Cuộc chiến derby Manchester với MU một lần nữa cho thấy sự đa dạng của Guardiola về cách tiếp cận trận đấu, cũng như khả năng triển khai bóng đặc biệt.
Màn đăng quang này có dấu ấn lớn từ Erling Haaland, người đóng một vai trò hoàn toàn mới để gây bất ngờ cho đối thủ cùng thành phố.
Cây săn bàn xuất sắc nhất thế giới không ghi bàn trong trận chung kết, nhưng anh mang đến cho đội bóng một chiều hướng mới. Từ đó, những tiền vệ như De Bruyne, Bernardo Silva và Ilkay Gundogan có khoảng trống để phô diễn hơn bao giờ hết.
Gundogan là tác giả của cả hai bàn thắng cho nhà vô địch Premier League trong 3 mùa giải liên tiếp. Bàn đầu tiên bằng chân phải, bàn thứ hai được ghi bởi chân trái, đều là thành quả từ những cú vô lê ở trước vòng cấm địa.
Hai quả bóng mang tính hủy diệt đối với MU, những người không có đủ câu trả lời trong cuộc đọ sức với người hàng xóm giống như một gã khổng lồ thực sự.
Trình tự thật hùng vĩ. Sau khi hoàng ca God Save the King vang lên, trọng tài nổi hồi còi bắt đầu, Gundogan đưa bóng vào cuộc bằng cách chuyền cho thủ môn đội nhà. Ortega phất đường chuyền dài 70 mét, Haaland đánh đầu, De Bruyne tranh chấp trên không, và chính Ilkay kết thúc tuyệt đẹp.
Vỏn vẹn chỉ trong 13 giây. Cú vuốt bóng như hơi thở, qua góc trái của David de Gea, người chỉ biết quỳ gối nhìn bóng vào lưới.
2. Ghi tuyệt phẩm mang tính lịch sử là cách Gundogan bắt đầu cho trận chung kết FA Cup đầu tiên giữa Man City và MU trong lịch sử 152 năm.
Chiếc cúp lâu đời nhất trong bóng đálà chướng ngại vật áp chót giữa đội bóng của Pep Guardiola với cú ăn ba. Sau khi đoạt Premier League và giờ ẵm FA Cup, họ còn Champions League để đạt được kỳ tích mà người hâm mộ đang mong chờ.
Ở Anh, chỉ có MU của Sir Alex Ferguson từng đạt được vào mùa giải 1998-99 kỳ diệu.
Kịch bản đêm chung kết được thực hiện đúng kế hoạch. Ngay cả sau khi Man City dẫn 1-0, MU chọn cách thu mình quanh Casemiro, một chiến binh dày dạn kinh nghiệm nâng cao các danh hiệu lớn.
"Bình tĩnh, bình tĩnh, bình tĩnh...!", Casemiro hét lên. Không có gì để thực hiện các cuộc thám hiểm mạo hiểm. Mọi người chờ đợi trong khi Man City chiếm ưu thế về bóng và sân.
Được trang bị những động cơ chất lượng, đội bóng màu xanh của thành Manchester xử lý trận đấu một cách thoải mái, tạo áp lực lớn cho đối thủ. Stones kiểm soát hoàn toàn khu trung tuyến cùng với Haaland lùi về rất sâu để tranh chấp.
Man City kiểm soát tình hình, nhưng bàn thắng thứ hai trong trận đấu thuộc về MU. Đường chuyền dài tưởng chừng sơ sài của Bruno Fernandes được Wan-Bissaka lao vào tranh chấp khiến bóng chạm tay Grealish.
Trọng tài cho trận đấu tiếp tục cho đến khi VAR can thiệp và quyết định về quả phạt đền được đưa ra. Bruno Fernandes gỡ hòa 1-1 trước khi hiệp một kết thúc và David Beckham, trong khu VIP, nhảy lên ăn mừng.
3. MUtiếp tục dựa vào Casemiro khi trở lại sân sau giờ nghỉ. Trong khi đó Stones luân phiên phòng ngự với tiền vệ kiến tạo, di chuyển giữa các tuyến để phối hợp.
Khi Fred gây ra pha phạm lỗi không đáng có, Man City trừng phạt MU. De Bruyne đá phạt chuyền bóng ngược ra ngoài để Gundogan dứt điểm. Bóng đi nhẹ, qua khoảng trống giữa Casemiro và Varane rồi tiến vào lưới ở góc sát cột dọc bên phải của De Gea. Một tình huống bất lực khác.
Garnacho trẻ tuổi và gan dạ mang đến năng lượng mới. McTominay vào sân và có cơ hội. Nhưng khi Man City phản ứng bằng cách rút lui và kháng cự, họ không dễ bị xâm phạm.
