hạn triển khai trong 5 năm (2011 – 2015), Chương trình KC.01 triển khai 22 đề tài và 2 dự án nghiên cứu triển khai, sản xuất thử nghiệm (1 nhiệm vụ do Đài VTC chủ trì đã dừng triển khai do thay đổi cơ cấu tổ chức). Tổng kinh phí đầu tư cho Chương trình hơn 169 tỷ đồng, nhưng có sự tham gia của doanh nghiệp nên nguồn vốn từ ngân sách chỉ hơn 155 tỷ đồng. Tính trung bình mỗi đề tài được đầu tư khoảng 7 tỷ đồng, cao hơn so với mức trung bình khoảng 5 tỷ đồng/đề tài trước đây.
3 mục tiêu chính của Chương trình KC.01 gồm: Xây dựng các giải pháp tạo nền tảng cho ứng dụng hiệu quả CNTT-TT đáp ứng nhu cầu cấp bách trong một số lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng quan trọng; Làm chủ, tạo ra một số công nghệ, chế tạo sản phẩm đáp ứng yêu cầu cấp bách cho ứng dụng, xây dựng hạ tầng và phát triển công nghiệp CNTT-TT; Tạo được các công nghệ có tính ứng dụng và hiệu quả cao, và hình thành các nhóm nghiên cứu trẻ có năng lực nghiên cứu.
"Giờ này nhìn lại, cả 3 mục tiêu trên đều đã được hoàn thành. Trình độ công nghệ và sản phẩm công nghệ của nhiều đề tài đạt mức ngang tầm khu vực, thậm chí một số đề tài có trình độ ngang tầm thế giới. Điển hình như các đề tài thiết kế mạng LTE-4G, Java 32 bit, vi mạch 130 – 350mm siêu cao tần, camera tích hợp nhiều tính năng và công nghệ không dây tốc độ cao nhằm hỗ trợ giao thông thông minh, hệ thống định vị toàn cầu cảnh báo lũ sớm 5 tiếng với độ chính xác 80%...", TS. Đỗ Văn Lộc nói.
Thương mại hóa, thu tiền tỷ
TS. Đỗ Văn Lộc đặc biệt nhấn mạnh, trong số các đề tài, dự án thuộc Chương trình KC.01, đã có 8 đề tài được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống, 8 đề tài đã có hợp đồng và kiếm được tiền từ việc thương mại hóa sản phẩm.
Chẳng hạn, đề tài KC.01.09 – Nghiên cứu thiết kế Serving Gateway (SGW) cho mạng di động thế hệ sau LTE Advance tại Việt Nam: giải pháp đã được ứng dụng cho việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng mạng 4G cho VNPT.
" alt=""/>Nhiều đề tài CNTT