Cảm xúc bùng phát rồi lan tràn trong khu kỹ thuật của đội bóng chiến thắng, nơi mà Guardiola dường như nhận thức được rằng ông chỉ còn cách vài gang tấc để đạt được điều mà chưa có HLV nào từng làm được.
Sau cú ăn 3 với Barcelona năm 2009, nhà cầm quân người Catalunya đang hướng đến Istanbul, nơi diễn ra trận chung kết Champions League vào thứ Bảy tới, để chinh phục cột mốc đặc biệt.
"Tôi là một người hâm mộ Barcelona", Guardiola giải thích khi được hỏi tại sao ông khóc sau trận. "Đối với Man City, thắng MU trong trận chung kết FA Cup là điều rất quan trọng. Tôi biết người hâm mộ cảm thấy thế nào. Tôi hâm mộ Man City, và danh hiệu này giống như thể Barca đánh bại Real Madrid ở Cúp nhà Vua. Cuộc thi này rất đặc biệt".
Thời điểm quay trở lại, Kiên gần như quên hết mọi thứ. Bắt đầu lại từ con số 0, cậu học trò người Thái Bình đã phải lên mạng tự tìm tòi kiến thức của những năm lớp 8, lớp 9. Đến tận năm lớp 11, Kiên mới có thể đuổi kịp các bạn trong lớp.
Cuối kỳ I năm lớp 12, Kiên đã học xong hết chương trình và đầu tư thời gian cho việc luyện đề. Kiên cho biết, việc chăm chỉ luyện đề, nhất là trong giai đoạn nước rút, đã giúp cậu ghi nhớ hầu hết các dạng bài tập ở cả 3 môn.
Nhờ vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, cậu đã đạt tổng điểm 29,75, trong đó môn Toán đạt 10 điểm, môn Hóa học đạt 10 điểm và môn Vật lý đạt 9,75 điểm.
Với kết quả này, Kiên đã thi đỗ vào ngành Khoa học máy tính của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Kiên đã có một vài chia sẻ tới các thí sinh chuẩn bị tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Nguyễn Văn Kiên, một trong hai thủ khoa khối A của cả nước năm 2020
Cần ôn có trọng tâm
Để làm tốt bài thi, theo Kiên, thí sinh cần phải nắm vững kiến thức nền tảng. Đặc biệt, trong giai đoạn nước rút, thí sinh cần ôn luyện có trọng tâm, không ôn lan man. Khi đã có nền tảng vững chắc, người học mới bắt đầu ôn tới những bài tập nâng cao hơn.
Ở môn Toán, học sinh có thể chia thành các chủ đề, ví dụ trọng tâm cần ôn là hàm số, hình học không gian hay số phức,… Đây đều là những phần nội dung chắc chắn sẽ xuất hiện trong đề thi nên thí sinh cần phải nắm thật vững.
Ở môn Vật lý có khá nhiều công thức, nếu học thuộc vẹt sẽ rất khó nhớ. Do đó, theo Kiên, học sinh có thể tự chứng minh công thức, nhờ đó sẽ rất dễ nhớ. Với những phần lý thuyết rất dài, học sinh có thể tóm tắt lại cho dễ nhớ, nhưng vẫn cần đảm bảo phải đủ ý. Ngoài ra, việc luyện đề nhiều cũng sẽ giúp học sinh nhớ sâu hơn phần lý thuyết này.
Với môn Hóa có tới 40 – 50% là lý thuyết nên học sinh chỉ cần nắm chắc nội dung này cũng sẽ được 4 – 5 điểm. Phần bài tập trải dài từ lớp 11 đến lớp 12, cả về vô cơ và hữu cơ, cho nên, thí sinh cũng cần phải luyện đề thật nhiều để quen với dạng bài.
Rèn tâm lý thật vững bằng cách làm quen tâm lý phòng thi
Kiên cho rằng, điều dẫn tới những kết quả không mong muốn trong kỳ thi chính là vấn đề tâm lý. Do đó, ở giai đoạn nước rút, các sĩ tử cần phải rèn cho mình tâm lý thật tốt thông qua việc luyện đề.
Nam thủ khoa chia sẻ, giai đoạn trước kỳ thi 1 tháng, mỗi ngày, cậu thường luyện 3 đề cho cả 3 môn Toán, Lý, Hóa.
“Dù làm đề ở nhà nhưng em vẫn hẹn giờ và rút ngắn thời gian làm bài. Ví dụ, với môn Lý, Hóa, em chỉ bấm thời gian khoảng 40 - 45 phút và ép mình làm trong khoảng thời gian ấy để tăng tốc độ làm bài cũng như rèn phản xạ. Hay với môn Toán, em cũng chỉ đặt giờ trong 75 – 80 phút. Nhờ vậy, khi đi thi, em đã chủ động được thời gian và tốc độ làm bài cũng nhanh hơn”.
Ngoài ra, theo Kiên, bí quyết của cậu là luôn mang theo bên mình một cuốn sổ riêng, ghi lại tất cả những bài tập khó và công thức tính nhanh của cả 3 môn học và đọc lại khi rảnh rỗi.
Tận dụng Facebook, tìm bạn đồng hành
Giai đoạn sắp thi, Kiên thường cố gắng học sớm, khoảng từ 7h30 đến 11h30 đêm rồi đi ngủ thay vì thức tới 2 – 3 giờ sáng như các bạn. Thời gian đó, cậu chủ yếu tập trung vào việc luyện đề. Giữa thời gian làm bài các môn, cậu thường dành ra khoảng 5 phút nghỉ ngơi, giúp đầu óc thư thái trước khi làm môn tiếp theo.
Dù “cày” khá cật lực, nhưng Kiên vẫn rất chú ý tới “sức khỏe tinh thần”. Vào 5h30 chiều mỗi ngày, cậu vẫn thường rủ các bạn chơi thể thao như đánh bóng chuyền, cầu lông giúp đầu óc sảng khoái và minh mẫn hơn.
Bên cạnh đó, Kiên cho biết, giai đoạn nước rút, nhiều bạn thường tránh xa mạng xã hội. Nhưng theo cậu, điều này lại là thiệt thòi khi các bạn không thể tiếp cận với kho tư liệu phong phú.
“Có nhiều thầy cô livestream phương pháp ôn tập, cách làm bài rất hay mà học sinh có thể tham khảo. Ngoài ra, có rất nhiều hội nhóm chia sẻ bài tập, đề thi và các lưu ý hay. Vì thế, năm lớp 12, em đã tham gia vào khá nhiều nhóm học trên Facebook”, Kiên nói.
Ngoài ra, cậu cũng cho rằng, giai đoạn ôn thi, mỗi người có thể tìm cho mình một người bạn đồng hành cùng học, cùng vạch ra mục tiêu và nỗ lực thực hiện. Điều đó sẽ tạo ra động lực để cả hai cùng phấn đấu.
Có chiến lược làm bài trong phòng thi
Đối với đề thi thường chia ra các câu ở mức độ từ cơ bản đến nâng cao. Do đó, theo Kiên, trước khi làm bài, thí sinh cần dành ra 2 phút để đọc lướt đề xem có thể làm được những câu nào. Những câu nào khó, thí sinh nên đánh dấu lại để làm sau; khi đã làm chắc chắn những câu dễ mới quay trở lại làm những câu khó.
Khi đọc đề, đọc đến đâu thí sinh cần gạch chân các từ quan trọng đến đó để tránh bị lừa, đặc biệt là các đơn vị. Mắt nhìn đề, tay gạch chân ra từ quan trọng, đầu hình dung ra cách giải bài sẽ giúp thí sinh tiết kiệm thời gian. Với những câu dễ, ít cần tính toán, Kiên thường giải luôn vào đề để không mất thời gian chuyển sang giấy nháp.
“Em thường cố gắng làm những câu dễ thật nhanh, sau đó soát lại thêm một lần nữa. Thường câu dễ sẽ nằm ở 30 câu đầu đối với Lý, Hóa và 35 câu đầu đối với Toán”.
Kiên cũng đưa ra lời khuyên cho các sĩ tử, hãy chắc chắn rằng mình đã làm được 70% mục tiêu đề ra trong khoảng 1/2 thời gian đầu. Khi ấy, thí sinh mới có đủ tự tin để chiến đấu tiếp 30% còn lại.
Trong thời gian làm bài, nếu cảm thấy căng thẳng, thí sinh nên dừng lại hít thở thật sâu để lấy lại sự bình tĩnh.
Ngoài ra, Kiên cũng cho rằng thí sinh không nên quá phụ thuộc vào máy tính cầm tay vì một số bài có thể cho ra kết quả rất nhanh, nhưng cũng có những bài dùng máy tính không thể cho ra kết quả.
Ngoài ra, theo Kiên, học sinh cũng cần học cách tính nhẩm nhanh vì đôi khi, nhiều phép tính dễ cũng cần bấm máy tính sẽ gây mất thời gian trong quá trình làm bài.
THÔNG TIN NHANH NHẤT VỀ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021
Thúy Nga
Mỗi năm đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT luôn có thay đổi để phù hợp với mục đích kỳ thi.
" alt=""/>Kinh nghiệm để đạt điểm cao kỳ thi tốt nghiệp THPT của thủ khoa khối A 2020Đức Toàn
" alt=""/>Xả rác, tiều bậy phạt như thế nào